Ông cụ mang “sắt vụn” về, 26 năm sau chuyên gia tìm đến nơi xin bảo vật

Khi mang về nhà, vợ ông nhìn thấy những thứ hoen rỉ, xanh đen này liền mắng té tát vì

Vào mùa xuân năm 1971, một trận mưa lớn ở Bảo Kê, Thiểm Tây, đã làm cho mực nước ở đây dâng cao. Chỉ sau thời gian ngắn, phù sa đã lấp đầy toàn bộ dòng sông, các địa phương đã phải huy động toàn bộ nhân dân đi nạo vét sông, ông Liu cũng là một trong số đó.

Trong lúc nạo vét lòng sông, chiếc xẻng của ông Liu đã chạm phải một vật cứng. Sau khi gột rửa, ông nhận ra mình đã đào được một chiếc nồi đồng. Ngay sau đó, ông lại tiếp tục đào về phía trước và đào thêm được ba chiếc nồi với kiểu dáng tương tự.

Ong cu mang

Cổ vật được khai quật (Nguồn: Baike.baidu)

Những chiếc nồi này có vẻ đã được chôn trong đất từ rất lâu, ông Liu tuy rằng không có kiến thức về lịch sử hay khảo cổ nhưng linh tính mách bảo ông, đây chính là cổ vật.

Sợ có người biết mình đã đào được kho báu nên ông Liu đã nhanh chóng chôn 4 chiếc "nồi đồng" xuống một lớp bùn sâu hơn và giả vờ như không có chuyện gì xảy ra.

Đến tối, sau khi mọi người về gần hết ông mới bí mật đào 4 đồ vật lên và mang về nhà. Vợ ông nhìn thấy những thứ hoen rỉ, xanh đen này liền mắng té tát vì "vô công rồi nghề", mang sắt vụn về nhà. Dù vậy, ông vẫn cho rằng đây không phải là đồ bình thường, vì vậy đã quyết định giấu chúng trong góc nhà, để người vợ không thể nhìn thấy.

Tưởng rằng những thứ này đã bị rơi vào quên lãng thì đến năm 1999, con trai cả của ông Liu trong khi phá nhà để xây lại đã tình cờ phát hiện ra 4 món đồ cổ bị bỏ quên từ 26 năm trước.

Người con trai của ông Liu cảm thấy những chiếc bình trong gia đình mình có thể là di vật văn hóa có giá trị nên đã chủ động mang đến bảo tàng ở địa phương để thẩm định, nhưng những người ở đây cũng không rõ đây là thứ gì. Song chỉ vào ngày sau, thông tin về chiếc bình lan truyền và các chuyên gia thẩm định hàng đầu đã tới gõ cửa nhà ông Liu.

Ong cu mang

Các ký tự trên cổ vật (Nguồn: Sohu)

Các chuyên gia đã phát hiện ở bên trong chiếc nồi đồng được khắc tổng cộng 129 ký tự, là bảo vật quốc gia hạng nhất. Đây là dụng cụ nấu nướng và đựng thức ăn từ thời nhà Thương và nhà Chu, và tên của nó là "Nhất đỉnh nhị quỹ".

Khi chuyên gia đề cập đến việc xin lại chiếc bình về nghiên cứu, con trai ông Liu đã nhất quyết từ chối, nhóm chuyên gia đã phải giải thích cho anh ta về chính sách đối với các di tích văn hóa: Tất cả các di tích văn hoá được khai quật từ lòng đất đều thuộc quyền sở hữu của quốc gia, nếu cố tình giấu hoặc bán khi bị phát hiện đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Sau một hồi do dự, gia đình ông Liu cũng quyết định giao ba di vật văn hóa với phần thưởng là 100.000 NDT. Trên các đồ đồng này, có khắc các ký tự, ghi lại sự kiện lịch sử vua Chu Đệ giết thịt gia súc ban thưởng cho các quan đại thần, tư liệu quý giá này đã bù đắp vào khoảng trống lịch sử trong giai đoạn này. 

Anh cán bộ đào được 13 cái chum chứa xương người, cả gia đình bắt vứt bỏ

Những chiếc chum đã "phiêu lưu" từ nhà anh cán bộ tới nhà kho và ở trong đó suốt hàng chục năm.

Những chiếc chum chứa xương người

Năm 1978, ở huyện Lam Nhữ, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc), người cán bộ văn hóa Lý Kiến An nghe nói ở khu vực vườn táo gần đó có người đào được rất nhiều mảnh gốm vỡ, liền tức tốc đem cuốc đến đào.

Lấy vườn táo làm trung tâm, anh Lý đào rộng ra bốn phía quanh khu vực đó, kết quả sau một ngày miệt mài làm việc, anh ta đào được 13 chiếc chum gốm hoàn chỉnh, trong đó chỉ có 1 chiếc có trang trí hoa văn. Ngoài những thứ đó ra, anh ta cũng không đào thêm được thứ gì nữa. Sau đó anh ta lấy xe lần lượt mang những chiếc chum gốm đó về nhà.

Anh can bo dao duoc 13 cai chum chua xuong nguoi, ca gia dinh bat vut bo

Một trong những chiếc chum được phát hiện có hoa văn hình con cò, con cá (Ảnh: Kknews)

Về nhà, anh Lý mang những chiếc chum này ra xem, phát hiện bên trong toàn là "đất và xương người". Hóa ra những chiếc bình này là công cụ an táng của người xưa. Người thân trong nhà anh nhìn thấy những thứ này thì vô cùng sợ hãi, kịch liệt bắt anh phải vứt chúng đi. Anh Lý không còn cách nào, đành mang toàn bộ số chum gốm này đến để ở nơi làm việc.

Thời đó trình độ của các cán bộ văn hóa không cao, không có nhiều hiểu biết về cổ sử, khoa học kỹ thuật chưa phát triển, cho nên, không chỉ những người đồng nghiệp của anh Lý mà cả những cán bộ văn hóa ở cấp cao hơn anh cũng cho rằng những chiếc chum anh đào được không có giá trị gì cả.

Suốt hàng năm trời, những chiếc chum nằm im trong kho.

Bảo vật quốc gia, bị "cấm đưa ra nước ngoài"

Sang năm 1980, một số cán bộ của tỉnh và huyện đã tiến hành điều tra chi tiết về 13 chiếc chum của anh Lý, họ đăng một bài nghiên cứu trên tạp chí "Trung Nguyên Văn Vật" với tiêu đề "Báo cáo về việc điều tra di chỉ đồ đá mới ở Lam Nhữ", trong đó giới thiệu với công chúng về những chiếc chum này.

Bài báo đã thu hút sự chú ý lớn của các chuyên gia tại Viện bảo tàng tỉnh Hà Nam, qua nghiên cứu, các chuyên gia xác nhận chiếc chum duy nhất có hoa văn là một hiện vật quan trọng thuộc về văn hóa Ngưỡng Thiều.

Anh can bo dao duoc 13 cai chum chua xuong nguoi, ca gia dinh bat vut bo-Hinh-2

Hình vẽ trên chum đơn giản nhưng màu sắc rất hài hòa và sinh động. (Ảnh: QQ)

Văn hóa Ngưỡng Thiều (5000 - 3000 TCN) là một nền văn hóa thuộc thời kỳ đồ đá mới.

Các di chỉ của nó được phát hiện tại nhiều địa điểm lưu vực sông Hoàng Hà từ năm 1921 với đặc điểm điển hình là "đồ gốm màu" (để phân biệt với "đồ gốm đen" trong các nền văn hóa khác). Hình thức mai táng phổ biến được sử dụng là mai táng bằng "mộ chum" - thi thể được đặt trong các chum, vò.

Bức hình trên chiếc chum duy nhất có hoa văn tên là "Hạc Ngư Thạch Phủ Đồ" (bức tranh con hạc, con cá và chiếc rìu đá). Màu sắc chủ đạo trên bình là màu hồng đất, chiều cao 47 cm, đường kính đáy và miệng lần lượt là 19 cm và 32 cm.

Trên thân bình có vẽ hình một con chim, miệng đang ngậm một con cá lớn, bên cạnh là một chiếc rìu bằng đá. Hình vẽ trang trí được đánh giá là đơn giản nhưng màu sắc rất hài hòa và sinh động. Gần miệng chum còn có bốn quai cầm đã bị sứt mẻ gần hết.

"Hạc Ngư Thạch Phủ Đồ" được coi là đại diện tiêu biểu của văn hóa Ngưỡng Thiều, mang phong cách nghệ thuật hội họa ở thời kỳ sơ khai, cũng là bức tranh trên đồ gốm có tuổi đời lâu nhất được phát hiện cho đến thời điểm hiện nay tại Trung Quốc.

Sau đó, chiếc chum được đưa vào trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc và vào năm 2003, nó nằm trong số 64 hiện vật đầu tiên được Cục Văn vật Quốc gia Trung Quốc đưa vào danh sách những hiện vật "không được phép đưa ra triển lãm tại nước ngoài".  

9.000 năm trước ở Trung Quốc đã có người uống bia

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra một số hiện vật cổ nhất từng được tìm thấy có liên quan đến bia, tại Qiaotou ở miền nam Trung Quốc từ 9.000 năm trước, trở thành một trong những nơi được phát hiện uống bia sớm nhất thế giới.

Qiaotou là một trong khoảng 20 địa điểm khảo cổ ở Chiết Giang, là một phần của nền văn hóa Shangshan mà các nhà nghiên cứu tin rằng đây là nhóm đầu tiên bắt đầu trồng lúa.

“Nơi này có thể là địa điểm tổ chức các sự kiện tế lễ và nghi lễ của cư dân cổ đại", Jiang Leping, một nhà nghiên cứu của Viện Di tích Văn hóa và Khảo cổ tỉnh Chiết Giang, cho biết vào năm 2014, khi cuộc khai quật tại Qiaotou bắt đầu.