'Ông Phan Văn Anh Vũ đã bị Interpol phát lệnh truy nã đỏ'

Bộ Nội vụ Singapore phát đi thông cáo cho biết ông 'Phan Van Anh Vu' có đến 3 hộ chiếu và từng khai báo sai sự thật trong các chuyến đi đến nước này.

Theo thông cáo của Bộ Nội vụ Singapore gửi cho Zing.vn ngày 4/1, nước này đã trục xuất công dân Việt Nam tên 'Phan Van Anh Vu'.
Thông cáo cho biết ông 'Phan Van Anh Vu' nhập cảnh vào Singapore bằng một hộ chiếu Việt Nam với danh tính giả. Ông cũng sở hữu một hộ chiếu Việt Nam khác mang tên thật và từng dùng cả 2 hộ chiếu này để nhập cảnh Singapore trong quá khứ.
"Ngoài ra ông 'Phan Van Anh Vu' còn sở hữu một hộ chiếu thứ ba. Trong lần nhập cảnh mới nhất vào Singapore cũng như các lần trước, ông 'Phan' đã khai báo sai sự thật với Cục Xuất nhập cảnh và Cửa khẩu Singapore (ICA)".
Báo Straits Times đưa tin ông "Phan Van Anh Vu' bị trục xuất. Ảnh chụp màn hình.
Báo Straits Times đưa tin ông "Phan Van Anh Vu' bị trục xuất. Ảnh chụp màn hình. 
Thông báo cho biết ICA đã hoàn tất điều tra và "ông 'Phan Van Anh Vu' đã bị cảnh báo nghiêm khắc thay vì vị truy tố". ICA cũng đã hủy "visit pass" của ông này đồng thời trục xuất ông khỏi Singapore theo thẩm quyền của ICA được quy định trong Luật Xuất nhập cảnh.
Ngoài ra, thông cáo cũng cho hay ông 'Phan' bị truy nã theo Cảnh báo Đỏ của Interpol do cơ quan chức năng của Việt Nam ban hành.
"ICA đã yêu cầu ông Phan Van Anh Vu trở về Việt Nam, nước ông xuất phát, và là nước đã cấp các hộ chiếu mà ông sử dụng trong chuyến đi này cũng như các chuyến đi trước đây tới Singapore", thông cáo viết.

Bí mật thế giới trong lòng đất ở Singapore

Với diện tích đất đai hạn hẹp so với nhiều quốc gia khác, Singapore chọn cách xây dựng các công trình trong lòng đất để đáp ứng yêu cầu phát triển.

Theo tờ yp, Chính phủ Singapore luôn nỗ lực không biết mệt mỏi với các chiến lược nhằm tận dụng tối đa đất đai, nguồn lực hạn chế nhất của quốc gia Đông Nam Á này. Quá trình cải tạo đất ở Singapore đã giúp đất nước này mở rộng thêm 25 % đất đai trong hơn 2 thế kỷ qua.

Một người tên Phan Van Anh Vu bị bắt tại Singapore

Website của Cục Quản lý Cửa khẩu và Nhập cư Singapore (ICA) ngày 2/1 ra thông báo xác nhận đã bắt một người tên Phan Van Anh Vu.

Thông báo ngắn gọn cho biết ông Anh Vu đã bị bắt vào ngày 28/12/2017 với cáo buộc vi phạm Đạo luật Nhập cư Singapore.

 

Đột nhập nơi sắp diễn ra đối thoại cấp cao Hàn-Triều

(Kiến Thức) - Làng Bàn Môn Điếm thuộc khu phi quân sự liên Triều DMZ có thể sẽ là nơi diễn ra cuộc đàm phán cấp cao giữa Hàn Quốc và Triều Tiên vào ngày 9/1 tới.

Trong thông điệp nhân năm mới 2018, ngày 1/1, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bất ngờ tuyên bố "để ngỏ cánh cửa đối thoại" với Hàn Quốc. Hoan nghênh lời đề nghị này, Seoul đã đề xuất tổ chức một cuộc đối thoại cấp cao với Bình Nhưỡng vào ngày 9/1 tới tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm thuộc khu phi quân sự liên Triều DMZ. Ảnh: New York Times.
 Trong thông điệp nhân năm mới 2018, ngày 1/1, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bất ngờ tuyên bố "để ngỏ cánh cửa đối thoại" với Hàn Quốc. Hoan nghênh lời đề nghị này, Seoul đã đề xuất tổ chức một cuộc đối thoại cấp cao với Bình Nhưỡng vào ngày 9/1 tới tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm thuộc khu phi quân sự liên Triều DMZ. Ảnh: New York Times.

Hiện chưa rõ liệu Bình Nhưỡng có chấp nhận đề nghị của Seoul về hội đàm cấp cao vào ngày 9/1 tại làng Bàn Môn Điếm hay không, song đây là nơi từng diễn ra cuộc đối thoại giữa hai miền Triều Tiên trước đó. Nếu đề xuất của Hàn Quốc được chấp thuận, đây sẽ là cuộc đàm phán cấp cao liên Triều đầu tiên kể từ tháng 12/2015. Ảnh: Getty Images.
Hiện chưa rõ liệu Bình Nhưỡng có chấp nhận đề nghị của Seoul về hội đàm cấp cao vào ngày 9/1 tại làng Bàn Môn Điếm hay không, song đây là nơi từng diễn ra cuộc đối thoại giữa hai miền Triều Tiên trước đó. Nếu đề xuất của Hàn Quốc được chấp thuận, đây sẽ là cuộc đàm phán cấp cao liên Triều đầu tiên kể từ tháng 12/2015. Ảnh: Getty Images. 

Trong một động thái tích cực, ngày 3/1, Triều Tiên cho biết sẽ mở lại đường dây nóng liên lạc với Hàn Quốc tại làng biên giới Bàn Môn Điếm lúc 15h30 (giờ địa phương). Ảnh: New York Times.
 Trong một động thái tích cực, ngày 3/1, Triều Tiên cho biết sẽ mở lại đường dây nóng liên lạc với Hàn Quốc tại làng biên giới Bàn Môn Điếm lúc 15h30 (giờ địa phương). Ảnh: New York Times.

Phái đoàn Hàn Quốc và Triều Tiên trong cuộc đàm phán tại ngôi làng Bàn Môn Điếm ngày 22/8/2015. Ảnh: AP.
 Phái đoàn Hàn Quốc và Triều Tiên trong cuộc đàm phán tại ngôi làng Bàn Môn Điếm ngày 22/8/2015. Ảnh: AP.

Làng Bàn Môn Điếm nằm giữa khu phi quân sự liên Triều, là giới tuyến phân cách Triều Tiên và Hàn Quốc. Tại đây, vào năm 1953, Hiệp định ngừng Chiến tranh Triều Tiên đã được ký kết. Ảnh: AP.
 Làng Bàn Môn Điếm nằm giữa khu phi quân sự liên Triều, là giới tuyến phân cách Triều Tiên và Hàn Quốc. Tại đây, vào năm 1953, Hiệp định ngừng Chiến tranh Triều Tiên đã được ký kết. Ảnh: AP.

Bàn Môn Điếm nằm cách thủ đô Seoul, Hàn Quốc, khoảng 53 km về phía bắc-tây bắc và cách thành phố Kaesong 10 km về phía đông. Ảnh: Wikipedia.
 Bàn Môn Điếm nằm cách thủ đô Seoul, Hàn Quốc, khoảng 53 km về phía bắc-tây bắc và cách thành phố Kaesong 10 km về phía đông. Ảnh: Wikipedia.

Một binh sĩ Hàn Quốc đứng gác tại làng biên giới Bàn Môn Điếm tại khu phi quân sự liên Triều DMZ ngày 28/9/2017. Ảnh: Getty Images.
Một binh sĩ Hàn Quốc đứng gác tại làng biên giới Bàn Môn Điếm tại khu phi quân sự liên Triều DMZ ngày 28/9/2017. Ảnh: Getty Images. 

Các binh sĩ Triều Tiên nhìn về phía nam trong khi lính Hàn Quốc (trái) và lính Mỹ đứng gác tại ngôi làng đình chiến Bàn Môn Điếm ngày 27/7/2014. Ảnh: AP.
 Các binh sĩ Triều Tiên nhìn về phía nam trong khi lính Hàn Quốc (trái) và lính Mỹ đứng gác tại ngôi làng đình chiến Bàn Môn Điếm ngày 27/7/2014. Ảnh: AP.

Quang cảnh ngôi làng Gijungdong, Triều Tiên, nhìn từ một chốt quan sát ở làng Bàn Môn Điếm phía Hàn Quốc ngày 28/9/2017. Ảnh: Getty Images.
Quang cảnh ngôi làng Gijungdong, Triều Tiên, nhìn từ một chốt quan sát ở làng Bàn Môn Điếm phía Hàn Quốc ngày 28/9/2017. Ảnh: Getty Images. 

Các binh sĩ Triều Tiên đứng quan sát tại làng Bàn Môn Điếm ngày 27/7/2016. Ảnh: Getty Images.
 Các binh sĩ Triều Tiên đứng quan sát tại làng Bàn Môn Điếm ngày 27/7/2016. Ảnh: Getty Images.