9.000 năm trước ở Trung Quốc đã có người uống bia

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra một số hiện vật cổ nhất từng được tìm thấy có liên quan đến bia, tại Qiaotou ở miền nam Trung Quốc từ 9.000 năm trước, trở thành một trong những nơi được phát hiện uống bia sớm nhất thế giới.

Qiaotou là một trong khoảng 20 địa điểm khảo cổ ở Chiết Giang, là một phần của nền văn hóa Shangshan mà các nhà nghiên cứu tin rằng đây là nhóm đầu tiên bắt đầu trồng lúa.

“Nơi này có thể là địa điểm tổ chức các sự kiện tế lễ và nghi lễ của cư dân cổ đại", Jiang Leping, một nhà nghiên cứu của Viện Di tích Văn hóa và Khảo cổ tỉnh Chiết Giang, cho biết vào năm 2014, khi cuộc khai quật tại Qiaotou bắt đầu.

9.000 nam truoc o Trung Quoc da co nguoi uong bia-Hinh-2

Hiện vật được tìm thấy

Hiện trường khảo cổ cho thấy hai bộ xương người được bao quanh bởi rất nhiều bình gốm, chúng là một số trong những đồ gốm được vẽ lên cổ nhất từng được tìm thấy, trong một nơi dường như là một gò chôn cất ở một khu vực không có dân cư. Trong số tất cả 50 chiếc bình nguyên vẹn được phát hiện, các nhà nghiên cứu đã lấy 20 chiếc để phân tích.

Nghiên cứu trước đây đã thiết lập các tiêu chí để xác định các mặt hàng thực phẩm có giá trị xã hội trong hồ sơ khảo cổ học, chẳng hạn như liệu các thành phần có khó thu thập hoặc mất thời gian để sản xuất hay không. Bia, trong trường hợp này sẽ là một thức uống khó sản xuất, khiến các nhà khảo cổ học kết luận rằng bia trong những bình gốm này không phải là một phần của bữa ăn thông thường.

Các nhà nghiên cứu cho rằng việc uống bia là một phần của nghi lễ liên quan đến chôn cất người chết. Một số chiếc bình có kích thước tương tự như những chiếc cốc uống nước ngày nay, trong khi bảy chiếc trong số đó có vẻ là những chiếc bình cổ dài, được sử dụng để uống bia trong các giai đoạn lịch sử sau này.

9.000 nam truoc o Trung Quoc da co nguoi uong bia-Hinh-3

Nhà nhân chủng học Jiajing Wang từ Đại học Dartmouth, New Hampshire cho biết: “Qua phân tích chất cặn của những chiếc bình từ Qiaotou, kết quả của chúng tôi cho thấy rằng những chiếc bình gốm được dùng để đựng bia.”

"Loại bia cổ này có lẽ không giống như bia mà chúng ta có ngày nay. Thay vào đó, nó có thể là một loại đồ uống ngọt và lên men nhẹ, có thể có màu đục."

Việc phân tích các bình gốm bao gồm kiểm tra những mẫu tinh bột, phytoliths (xác thực vật được bảo quản) và nấm được thu hồi từ bên trong của các bình không được đậy nắp, sau đó được so sánh với các mẫu đối chứng lấy từ đất xung quanh.

9.000 nam truoc o Trung Quoc da co nguoi uong bia-Hinh-5

Các dấu vết của hạt tinh bột, phytoliths, nấm và men được tìm thấy trong các bình đều phù hợp với quá trình lên men bia. Có vẻ như gạo, ngũ cốc và các loại củ không rõ nguồn gốc đã được sử dụng để nấu bia. Trấu và các bộ phận thực vật khác có thể đã được thêm vào để hỗ trợ quá trình lên men.

Vì những gì còn lại có từ rất lâu trước đây - khi gạo mới bắt đầu được sử dụng làm lương thực chính - rất khó để các nhà nghiên cứu nói chắc chắn về cách thức mà cộng đồng cổ đại này sản xuất ra bia.

Wang nói: “Chúng tôi không biết cách người ta tạo ra nấm cách đây 9.000 năm, vì quá trình lên men có thể diễn ra tự nhiên. Nếu người ta có một số gạo còn sót lại và các hạt bị nấm mốc, họ có thể nhận thấy rằng các hạt trở nên ngọt hơn và có chất cồn theo thời gian."

"Mặc dù người lúc đó có thể không biết về hóa sinh liên quan đến ngũ cốc bị lên men, nhưng có lẽ họ đã quan sát quá trình lên men và tận dụng nó thông qua thử/sai."

Nấm đóng vai trò là tác nhân trong cả hai giai đoạn của quá trình sản xuất bia: đường hóa (chuyển hóa tinh bột thành đường bằng enzym) và lên men (chuyển đường thành cồn và các trạng thái khác bằng men).

9.000 nam truoc o Trung Quoc da co nguoi uong bia-Hinh-6

Các nhà nghiên cứu cũng đã cố gắng liên kết việc phát hiện ra những chiếc bình bia này với bức tranh toàn cảnh hơn về xã hội ở Trung Quốc vào thời điểm đó. Ngày nay, khu vực miền nam Trung Quốc này là trung tâm lúa gạo của đất nước, nhưng trong quá khú đó nó sẽ là nơi cư trú của những người săn bắn hái lượm.

Các cộng đồng canh tác lúa tiên tiến hơn sẽ không hình thành trong vài nghìn năm sau đó, và nhóm nghiên cứu cho rằng bia có thể đã giúp thúc đẩy các bánh xe hợp tác và xã hội hồi đó, giống như ngày nay.

Các nhà nghiên cứu viết: “Các phát hiện cho thấy rằng uống bia là một yếu tố thiết yếu trong các nghi lễ chôn cất thời tiền sử ở miền nam Trung Quốc, góp phần vào sự xuất hiện của các xã hội nông nghiệp phức tạp trong bốn thiên niên kỷ sau đó.”  

Đào măng sau vườn, phát hiện cổ vật cách đây 2.500 năm

Vô tình phát hiện được cổ vật hàng nghìn năm tuổi, người đàn ông này sẵn sàng gửi tới viện bảo tàng để họ bảo quản và cất giữ.

Theo trang Xiaochan Daily, một người đàn ông ở thị trấn Tiêu Sơn, Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc trong lúc đào măng trong vườn tre phía sau này vô tình đào được một ít đồ gốm sứ, trong đó có vài thứ giống như bát sứ, có màu nâu nhạt.

Ông lão thử vận may nào ngờ đào trúng "kho vàng" trăm người thèm muốn

Sau đó, ông lão đã làm 1 việc không ai có thể ngờ!

Cách đây hơn 40 năm, vào một buổi sáng đầu năm 1979, Lý Kiến An đang đi chợ mua rau thì nghe được tin có người đào được đồ cổ ở trên cánh đồng phía bắc của ngôi làng. Sau khi biết được sự việc này, Lý Kiến An quyết định cầm lấy một cái xẻng và đến đó thử vận may một lần.

Không ngờ, Lý Kiến An thực sự tìm được cổ vật, không những thế ông còn tìm rất nhiều món đồ có giá trị. Đây là kết quả sau một ngày rưỡi cẩn thận khai quật của Lý Kiến An. Ông đã đào được một cái hố lớn với chiều dài 5m và chiều rộng 1m. Trong cái hố, ông đã tìm được 13 lọ gốm lớn nhỏ khác nhau. Trong đó, một lọ gốm có hình vẽ con cò và một chiếc rìu đá được đánh giá là bảo vật giá trị.

Ong lao thu van may nao ngo dao trung

Chiếc bình gốm vẽ hình con cò và rìu đá có niên đại hơn 5000 năm tuổi. (Ảnh: Kknews)

Lúc này, mặc dù đã thấm mệt, Lý Kiến An vẫn dốc hết sức lực đem toàn bộ số cổ vật về nhà. Mọi người nhìn thấy những món đồ ông đem về thì đều nói chúng là đồ xui xẻo, bán cũng không được tiền, ai cũng khuyên ông nên vứt chúng đi. Nhưng Lý Kiến An lại vô cùng phấn khích nói" "Chúng không phải là chuyện kiếm được tiền hay không. Tôi sẽ đem chúng giao lại cho đất nước."

Chính tay ông đã trao "kho vàng" vô cùng giá trị này cho đất nước.

Nói là làm, Lý Kiến An nhiều lần liên hệ với Cục Di tích Văn hóa Địa phương đề nghị bàn giao số cổ vật, tuy nhiên, do thời điểm đó kỹ thuật còn hạn chế nên việc này cứ bị trì hoãn. Mãi cho tới năm 1980, cuối cùng Cục Di tích Văn hóa Địa phương cũng đồng ý tiếp nhận số cổ vật, Lý Kiến An liền kéo ngay một xe đẩy chất 13 món đồ cổ tới tận cổng. Sau đó, đại diện của Cục Di tích đã tặng ông 5 đôi găng tay làm phần thưởng tượng trưng.

Các chuyên gia đã tiến hành thẩm định các lọ gốm thì phát hiện ra rằng chúng đều thuộc nền văn hóa Ngưỡng Thiều. Đây là một nền văn hóa thời kỳ đồ đá mới, có niên đại khoảng 5000 TCN tới 3000 TCN.

Do đó, các món cổ vật này đều có giá trị khảo cổ rất lớn đối với Trung Quốc và thế giới. Đặc biệt là chiếc bình có vẽ hình con cò và chiếc rìu đá. Nó được các chuyên gia nhận định là bức tranh trên bình gốm cổ nhất tại Trung Quốc.

Ong lao thu van may nao ngo dao trung

Ông Lý Kiến An đã hiến tặng chiếc bình cho Cục Di tích Văn hóa Địa phương. (Ảnh: Kknews)

Thậm chí tới năm 2003, lọ gốm này đã được Hội đồng Khảo cổ Quốc gia công nhận là di vật văn hóa quý hiếm không thể trưng bày tại nước ngoài. Hiện bình gốm văn hóa Ngưỡng Thiều đang được lưu giữ tại Bảo tàng Quốc gia. Giá trị của chiếc bình này được các nhà khảo cổ ước tính lên tới hàng trăm triệu NDT (hàng trăm tỷ VND).