Nữ xạ thủ bắn tỉa khiến quân Đức “kinh hồn bạt vía”

(Kiến Thức) - Lyudmila Pavlichenko đứng đầu danh sách 45 nữ xạ thủ bắn tỉa xuất sắc nhất Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến II, với thành tích tiêu diệt 309 binh sĩ Đức.

Nu xa thu ban tia khien quan Duc “kinh hon bat via”
 Trong Chiến tranh thế giới thứ II, nữ xạ thủ bắn tỉa Lyudmila Pavlichenko đã tiêu diệt 309 binh sĩ Đức, trong đó có 36 tay súng bắn tỉa.
Lyudmila Pavlichenko sinh ngày 12/7/1916 ở  thị trấn Belaya Tserkov (Ukraine) và chuyển đến Kiev với gia đình khi 14 tuổi.
Lyudmila tham gia một câu lạc bộ bắn súng và trở thành một thiện xạ. Tháng Sáu năm 1941,  khi Đức Quốc xã tấn công xâm lược Liên Xô, Lyudmila Pavlichenko đang học năm thứ tư Khoa lịch sử  Đại học Kiev. Cô là một trong những người đầu tiên tình nguyện gia nhập quân đội và được điều động đến Sư đoàn xạ thủ số 25 của Hồng quân Liên Xô.
Trong một trận đánh, khi tiểu đoàn trưởng hy sinh, Lyudmila Pavlichenko đã lên thay thế và sau đó cũng bị thương nhưng từ chối rời chiến trường.
Nu xa thu ban tia khien quan Duc “kinh hon bat via”-Hinh-2
 Nữ xạ thủ Lyudmila Pavlichenko từng tham  chiến ở  Moldavia và Odessa.
Nữ xạ thủ Lyudmila Pavlichenko từng tham  chiến ở  Moldavia và Odessa. Khi quân  Đức giành quyền kiểm soát Odessa, đơn vị của Lyudmila Pavlichenko lui về bảo vệ Sevastopol trên Bán đảo Crimea,  nơi cô chiến đấu hơn 8 tháng.
Trong Chiến tranh thế giới thứ II, nữ xạ thủ bắn tỉa Lyudmila Pavlichenko đã tiêu diệt 309 lính Đức, trong đó có 36 tay súng bắn tỉa. Ngoài ra, cô còn làm giảng viên đào tạo các tay súng bắn tỉa của Liên Xô cho đến khi chiến tranh kết thúc.
Lyudmila Pavlichenko thường "đi săn" một mình hoặc với Leonid Kutsenko vào lúc bình minh và nằm yên trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày rình rập kẻ thù. Cô thường xuyên chiến thắng trong cuộc đấu tay đôi với lính bắn tỉa Đức.
Khi quân Đức phát hiện được chỗ nấp của hai tay súng bắn tỉa Liên Xô, chúng đã dùng súng cối nã đạn cấp tập vào đó.  Leonid Kutsenko bị thương nặng. Lyudmila Pavlichenko đã cố gắng đưa đồng đội ra khỏi chiến trường nhưng Leonid Kutsenko hy sinh vì thương tích quá nặng. Kể từ đó, Lyudmila Pavlichenko chiến đấu “lỳ lợm” hơn để  trả thù cho người đồng đội đã khuất.
Tháng Sáu năm 1942, Lyudmila Pavlichenko bị thương bởi đạn cối và phải lui về hậu tuyến một tháng để điều trị vết thương.
Nu xa thu ban tia khien quan Duc “kinh hon bat via”-Hinh-3
Lyudmila Pavlichenko đã được cử đi thăm  Canada, Mỹ và là công dân Liên Xô đầu tiên được Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt đón tiếp tại Nhà Trắng.  
Do thành tích chiến đấu, Lyudmila Pavlichenko đã được cử đi thăm  Canada, Mỹ và trở thành công dân Liên Xô đầu tiên được Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt đón tiếp tại Nhà Trắng.
Sau chiến tranh, Lyudmila Pavlichenko học tiếp tại  Đại học Kiev và bắt đầu sự nghiệp của một nhà sử học. Từ năm 1945 đến năm 1953, cô là trợ lý nghiên cứu của Trường Hải quân Liên Xô. Sau đó, Lyudmila Pavlichenko  tham gia tích cực trong các ủy ban của Hội Cựu chiến binh Liên Xô và qua đời vào ngày 10/10/1974, thọ  58 tuổi.

Những thời khắc lịch sử kết thúc Thế chiến II

(Kiến Thức) - Những thời khắc lịch sử kết thúc Thế chiến II được đánh dấu bằng việc Mussolini bị hành quyết,  Hitler tự sát và Nhật Bản đầu hàng đồng minh.

Trận đột phá cao điểm Seelow (16-19/4/1945): Hơn 1 triệu quân cùng với 3.000 xe tăng của Phương diện quân Belarus do Nguyên soái Zhukov lãnh đạo đã đánh tan tuyến phòng ngự của quân Đức trên sông Oder, mở toang cánh cửa vào Thủ đô Berlin của Đức Quốc xã.

Trận đột phá cao điểm Seelow (16-19/4/1945):

Hơn 1 triệu quân cùng với 3.000 xe tăng của Phương diện quân Belarus do Nguyên soái Zhukov lãnh đạo đã đánh tan tuyến phòng ngự của quân Đức trên sông Oder, mở toang cánh cửa vào Thủ đô Berlin của Đức Quốc xã.

Chiến dịch đánh chiếm Berlin (21/4-2/5/1945): Ngày 25/4/1945, Hồng quân Liên Xô đã siết chặt vòng vây xung quanh Berlin và ngày 30/4, quốc kỳ Liên Xô đã tung bay trên nóc Tòa nhà Quốc hội Đức. Ngày 2/5, Tư lệnh quân Đức ở Berlin, tướng Helmut Weidling tuyên bố đầu hàng.

Chiến dịch đánh chiếm Berlin (21/4-2/5/1945):

 Ngày 25/4/1945, Hồng quân Liên Xô đã siết chặt vòng vây xung quanh Berlin và ngày 30/4, quốc kỳ Liên Xô đã tung bay trên nóc Tòa nhà Quốc hội Đức. Ngày 2/5, Tư lệnh quân Đức ở Berlin, tướng Helmut Weidling tuyên bố đầu hàng.

Những ngày cuối cùng của trùm phát xít Hitler

(Kiến Thức) - Tinh thần suy sụp, hoang tưởng và bị bỏ rơi, những ngày cuối cùng của Hitler gắn liền với chiếc hầm ngầm kiên cố bên trong Phủ thủ tướng ở Berlin.

Vào ngày 16/1/1945, Hitler trở về thủ đô Berlin. Từ hầm ngầm sâu 16 mét phía dưới Phủ Thủ tướng, ông ta ra sức chỉ đạo các đoàn quân đang vỡ vụn trước sức tiến công của Hồng quân Liên Xô và quân đồng minh đang ào ạt tiến vào lãnh thổ Đức.
Nhung ngay cuoi cung cua trum phat xit Hitler
Hầm ngầm của Hitler trong vườn Phủ thủ tướng Đế chế thứ ba ở Berlin.
Trong tình trạng thể chất và tinh thần suy sụp, Hitler đưa ra một trong những quyết định quan trọng cuối cùng trong đời. Ngày 19/3/1945, Hitler ra lệnh phá hủy tất cả các cơ sở quân sự, công nghiệp, giao thông và viễn thông cũng như mọi cửa hàng trên đất Đức để tránh rơi vào tay Hồng quân Liên Xô và Quân đồng minh.

Những hình ảnh đầy xúc động trong Thế chiến II

(Kiến Thức) -Những cảnh tượng đầy xúc động này lý giải vì sao nhân dân Liên Xô anh hùng đánh bại phát xít Đức dã man tàn bạo trong Thế chiến II. 

Một người mẹ Liên Xô tiễn con lên đường ra trận.
Một người mẹ Liên Xô tiễn con lên đường ra trận.