Nữ sinh viên mất tiền vì “công an dỏm” và “luật sư mạng” lừa

Công an TP Đà Nẵng vừa tiếp nhận thêm một vụ lừa đảo. Nạn nhân là một sinh viên đại học tại Đà Nẵng bị "công an" dỏm và “luật sư mạng” lừa tiền.

Trước đó, khoảng 15h00 ngày 25/12, em D.T.M.D. (20 tuổi) nhận được cuộc gọi từ số điện thoại 0886.280.962. Đối tượng đầu dây bên kia tự xưng là cán bộ công an và thông báo D. liên quan đến một vụ án mà cơ quan công an đang điều tra.

Nu sinh vien mat tien vi “cong an dom” va “luat su mang” lua
Các trang luật sư mạng xuất hiện trên mạng xã hội 

Người này đề nghị, để chứng minh mình không liên quan đến vụ án, D. phải chuyển tiền vào tài khoản của cơ quan chức năng để niêm phong.

Quá hoảng sợ và bị thao túng tâm lý, D. đã 3 lần chuyển khoản với tổng số tiền 29,2 triệu đồng đến số tài khoản 3701296819 của Ngân hàng VPbank, chủ tài khoản là "CT TNHH Dau Tu Shark Crydto".

Khi bình tĩnh lại, D. biết mình bị lừa đảo. Tuy nhiên, thay vì đến cơ quan công an trình báo, D. lại lên mạng tìm và nhờ trang facebook "Luật sư Kim Huệ" tư vấn lấy lại tiền bị lừa.

Sau khi tư vấn cũng như giới thiệu các bước làm hồ sơ, "Luật sư Kim Huệ" đề nghị D. chuyển 3 lần với tổng số tiền 11,7 triệu đồng đến số tài khoản 41751797 của Ngân hàng ACB, tên tài khoản là "Nguyen Thi Xuan Bang".

Sau khi chuyển tiền, D. không còn cách nào liên lạc được với vị "luật sư mạng" nữa nên mới đến cơ quan công an trình báo.

Như đã đưa tin, trước đó, trưa 4/12, bà B.T.M (SN 1969, trú phường Vĩnh Trung, quận Thanh Khê) cũng mất 2 tỷ đồng vào tay “công an dỏm” sau khi nhận được thông báo sim điện thoại của mình sẽ bị khóa.

Đối tượng gọi qua số điện thoại 0813155514, tự xưng là “Nguyễn Minh Hải, Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”. Đối tượng thông báo số điện thoại của chị M. có liên quan đến việc làm ăn phi pháp và yêu cầu bà M. cầm cố sổ đỏ và chuyển tiền vào số tài khoản của “cơ quan chức năng” để chứng minh mình không vi phạm pháp luật.

Tin lời, bà M. cầm cố sổ đỏ được 1,7 tỷ đồng rồi chuyển hết số tiền trên vào tài khoản ngân hàng SHB, số 08631663 mang tên “NGUYEN HONG HAI”. Khi đối tượng tên Hải yêu cầu chuyển thêm 300 triệu đồng nữa, bà M. đã vay mượn và tiếp tục chuyển số tiền trên cho đối tượng. Đến ngày 13/12, phát hiện mình bị lừa nên bà đã đến công an phường trình báo…

>>> Mời độc giả xem thêm video Nữ chủ tịch huyện bị lừa 170 tỉ: Các đối tượng sử dụng 109 tài khoản ngân hàng:

Bộ trưởng Lao động nói về phương án sáp nhập với Bộ Nội vụ

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, sẽ tổ chức triển khai một cách có hiệu quả, nghiêm túc và chất lượng việc thực hiện hợp nhất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với Bộ Nội vụ.

Tại Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện năm 2024 phương hướng, nhiệm vụ năm 2025, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Đào Ngọc Dung thông tin về phương án hợp nhất Bộ LĐTBXH với Bộ Nội vụ.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, việc hợp nhất đang được tổ chức triển khai một cách có hiệu quả, nghiêm túc và chất lượng nhất.

Tin mới về sáp nhập Bộ Xây dựng và Bộ GTVT

Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất Bộ Xây dựng và Giao thông còn 24-27 đơn vị, giảm tương đương 35-41% tổng số đầu mối.

Tại cuộc họp báo Bộ Xây dựng chiều nay (27/12), bà Đỗ Thị Phong Lan cho biết, Bộ Xây dựng đã hoàn thành Báo cáo Tổng kết kết quả Bộ Xây dựng triển khai thực hiện Nghị quyết 18 vừa qua.

Bộ cũng đã phối hợp với Bộ Giao thông vận tải (GTVT) hoàn thành Đề án "Hợp nhất GTVT và Bộ Xây dựng” và Đề án “Kết thúc hoạt động của Ban cán sự đảng Bộ Xây dựng và Ban cán sự đảng GTVT, thành lập Đảng bộ Bộ Xây dựng và GTVT" gửi Bộ Tư pháp thẩm định và Bộ Nội vụ tổng hợp, báo cáo Ban chỉ đạo Chính phủ.

Bộ Công Thương đề xuất 2 tháng được điều chỉnh giá điện

Bộ Công Thương đề xuất điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 02 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất. Khi giá bán điện bình quân tăng từ 2% trở lên so với giá hiện hành thì giá điện được phép tăng.

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định cơ chế thời gian điều chỉnh, căn cứ lập và điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân.
Việc này nhằm kịp thời triển khai thi hành Luật Điện lực số 61/2024/QH15, cập nhật các quy định tại Luật Điện lực số 61, phản ánh thực tế chi phí sản xuất kinh doanh điện và việc đơn vị điều độ vận hành hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực đã tách độc lập với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và quy định việc xác định lợi nhuận của các khâu để đảm bảo cơ sở thực hiện ngay khi Luật Điện lực số 61 có hiệu lực.
Bo Cong Thuong de xuat 2 thang duoc dieu chinh gia dien
Ảnh minh hoạ (Internet) 
Theo đó, trong năm, giá bán điện bình quân được xem xét điều chỉnh trên cơ sở cập nhật chi phí khâu phát điện, chi phí mua điện từ các nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ theo thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện và các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá điện.
Điểm đáng chú ý của dự thảo là rút ngắn thời gian giữa các lần điều chỉnh tăng giá điện. Cụ thể, khi giá bán điện bình quân tăng từ 2% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh tăng. Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 2 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất.
Còn khi giá bán điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh giảm tương ứng (giữ nguyên như quy định hiện hành).
Trong khi đó, quy định hiện hành khi giá bán điện bình quân tăng từ 3% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện mới được phép điều chỉnh. Còn thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 3 tháng.