Nói lời sau cùng, vì sao Vũ "nhôm" đề nghị HĐXX tuyên bản án vô tội?

(Kiến Thức) - Sau 7 ngày xét xử, phiên tòa phúc thẩm vụ thâu tóm “đất vàng” ở Đà Nẵng kết thúc phần tranh luận, chuyển sang lời nói sau cùng của các bị cáo. Bị cáo Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm") đề nghị HĐXX tuyên bản án vô tội và không bồi thường khiến cả khán phòng bất ngờ.

Cụ thể, khi được tòa cho nói lời sau cùng bị cáo Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm") cho biết, mình chỉ là người đi mua, còn bán như thế nào là chuyện của bên bán, giá cả, chủ trương cho đổi tên, giảm 10% là chuyện của Nhà nước. Vũ "nhôm" cho rằng bản thân không có câu kết bất kỳ với cán bộ nào, nên quy kết “đồng phạm” là không có cơ sở. Vũ "nhôm" đề nghị xử lý nghiêm những cơ quan tố tụng cố tình làm sai hồ sơ; đề nghị HĐXX tuyên bản án vô tội và không bồi thường.
Được quyền tự bào chữa, Phan Văn Anh Vũ cho rằng 910 ngày bị giam vừa qua là oan ức, bị tuyên 4 bản án với hình phạt tổng cộng 65 năm tù, nhưng không bản án nào đưa ra được chứng cứ buộc tội.
Vũ "nhôm" trình bày về quá trình kinh doanh bất động sản trong 17 năm qua để chứng minh việc kinh doanh của mình là hợp pháp, và cho rằng bản án sơ thẩm tuyên là trái pháp luật.
Noi loi sau cung, vi sao Vu
 Vũ "nhôm" đề nghị HĐXX tuyên bản án vô tội.
Bị cáo cũng “băn khoăn” việc ông Nguyễn Văn Cán (cựu Phó Chánh Văn phòng UBND TP Đà Nẵng) được miễn trách nhiệm hình sự, trong khi mình phải nhận mức án cao nhất so với các bị cáo còn lại.
Bào chữa cho hành vi phạm tội mà bản án sơ thẩm đưa ra, Phan Văn Anh Vũ tiếp tục khẳng định: TP Đà Nẵng có chủ trương bán nhà đất công sản thì mua chứ không biết chủ trương đó đúng hay sai. Cáo buộc bị cáo lợi dụng chủ trương, chính sách của Nhà nước là không có cơ sở...
Nói lời sau cùng, bị cáo Văn Hữu Chiến, cựu Chủ tịch Đà Nẵng nói những điều ông trình bày suốt mấy ngày qua đề nghị VKS ghi nhận, HĐXX xem xét. Đặc biệt, phải xem xét trong bối cảnh thành phố như thế nào, bởi sức ép đưa thành phố trở thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa trước năm 2020, bị cáo và các bị cáo khác vì mục tiêu chung của thành phố. Đề nghị trả lại hồ sơ, điều tra lại.
Bị cáo Nguyễn Ngọc Tuấn (cựu Giám đốc Sở Xây dựng) cho biết, bị cáo phạm tội lần đầu, mong HĐXX xem xét, bị cáo tự nguyện bồi thường thiệt hại. Trong quá trình truy tố, xét xử, bị cáo thành khẩn, hợp tác và đã được ghi nhận tại phiên phúc thẩm. Mong được giảm ở mức cao nhất ở hai tội danh.
Xem thêm video: Khởi tố nguyên Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín liên quan Vũ "nhôm"
Bị cáo Trần Văn Minh, cựu Chủ tịch Đà Nẵng cho biết, qua 7 ngày làm việc HĐXX đã tạo điều kiện cho ông và các bị cáo khác trình bày với những chứng cứ mới. Bản thân bị cáo cảm ơn HĐXX tạo điều kiện để đối đáp chính xác, qua đó Viện Kiểm sát có nhiều ý kiến và bị cáo nghĩ rằng đó là những điều đã được chấp thuận. Qua đó, bộc lộ nhiều vấn đề cần xem xét trong truy tố, xét xử.
Bị cáo Minh khẳng định, mình không vi phạm vào hai tội danh, bị cáo có niềm tin được HĐXX xem xét thấu đáo, đúng sự thật. Ông Minh mong HĐXX quan tâm tới Quyết định 14, đây là “phao cứu sinh” của bị cáo, của các bị cáo ngồi đây. Ông Minh nói, hầu hết các bị cáo đều tuổi lớn, và đều có bệnh, nhưng vì sinh mệnh nên phải đứng đây nói lời sau cùng. Bị cáo đề nghị tuyên mình vô tội và mong muốn tòa xem xét lại với các bị cáo với tư cách làm vì là cơ quan tham mưu, vì trách nhiệm chung của thành phố.
Đào Tấn Bằng cho biết, rất cảm ơn Viện Kiểm sát đã tiếp thu các ý kiến của bị cáo tại phiên tòa để giảm hình phạt cho bị cáo. Bị cáo mong HĐXX xem xét các tình tiết liên quan, bị cáo phạm tội lần đầu, và trong công tác có đóng góp cho thành phố. Cùng đó, gia đình bị cáo được Đảng, Nhà nước tặng huân huy chương cao quý, bị cáo cũng đã nhận thức được và ăn năn hối cải. Bị cáo mong muốn được tự cải tạo, có điều kiện nuôi dưỡng mẹ già…
Các bị cáo khác cũng mong HĐXX quan tâm tới quá trình công tác, quá trình cống hiến cho TP Đà Nẵng, xem xét thấu đáo mọi chứng cứ, bối cảnh để tuyên bản án phù hợp, một số bị cáo đề nghị tuyên bình vô tội, miễn trách nhiệm hình sự.
Hội đồng xét xử TAND cấp cao tại Hà Nội cho biết: Hội đồng xét xử sẽ tiến hành nghị án, tuyên án vào chiều ngày 12/5.

Tòa tuyên án Vũ "nhôm" và các đồng phạm trong hôm nay

(Kiến Thức) - Hôm nay (20/12), TAND TP HCM tiếp tục xét xử sơ thẩm vụ án lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Ngân hàng Đông Á (DAB).

Do xuất hiện các lời khai mới của bị cáo Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79) và các đồng phạm tại DAB nên phiên tòa được nghị án kéo dài.
Hôm nay (20/12), TAND TP HCM sẽ tuyên án Vũ "nhôm" và đồng phạm.

Không góp vốn, cựu tướng công an vẫn có 20% cổ phần trong công ty Vũ "nhôm"

Chủ tọa khẳng định việc cựu trung tướng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Phan Hữu Tuấn đứng tên thành lập công ty bình phong cùng với Vũ “Nhôm” là trái Luật Doanh nghiệp.

Chiều 10/6, Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “Nhôm”, cựu Phó trưởng phòng thuộc Tổng cục Tình báo, Bộ Công an) được đưa trở lại tòa sau khi bị cách ly trong thời gian HĐXX xét hỏi một số bị cáo từng là cấp trên phụ trách trực tiếp của Vũ.

Hơn 20.000 tỉ đồng từ các dự án của Vũ “nhôm” khi nào được thu hồi?

Kết luận của Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa chuyển hồ sơ sang VKSND, đề nghị truy tố 21 bị can trong vụ án bán đất công sản cho Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ nhôm) gây thất thoát tài sản nhà nước hàng chục nghìn tỉ đồng xảy ra tại Đà Nẵng vừa được công bố. Điều dư luận, nhân dân quan tâm là hơn 20.000 tỉ đồng được cho là thất thoát liệu có thu hồi được?

Từ 2012, Thanh tra Chính phủ từng kết luận về những sai phạm trong quản lý đất đai, gây thất thoát ngân sách hàng chục tỉ đồng. Thanh tra cũng buộc Đà Nẵng phải khắc phục, thu hồi 3.400 tỉ đồng cho ngân sách. Trong những dự án sai phạm lần đó, có ít nhất 5 dự án bất động sản có liên quan đến ông Phan Văn Anh Vũ - tức Vũ nhôm. Tuy nhiên, đến nay Đà Nẵng vẫn chưa khắc phục, thu hồi được số tiền thất thoát nói trên. Cái khó lớn nhất là phần lớn các dự án đều đã bị mua bán, chuyển đổi, sang nhượng qua nhiều nhà đầu tư khác nhau.