Nướng gà bằng đèn khò nguy hại sức khỏe thế nào?

(Kiến Thức) - Tấm ảnh nướng gà bằng đèn khò gây bão mạng khiến nhiều người lo cách chế biến này kém an toàn. Tuy nhiên, chuyên gia nói thế nào?

Nhiều người dân đang lo lắng cách nướng thực phẩm bằng đèn khò hiện nay dễ gây ảnh hưởng sức khoẻ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, về cơ bản thì sử dụng đèn khò bằng gas cũng tương tự như dùng than để nướng thực phẩm. 
Nướng xong chân giò trong… vài giây
Theo phương pháp truyền thống, khi nấu món giả cầy thì thịt chân giò lợn thường được nướng bằng rơm rạ hoặc quấn giấy báo trên bếp than để bì lợn bên ngoài ngả màu vàng nám thơm lừng. Thế nhưng, hiện nhiều gia đình lại mua thịt được chủ hàng đã dùng đèn khò để nướng tại quầy với giá 5.000 - 10.000đ/lần nướng.
Chị Nguyễn Ánh Tuyết (Võ Thị Sáu, Hà Nội) cho biết, chị hay mua thịt chân giò lợn về nấu giả cầy nên mỗi lần như thế người bán phải gói giấy báo để nướng trên bếp than nhằm làm vàng. Cách làm này giúp thịt thơm, ngon và bắt mắt hơn. Tuy nhiền, gần đây chị thấy có người sử dụng đèn khò để nướng thịt chân giò. Cách làm này tuy tiện, nhanh nhưng khiến chị lo lắng không biết có tiềm ẩn nguy cơ gây hại sức khoẻ không? 
Cũng tại chợ tạm ngã tư ga, quận 12, TPHCM chúng tôi chứng kiến một người bán thịt lợn đang làm vàng thịt chân giò lợn bằng chiếc đèn khò cầm tay. Chiếc đèn nhỏ được lắp vào bình gas mini nên thao tác dễ dàng. Thay vì mất 15 – 20 phút như trước đây thì giờ chỉ trong nháy mắt, chiếc chân giò lợn đã được làm vàng để bán cho người mua.
Trao đổi về vấn đề này, ThS Nguyễn Thục Quyên, Công ty Cổ phần Thực phẩm Hà Nội cho rằng, hiện nhiều cơ sở sử dụng đèn khò để nướng hoặc làm lông gia cầm như một dụng cụ chế biến. Bởi đèn khò có nhiệt độ cao, cách sử dụng tiện lợi nên cơ sở sản xuất không tốn nhiều công sức, nhanh theo hướng công nghiệp. Ví dụ, muốn làm món thịt chân giò khi nấu giả cầy ngoài việc sử dụng các nguyên liệu thì cần nướng trên bếp than thời gian lâu với nhiệt độ cao... Trong khi đó, nhiệt độ đèn khò cao nên thịt caramen hóa nhanh (tức vàng). 
“Khi sử dụng nướng than hoặc rán nhiệt độ sẽ không cao bằng khò nhưng sẽ cho món ăn ngon hơn. Bởi khi có thời gian, lớp mỡ phía ngoài sẽ được làm chảy và quện vào thức ăn tạo nên mùi thơm, ngậy, béo. Còn bằng cách khò, dù thực phẩm chín đều nhưng khô, mùi không thơm bằng”, ThS Nguyễn Thục Quyên cho hay.   
Nuong ga bang den kho nguy hai suc khoe the nao?
Chủ quầy thịt tại chợ tạm ngã tư ga, quận 12, TPHCM đang nướng thịt chân giò lợn cho khách bằng đèn khò. 
An toàn nếu dùng khí gas
Ở góc độ khác, PGS.TS Trần Hồng Côn, khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, nướng bằng đèn khò và bếp than về cơ bản là giống nhau, vì cùng làm chín thực phẩm bằng nhiệt độ cao. Tuy nhiên, khi dùng đèn khò thực phẩm có xu hướng sẽ chín nhanh hơn do nhiệt độ rất cao. Đồng thời, thực phẩm sẽ chín đều hơn nướng thường. Nướng bằng gas cũng có thể được xem là an toàn, không có chất độc bám lại trên bề mặt thức ăn. 
“Hiện có hai loại vật liệu để khò là sử dụng khí gas và acetylen. Sự khác nhau của hai vật liệu nằm ở chỗ nhiệt độ của đèn khò. Nếu dùng gas, nhiệt độ đèn khò dao động khoảng 800 độ C, còn từ khí acetylen nhiệt độ sẽ cao, lên đến 2.000 độ C. Vì thế, đèn khò gas thường được dùng cho thực phẩm còn đèn khò khí công nghiệp được dùng để làm tan chảy kim loại. Ngoài ra, việc bơm khí công nghiệp sẽ đắt hơn rất nhiều so với gas, nhiệt độ quá cao không thích hợp với chế biến thực phẩm. Acetylen thực chất là đất đèn nén lại, nếu dạng nguyên chất sẽ an toàn hơn loại pha tạp. Vì thế, tôi nghĩ người ta sẽ dùng gas để làm chín, vàng thực phẩm nên không đáng lo ngại”, PGS.TS Trần Hồng Côn cho biết. 
Nhưng ở góc độ khác, cả hai chuyên gia đều cho rằng, dù cách làm không độc hại nhưng người tiêu dùng cần cân nhắc khi ăn quá nhiều thực phẩm được nướng, rán vàng và cháy. Bởi, dù bằng hình thức nào, thịt bị vàng và cháy đã được chứng minh có chứa các chất hữu cơ dạng mạch vòng gây ung thư cho người ăn. 
Cũng theo khảo sát của phóng viên, hiện nhiều loại đèn khò được rao bán nhằm mục đích chế biến thực phẩm. Bên cạnh các loại đèn khò to, dùng áp suất lớn thì các đèn khò dạng cầm tay cũng được rao bán rất nhiều. Chỉ cần từ 90.000 - 190.000đ là đã có thể sở hữu một chiếc đèn khò để làm chín thức ăn, làm vàng thực phẩm như gà, bánh nướng… 

Bé trai ba tuổi tử vong tại chỗ sau tiêm ở Hà Tĩnh

(Kiến Thức) - Sau khi nhập viện Bệnh viện Đa khoa huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh, cháu Đặng Đình Quảng, 3 tuổi, được tiêm hai mũi thuốc thì tử vong ngay tại chỗ.

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y Tế vừa gửi văn bản đề nghị Sở Y tế Hà Tĩnh chỉ đạo bệnh viện Đa khoa huyện Lộc Hà khẩn trương xác minh thông tin việc cháu Đặng Đình Quảng, ba tuổi, sống ở xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà được điều dưỡng tiêm 2 mũi thuốc thì tử vong ngay tại chỗ. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh yêu cầu xem xét, xác minh nguyên nhân dẫn tới tử vong của cháu Quảng và xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân có liên quan.

Be trai ba tuoi tu vong tai cho sau tiem o Ha Tinh
 Văn bản chỉ đạo của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y Tế về trường hợp tử vong của cháu Đặng Đình Quảng.
Theo thông tin từ TTXVN, ngày 9/4, ông Võ Viết Quang, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh xác nhận, tại bệnh viện vừa xảy ra trường hợp cháu bé trai 3 tuổi tử vong ngay sau khi tiêm. Bệnh nhân là cháu Đặng Đình Quảng, con anh Đặng Đình Nam (sinh năm 1974, trú xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà).

Trước đó, khoảng 21h ngày 8/4, cháu Quảng được người nhà đưa vào Bệnh viện Đa khoa huyện Lộc Hà chữa trị, cháu bé đã bị sốt từ 3 hôm trước đó. Cháu Quảng nhập viện trong tình trạng khó thở, tím tái, co rút các cơ hô hấp.

Be trai ba tuoi tu vong tai cho sau tiem o Ha Tinh-Hinh-2
 Chị Trần Thị Hồng (mẹ cháu bé) kể lại vụ việc khiến cháu Quảng tử vong. Ảnh: Tiền Phong
Các bác sỹ chẩn đoán ban đầu cháu Quảng có thể bị suy hô hấp do viêm phổi nặng. Sau đó, các bác sĩ tiến hành cho cháu Quảng thở oxy, dùng thuốc khí dung để giãn phế quản và Corticoid để hỗ trợ chống viêm đồng thời thử phản ứng thuốc Cefotacin. Điều dưỡng Đặng Văn Quyết và Trần Thị Thu Hà tiến hành tiêm cho cháu Quảng 1 mũi kháng sinh Gentamicin 40 mg vào bắp tay và 1 ống solu-medrol vào tĩnh mạch.

Sau khi tiêm, cháu Quảng có biểu hiện ngừng thở, tim đập rời rạc nên các bác sỹ đã tiến hành xử lý theo phác đồ ngừng tuần hoàn, tiến hành bóp bóng hỗ trợ hô hấp, ép tim ngoài lồng ngực. Khoảng 15 phút sau (khoảng 21h25) tình trạng của Cháu Quảng vẫn không tiến triển nên đã tử vong.

Mẹo hay chống say xe cho bé không cần thuốc

(Kiến Thức) - Thuốc chống say xe có thể gây nguy hiểm cho bé, nhiều loại cấm dùng cho trẻ nhỏ. Mẹ có thể chống say xe cho bé bằng các mẹo dưới đây.

Meo hay chong say xe cho be khong can thuoc
 Sử dụng gừng tươi: Trước khi chuẩn bị lên đường, mẹ hãy lấy một củ gừng tươi vỏ bạc bóng khỏe, sửa sạch rồi cắt lát, nghiền nhuyễn ra rây. Sau đó, đem số gừng giã nhỏ này hòa vào một cốc nước ấm, cho thêm 1 thìa cafe mật ong. Mẹ cho bé uống hỗn hợp nước gừng mật ong trước khi lên xe 30 phút, sẽ giúp bé hạn chế say xe rất hiệu quả.