Nóng: Phát hiện mộ vua niên đại 5.000 năm ở Trung Quốc

Giới khảo cổ Trung Quốc tìm thấy ngôi mộ có niên đại 5.000 năm, có thể là của một vị vua tiền sử.

Ngôi mộ nằm ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) là một phần của di chỉ khảo cổ được phát hiện cuối năm 2021 tại Vương Trang, Vĩnh Thành, SCMP đưa tin.
Xinhua hôm 14/10 đưa tin ngôi mộ mới được tìm thấy, ký hiệu M27, có cấu trúc "lớn" với tổng diện tích hơn 17 mét vuông, có quan tài bên trong và bên ngoài.
Nong: Phat hien mo vua nien dai 5.000 nam o Trung Quoc
Ảnh minh họa.
Các nhà khảo cổ tìm thấy nhiều cổ vật thường được chôn trong mộ, trong đó có hơn 100 cổ vật bằng gốm và gần 200 trang sức bằng ngọc nhỏ, cũng như công cụ bằng xương hay thi thể động vật.
Zhu Guanghua, giáo sư trường sử thuộc Đại học Sư phạm Bắc Kinh cho biết phát hiện mới "chỉ ra rằng khu vực Vương Trang có thể không chỉ là một khu dân cư thông thường mà là kinh đô của một vương quốc tiền sử".
Khu mộ ước tính rộng khoảng 12 hecta (120.000 m2), 400 mét từ nam tới bắc và 300 mét từ đông tới tây.
Khu vực khảo cổ được phát hiện khi người dân Vương Trang đang cải tạo một số ao hồ thì thấy nhiều ngôi mộ trong một hố sâu, kèm theo nhẫn, trang sức và đĩa ngọc, cũng như đầu mũi tên bằng xương và đồ gốm.

5 khám phá khảo cổ đặc biệt gây chấn động toàn cầu năm 2022

2022 là năm mà giới khảo cổ có nhiều phát hiện quan trọng. Những khám phá khảo cổ này giúp các chuyên gia giải mã được nhiều bí mật về cuộc sống của người xưa.

5 kham pha khao co dac biet gay chan dong toan cau nam 2022
Vào tháng 4/2022, các nhà khảo cổ đã khai quật được tàn tích của một ngôi đền cổ đại thờ thần Zeus tại Tell el-Farma - một khu vực khảo cổ ở phía tây bắc bán đảo Sinai, Ai Cập. Nhờ khám phá khảo cổ này, các chuyên gia phát hiện một trận động đất cổ đại cực mạnh đã phá hủy cổng đền. 

Sinh vật kỳ dị đầu như lưỡi búa, sở hữu chất độc đáng sợ

Giun đầu búa là loại cực độc, có nhiều màu sắc, đầu giun dẹp có hình nấm. Nó tiết ra chất Tetrodotoxin, chất độc thần kinh gây suy nhược tương tự được tìm thấy trong cá nóc.

Sinh vat ky di dau nhu luoi bua, so huu chat doc dang so
Cư trú ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới ở châu Á, châu Úc, Nam Mỹ và một số đảo Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, giun đầu búa (chi Bipalium) thuộc nhóm động vật không xương sống cổ xưa được gọi là giun dẹp trên cạn (họ Geoplanidae). Ảnh: Repubblica