Nữ sinh 11 tuổi "tan vỡ trái tim" vì tổng thống Obama

Tổng thống Obama đã lập tức đến quê hương của cô bé 11 tuổi để hàn gắn trái tim của bé vốn đã "tan vỡ" vì ông. 

Một bé gái 11 tuổi đã viết thư cho Tổng thống Obama buồn bã thổ lộ rằng, trái tim bé đã tan vỡ vì ông chủ Nhà Trắng chưa từng tới thăm South Dakota, quê hương của bé. Ngay sau khi nhận được thư, ông Obama lập tức lên đường tới South Dakota để hàn gắn trái tim của bé gái.

Nu sinh 11 tuoi tan vo trai tim vi tong thong Obama
Tổng thống Obama.

BBC đưa tin, kể từ khi nhậm chức đến nay, Tổng thống Mỹ Obama chưa bao giờ đến thăm bang South Dakota, khiến một bé gái tên là Rebecca, 11 tuổi cảm thấy rất thất vọng. Bé gái đã viết một bức thư cho ông chủ Nhà Trắng để thổ lộ lòng mình.
Bức thư có nội dung như sau:
“Kính gửi Tổng thống Obama,
Cháu đang sống ở Vermillion, South Dakota. Cháu 11 tuổi và rất muốn biết lý do tại sao ngài vẫn chưa ghé thăm bang South Dakota của cháu? Nơi cháu ở có núi Rushmore là nơi ấm nhất của bang. Đôi khi đi dạo trong công viên, cháu còn bắt gặp chó sói, diều hâu và đại bàng.
Hãy đến thăm bang của cháu sớm nhé!
P/s: Đây là hình ảnh minh họa cho trái tim tan vỡ của cháu bởi vì ngài chưa từng đến thăm South Dakota.
Ký tên: Rebecca buồn bã”
Nu sinh 11 tuoi tan vo trai tim vi tong thong Obama-Hinh-2
Bức thư tay của cô bé Rebecca. 
Xúc động với bức thư của cô bé Rebecca, Tổng thống Obama đã quyết định đến thăm quê hương cô bé vào hôm nay (8.5). Phát biểu trên kênh truyền hình địa phương, KSFY-TV, ông Obama nhấn mạnh: "Tôi không thể để người người bạn của mình ở South Dakota cảm thấy bị bỏ quên".
Nu sinh 11 tuoi tan vo trai tim vi tong thong Obama-Hinh-3
Nhà Trắng đăng thông báo trên trang Twitter rằng, trái tim tan vỡ của bé Rebecca có thể được hàn gắn khi Tổng thống Obama tới thăm bang South Dakota.
Trên thực tế, không phải Tổng thống nào cũng có đủ thời gian để thăm tất cả 50 bang của Mỹ trong suốt thời gian đương nhiệm. Chỉ có cựu Tổng thống Bill Clinton, George Bush đã làm được điều này chỉ trong 1 nhiệm kỳ còn các cựu Tổng thống Ronald Regan, George W Bush và Jimmy Carter đều không làm được.
Bang South Dakota có dân số ít hơn một triệu người và có xu hướng ủng hộ các chính trị gia của đảng Cộng hòa. Nơi đây có núi Rushmore, tạc chân dung khổng lồ của 4 vị Tổng thống Mỹ: George Washington, Thomas Jefferson, Theodore Roosevelt và Abraham Lincoln.

Từ Brest đến Berlin: Hành trình đánh bại phát xít Đức

(Kiến Thức) - Từ Brest đến Berlin là một công trình của nhiếp ảnh gia Sergey Larenkov mô tả hành trình đánh bại phát xít Đức của Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến II.

Ngày 21/6/1941, phát xít Đức bội ước tấn công Liên Xô và Pháo đài Brest là mục tiêu tấn công đầu tiên. Trận phòng thủ pháo đài Brest về cơ bản chỉ kéo dài 9 ngày (22-30/6/1941). Tuy nhiên, một số trận đánh nhỏ vẫn tiếp tục nổ ra trong pháo đài đến ngày 20/7/941 do bính sĩ Liên Xô ẩn náu dưới hầm ngầm và tiếp tục chiến đấu.
 Ngày 21/6/1941, phát xít Đức bội ước tấn công Liên Xô và Pháo đài Brest là mục tiêu tấn công đầu tiên. Trận phòng thủ pháo đài Brest về cơ bản chỉ kéo dài 9 ngày (22-30/6/1941). Tuy nhiên, một số trận đánh nhỏ vẫn tiếp tục nổ ra trong pháo đài đến ngày 20/7/941 do bính sĩ Liên Xô ẩn náu dưới hầm ngầm và tiếp tục chiến đấu.
Những bức ảnh trong bài chỉ là một ít trong 1.000 bức ảnh ghép giữa quá khứ và hiện tại mà Sergey Larenkov phải mất 6 năm mới hoàn thành. Trong ảnh: Lính Đức ở Pháo đài Brest.
Những bức ảnh trong bài chỉ là một ít trong 1.000 bức ảnh ghép giữa quá khứ và hiện tại mà Sergey Larenkov phải mất 6 năm mới hoàn thành. Trong ảnh: Lính Đức ở Pháo đài Brest.

Bốn nguyên nhân Nga-Trung tập trận ở Địa Trung Hải

(Kiến Thức) - Trang mạng tin tức quân sự Sina Military phân tích bốn nguyên nhân dẫn đến việc Nga-Trung quyết định tập trận hải quân chung ở Địa Trung Hải.

Bắt đầu vào tuần tới, đây lần đầu tiên Nga-Trung tập trận chung ở Địa Trung Hải. Trong khi đó, kể từ năm 2012, hai quốc gia này duy trì các cuộc tập trận hải quân thường niên ở Thái Bình Dương.
Trong cuộc họp báo hàng tháng, Phát ngôn viên Cảnh Nhạn Sinh của Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói:  “Mục đích (của cuộc tập trận) là làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác thiết thực và thân thiện giữa hai nước cũng như tăng cường khả năng chiến đấu của lực lượng hải quân Nga-Trung trước các mối đe dọa an ninh hàng hải”. Đồng thời, ông Cảnh Nhạn Sinh khẳng định: “Các bài tập không nhắm tới bất cứ bên thứ ba nào cũng như không liên quan tới tình hình an ninh khu vực”.