Ông Bùi Xuân Khu từng đảm nhiệm chức vụ gì trước khi ngồi “ghế nóng” Vietbank?

(Kiến Thức) - Trước khi được bầu làm Chủ tịch Vietbank, ông Bùi Xuân Khu từng giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT Vietbank. Đặc biệt, ông Khu từng là Thứ trưởng thường trực Bộ Công Thương.

Ông Bùi Xuân Khu, người vừa được Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank, UPCoM: VBB) bầu giữ chức danh Chủ tịch VBB thay cho ông Dương Ngọc Hòa (từ ngày 23/3) là cử nhân kinh tế - Trường đại học Tổng hợp TP.HCM.
Ông Bùi Xuân Khu sinh năm 1950, gắn bó với Vietbank từ năm 2011 trên cương vị Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Thành viên Thường trực Hội đồng quản trị, Phó Chủ tịch Hội đồng tín dụng.
Ong Bui Xuan Khu tung dam nhiem chuc vu gi truoc khi ngoi “ghe nong” Vietbank?
Ông Bùi Xuân Khu vừa được Hội đồng quản trị VBB bầu giữ chức danh Chủ tịch. 
Trước khi tham gia Hội đồng quản trị của Vietbank, ông Khu từng đảm nhiệm nhiều vị trí cấp cao như Tổng giám đốc Công ty May Việt Tiến, Tổng giám đốc Tổng Công ty Dệt may Việt Nam.
Đặc biệt, ông Khu từng là Thứ trưởng thường trực Bộ Công thương và là Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư Dầu khí Toàn Cầu.
Được biết, quyết định bầu ông Bùi Xuân Khu giữ chức danh Chủ tịch VBB diễn ra trước thềm ĐHCĐ thường niên năm 2021 vào ngày 2/4 tới đây của Ngân hàng này.
Ong Bui Xuan Khu tung dam nhiem chuc vu gi truoc khi ngoi “ghe nong” Vietbank?-Hinh-2
 Kết thúc năm 2020, lợi nhuận trước thuế của Vietbank đạt 403 tỷ đồng, giảm 34% so với cùng kỳ năm ngoái. (Ảnh minh họa).
Theo Vietbank, việc thay đổi nhân sự giữ chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietbank để phù hợp với tình hình hoạt động của Hội đồng quản trị Vietbank trong giai đoạn mới cũng như trong điều kiện thị trường hiện nay chịu các tác động của dịch bệnh COVID-19.
Cũng theo Vietbank, Ngân hàng này tin tưởng rằng với sự điều hành trong công tác quản trị của ông Bùi Xuân Khu, Vietbank sẽ tiếp tục đi lên, thay đổi, vượt qua các khó khăn khách quan để phát triển bền vững.
Kết thúc năm 2020, lợi nhuận trước thuế của Vietbank đạt 403 tỷ đồng, giảm 34% so với năm 2019. Nguyên nhân chủ yếu do thu nhập lãi thuần giảm mạnh 53%, chỉ đạt 573 tỷ đồng trong năm 2020. Trong khi đó, các mảng kinh doanh phi tín dụng có kết quả tăng trưởng tích cực hơn.
Theo lý giải của Vietbank, nguyên nhân chủ yếu là do ngân hàng thực hiện cơ cấu nợ theo Thông tư 01 đối với các khoản vay của khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Tại ngày 30/12/2020, tổng tài sản của VietBank đạt 91.660 tỷ đồng, tăng 33% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 9,5% đạt 44.802 tỷ đồng; tiền gửi của khách hàng tăng 30,5% đạt 64.535 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Thanh Nhung rời ghế nóng Vietbank trong lúc nợ xấu tăng cao

(Kiến Thức) - Ông Lê Huy Dũng sẽ đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc Vietbank thay thế cho ông Nguyễn Thanh Nhung.
 

Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank, UPCoM: VBB) đã thống nhất thông qua việc miễn nhiệm chức danh Tổng Giám đốc đối với ông Nguyễn Thanh Nhung kể từ ngày 13/3 theo nguyện vọng cá nhân.

Ong Nguyen Thanh Nhung roi ghe nong Vietbank trong luc no xau tang cao
Ông Nguyễn Thanh Nhung 
Để bảo đảm điều hành hoạt động kinh doanh liên tục, Hội đồng quản trị đã thống nhất bổ nhiệm ông Lê Huy Dũng, Phó Tổng Giám đốc Vietbank giữ chức danh quyền Tổng giám đốc Vietbank và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Người đại diện theo pháp luật của Vietbank.

Hà Nội: Nhiều quán cafe “phớt lờ” chỉ đạo phòng dịch COVID-19, ngang nhiên hoạt động

(Kiến Thức) - Dù UBND TP Hà Nội đã quyết định đóng cửa các quán ăn đường phố, cafe, trà đá vỉa hè,... từ 0h ngày 16/2 để phòng chống dịch COVID-19 nhưng nhiều quán cafe trên địa bàn quận Nam Từ Liêm vẫn “phớt lờ” chỉ đạo, ngang nhiên mở cửa đón khách.

Để phòng chống dịch COVID-19, từ 0h ngày 16/2, UBND thành phố Hà Nội đã quyết định đóng cửa tất cả các quán ăn, uống đường phố, trà đá vỉa hè và quán cafe, tạm thời dừng việc mở cửa các điểm di tích cho tới khi có chỉ đạo mới của thành phố.
Đối với các nhà hàng ăn phục vụ trong nhà, yêu cầu thực hiện công tác vệ sinh khử khuẩn, ngồi giãn cách tối thiểu 2m giữa người với người hoặc tối thiểu 1m có tấm chắn ở giữa các vị trí ngồi, không sử dụng đồ chung, khuyến khích bán hàng mang về nhà. Trường hợp không đáp ứng đầy đủ việc phòng chống dịch bệnh sẽ bị dừng hoạt động.

Trong vòng lao lý, Bầu Kiên vẫn siêu giàu

Trong khi ông Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên) vẫn trong vòng lao lý, cổ phiếu Ngân hàng Á châu (ACB) dưới thời nhà ông Trần Hùng Huy bứt phá, giúp túi tiền của ông trùm ngân hàng một thời tăng vài trăm tỷ đồng.

Gần 9 năm sau cuộc khủng hoảng tại Ngân hàng ACB, hoạt động kinh doanh của ngân hàng này đã ổn định trở lại với nợ xấu giảm xuống mức an toàn. Cổ phiếu ACB lại lên vùng lịch sử với cú tăng khoảng 50% trong vòng 4 tháng qua.

Tính tới đầu giờ sáng 11/11, cổ phiếu ACB tăng lên mức 25.500 đồng/cp, cao hơn khá nhiều so với mức khoảng 17.000 đồng/cp hồi cuối tháng 7.