Obama yêu cầu quốc hội hoãn bỏ phiếu về Syria

(Kiến Thức) - Tổng thống Obama đã yêu cầu Quốc hội Mỹ hoãn bỏ phiếu về khả năng tấn công vào Syria sau khi Syria đồng ý từ bỏ vũ khí hóa học.

Tổng thống Obama kêu gọi Quốc hội hoãn bỏ phiếu về Syria.
Tổng thống Obama kêu gọi Quốc hội hoãn bỏ phiếu về Syria.
Chính phủ tại Damascus cho biết sẽ tiết lộ kho vũ khí hóa học và ký hiệp ước quốc tế hủy bỏ loại vũ khí này. Syria cũng nói đồng ý với kế hoạch của Nga đặt vũ khí hóa học dưới sự kiểm soát của quốc tế để sau đó tiêu hủy.
Theo VOA, Ngoại trưởng John Kerry nói Mỹ sẽ nghiên cứu kỹ kế hoạch của Nga, nhưng ông nói thêm là việc này phải được kiểm chứng và thi hành nhanh chóng. Ngoại trưởng Kerry nói Mỹ sẽ không mắc bẫy cái mà ông gọi là chiến thuật trì hoãn của Syria hay Nga, đồng minh lớn nhất của Syria.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hủy bỏ phiên họp khẩn cấp về Syria dự trù diễn ra vào chiều ngày thứ Ba. Tuy nhiên Tổng thống Obama vẫn nói chuyện với dân chúng Mỹ vào tối Thứ Ba về cuộc khủng hoảng Syria.
Iran, Trung Quốc và Liên đoàn Arập đều hoan nghênh kế hoạch của Nga về vũ khí hóa học của Syria. Tuy nhiên, khối đối lập chính tại Syria là Liên minh Quốc gia Syria đã bác bỏ đề nghị này là vô nghĩa vì vẫn để cho quân đội Syria tự do chiến đấu bằng các loại vũ khí qui ước.

Tàu đổ bộ TQ làm gì gần bờ biển Syria?

(Kiến Thức) - Tuần trước, có tin nói rằng Trung Quốc có thể phái tàu đổ bộ lớn Tỉnh Cương Sơn đến bờ biển Syria.

Tàu đổ bộ lớn của Trung Quốc có lượng choán nước tới 26.000 tấn.
Tàu đổ bộ lớn của Trung Quốc có lượng choán nước tới 26.000 tấn.
Nếu thông tin này được xác nhận, thì đây sẽ là một sự thay đổi lớn của Trung Quốc liên quan đến các cuộc xung đột cục bộ với sự tham gia của Mỹ. Có lẽ, trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ làm như Nga, tức là sẽ sử dụng hạm đội của mình để chứng minh sự hiện diện, giành sự ủng hộ chính trị và cung cấp các thứ hàng tiếp tế cho các nước đồng minh đang bị phương Tây gây sức ép. Đó là ý kiến của chuyên gia Nga Vasily Kashin của Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ.

Châu Âu không muốn can thiệp quân sự vào Syria?

Do những khó khăn nội tại và do Tổng thống Obama xin ý kiến quốc hội về việc đánh chế độ Assad, Châu Âu không muốn can thiệp quân sự vào Syria.

Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tại St Petersburg.
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tại St Petersburg.
Theo mạng tin Stratfor, quyết định xin ý kiến Quốc hội của Nhà Trắng đã tạo điều kiện cho Tổng thống Pháp Francois Hollande, Thủ tướng Anh David Cameron và Thủ tướng Đức Angela Merkel trì hoãn việc đưa ra các biện pháp cụ thể liên quan đến cuộc xung đột tại Syria, trong bối cảnh can thiệp quân sự không được dư luận ủng hộ ở hầu hết các quốc gia Châu Âu và chính phủ các nước này còn đang phải tập trung vực dậy nền kinh tế vừa trải qua cơn khủng hoảng.