Nỗi khổ đại gia đi siêu xe ở Việt Nam

Chi phí nuôi xe cao, xe không được sử dụng nhiều, còn người sở hữu siêu xe thì thường xuyên bị dư luận soi mói.

Những liệt kê trên là nỗi khổ mà các đại gia có siêu xe tại Việt Nam đang phải gánh chịu.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc có trong garage một hoặc nhiều cỗ máy thuộc các thương hiệu khủng như Lamborghini, Ferrari, Bentley hay Rolls-Royce có thể khiến không ít đại gia Việt đã, đang và sẽ phải đau đầu khá nhiều. Vậy, đi kèm với sự sung sướng và thỏa mãn khi sắm siêu xe là những vấn đề gì?

Mua tốn kém, nuôi xe còn tốn hơn

Việc sắm ô tô tại Việt Nam nói chung vốn đã đòi hỏi mức chi phí cao hơn mặt bằng chung của khu vực và thế giới tới 2-3 lần. Một chiếc xe bình dân tại Việt Nam như Kia Morning cũng đã đắt ngang hoặc thậm chí là hơn giá của một chiếc xe hạng trung như Honda Civic ở nước ngoài.
Giá siêu xe và xe siêu sang tại Việt Nam cũng bằng 2-3 lần giá một chiếc xe tương tự tại Mỹ.
Giá siêu xe và xe siêu sang tại Việt Nam cũng bằng 2-3 lần giá một chiếc xe tương tự tại Mỹ. 
Tương tự như vậy, giá siêu xe và xe siêu sang tại Việt Nam cũng bằng 2-3 lần giá một chiếc xe tương tự tại Mỹ. Do đó, để sở hữu những cỗ máy khủng như một chiếc Ferrari đời mới, các đại gia Việt phải tốn hàng chục tỷ đồng cho việc mua sắm xe.
Vì quá tốn nên trước đây, không ít các đại, thiếu gia tìm cách lách luật bằng cách mua xe đã qua sử dụng và gắn biển nước ngoài. Dù có “né” được khá nhiều loại thuế nhưng chi phí cho biển xe cũng không hề ít.
Trong một cuộc trò chuyện, một thiếu gia chơi xe thuộc dạng khủng ở Hà Nội cho biết chi phí trước đây mà anh này dùng để “nuôi” biển xe ngoại giao của chiếc Ferrari 458 Italia đã lên tới trên dưới 5.000 USD/tháng.
Nhẩm tính lại, sau 2 năm chơi xe, riêng chi phí cho biển xe đã lên tới 120.000 USD, ngang với một chiếc xe hạng sang. Tuy nhiên, theo tay chơi này, chi phí như thế vẫn còn rẻ, bởi khá nhiều tay chơi Việt xài siêu xe theo kiểu ngắn ngày, mua siêu xe chơi vài tháng hoặc 1-2 năm rồi bán lại cho showroom hoặc cho tái xuất và mất vài chục hoặc một hai trăm ngàn USD cho cái gọi là chi phí “chơi xe”.
Hiện nay, cách chơi này không còn dễ được áp dụng, bởi nguồn nhập xe cao cấp bị hạn chế và rất khó để xài các chiêu trốn thuế bằng biển nước ngoài. Do đó, nếu muốn chơi siêu xe hoặc xe siêu sang, các đại gia sẽ phải bỏ ra chi phí ban đầu rất lớn, và việc nuôi xe cũng ngất ngưởng không kém.

Đại gia Minh "nhựa", một trong những tay chơi xe khủng nhất Việt Nam cũng từng chia sẻ trên báo chí về mức độ “nuốt tiền” của việc nuôi siêu xe. Chẳng hạn, mỗi khi siêu xe Bugatti Veyron của anh cần bảo trì bảo dưỡng, chi phí chi trả lên tới hàng chục ngàn USD là chuyện thường.

Mỗi khi thay mâm, anh này sẽ tốn 25.000 USD cho mỗi cái, chưa kể bộ lốp siêu xe và còn phải mời các chuyên gia nước ngoài với đầy đủ các máy móc chẩn đoán sang Việt Nam, hay việc phải đặt hàng phụ tùng từ nước ngoài.
Một khi xe “sụt sịt” hoặc gặp tai nạn, sự cố, số tiền đổ vào những cỗ máy tiền tỷ này cũng khiến những người ngoại đạo nghe xong phải choáng váng.

Dù vậy, đã chơi đã mê thì tốn kém là chuyện nhỏ và nó chỉ lớn khi tình hình kinh doanh của chủ xe đi xuống và túi tiền không còn đủ để thỏa mãn đam mê.


Dễ 'ốm' và thường xuyên bị ‘đắp chiếu’

Phần lớn các siêu xe hoặc xe siêu sang tại Việt Nam đều là hàng nhập ngoài, không chính hãng từ các thị trường như Anh, Mỹ, Trung Đông. Những chiếc xe này không có những chi tiết nhiệt đới hóa cho phù hợp với khí hậu Việt Nam. Do đó, khi phải đối mặt với sự thất thường của thời tiết tại Việt Nam, các mẫu xe này dễ gặp sự cố, và việc khắc phục không chỉ tốn tiền mà còn tốn nhiều công phu cũng như thời gian.

Siêu xe cũng dễ bị ốm.
 Siêu xe cũng dễ bị ốm.
Không ít chủ xe phải chuyển xe sang Singapore để sửa, bởi các chuyên gia không thể sang Việt Nam hay thiếu đồ thay thế.
Bên cạnh đó, với những đặc trưng như gầm thấp, thiết kế thể thao, hầu hết các dòng siêu xe đều rất kén đường. Do đó, hầu hết các chủ siêu xe tại Việt Nam đều phải chọn đường để đi bởi những đoạn đường nhiều ổ gà hay lầy lội tại rất nhiều nơi sẽ là “mồ chôn” các cỗ máy khủng.

Dù có hết sức chọn lựa, việc dính sự cố bởi một ổ gà hay hòn đá trên đường là rất khó tránh, chưa kể đến khả năng dính xây xước trong các khu phố đông đúc ở Hà Nội hay TP.HCM. Vì thế, không ít siêu xe tại Việt Nam đã xuất hiện trên báo quốc tế với hình ảnh đang nằm trên xe cứu hộ.

Ngoài ra, việc ít sử dụng xe hoặc thường xuyên sử dụng ở tốc độ thấp cũng khiến những cỗ máy đắt tiền này dễ dàng đổ bệnh.

Thường xuyên bị 'soi'

Việc sở hữu siêu xe sẽ giúp người chủ nâng tầm đẳng cấp và nhận được ánh mắt ngưỡng mộ cũng như ghen tị của rất nhiều người. Bên cạnh sự tự hào, sung sướng, sau một thời gian không ít chủ xe sẽ thấy mệt mỏi vì bị dư luận soi mói.

 
Đôi khi, nhất cử nhất động của họ đều có thể lọt vào ống kính của báo giới hoặc của các tín đồ yêu xe. Có lẽ vì thế nên phần lớn các đại gia chơi siêu xe tại Việt Nam thường chỉ xuất đầu lộ diện vào buổi tối để hạn chế tối đa việc bị soi mói về xe cũng như đời tư. Họ cũng ít khi chia sẻ hoặc công khai hoàn toàn trên báo giới về những món hàng khủng mà mình sở hữu.
Dù việc sở hữu và sử dụng siêu xe khiến không ít người phải hao tâm tốn của, nhiều đại gia mê xe vẫn muốn "chịu khổ" vì niềm đam mê này và rất nhiều người khác vẫn tiếp tục mơ ước có ngày được ngồi sau vô lăng những cỗ máy đẹp đẽ, đắt tiền đó. Sự chịu chơi của các đại gia Việt trong thời gian qua chính là lý do để các thương hiệu khủng mạnh tay đầu tư để đổ bộ vào Việt Nam.

Chiêm ngưỡng áo lót bọc vàng

(Kiến Thức) - Thiết kế độc đáo, hợp thời thượng, giá trị cao, những món đồ bọc vàng của Trung Quốc khiến người xem không khỏi ngỡ ngàng.

Chiếc xe hơi thể thao bọc vàng được trưng bày tại Nam Kinh ngày 29/3/2011.
 Chiếc xe hơi thể thao bọc vàng được trưng bày tại Nam Kinh ngày 29/3/2011.
Bồn tắm vàng trong 1 sự kiện tại Thượng Hải vào ngày 28/4/2006.
 Bồn tắm vàng trong 1 sự kiện tại Thượng Hải vào ngày 28/4/2006.

Soi giá "khủng" của cà phê "độc" nhất thế giới

(Kiến Thức) - Nếu bạn nghĩ rằng loại cà phê hiện tại bạn đang uống đã là tốn kém thì 10 loại cà phê sau đây được coi là đắt đỏ nhất thế giới.

Cà phê Yauco Selecto AA là loại cà phê đặc trưng của vùng Yauco, Puerto Rico, được bán với giá bán 24 USD/pound. Hương vị dịu nhẹ và thơm ngon của loại cà phê này đã chinh phục những người yêu thích cà phê trên khắp thế giới, đặc biệt là những người nhiều tiền.
 Cà phê Yauco Selecto AA là loại cà phê đặc trưng của vùng Yauco, Puerto Rico, được bán với giá bán 24 USD/pound. Hương vị dịu nhẹ và thơm ngon của loại cà phê này đã chinh phục những người yêu thích cà phê trên khắp thế giới, đặc biệt là những người nhiều tiền. 
Starbucks Rwanda Blue Bourbon là loại cà phê được trồng ở Gatare và Karengara, Rwanda. Starbucks đã giới thiệu cho đất nước này loại cà phê xanh Bourbon khi công ty đến thăm trại rửa cà phê của Rwanda vào năm 2004. Ngày nay, Bourbon trở thành loại cây trồng chính của vùng đất này. Loại cà phê Rwanda Blue Bourbon cũng được bán với giá 24 USD/pound.
 Starbucks Rwanda Blue Bourbon là loại cà phê được trồng ở Gatare và Karengara, Rwanda. Starbucks đã giới thiệu cho đất nước này loại cà phê xanh Bourbon khi công ty đến thăm trại rửa cà phê của Rwanda vào năm 2004. Ngày nay, Bourbon trở thành loại cây trồng chính của vùng đất này. Loại cà phê Rwanda Blue Bourbon cũng được bán với giá 24 USD/pound. 
Đắt đỏ hơn phải kể đến loại cà phê Hawaiin Kona Cofee, loại cà phê được trồng ở vùng đất Mauna Loa và dốc Hualalai của đảo Hawaii, Anh và được bán với giá 34 USD/pound. Người Brazil đã mang tới vương quốc Anh giống cà phê Kona và trồng trên vùng đất núi lửa màu mỡ vào năm 1820. Khí hậu ở đây rất thích hợp cho việc canh tác giống cà phê này.
Đắt đỏ hơn phải kể đến loại cà phê Hawaiin Kona Cofee, loại cà phê được trồng ở vùng đất Mauna Loa và dốc Hualalai của đảo Hawaii, Anh và được bán với giá 34 USD/pound. Người Brazil đã mang tới vương quốc Anh giống cà phê Kona và trồng trên vùng đất núi lửa màu mỡ vào năm 1820. Khí hậu ở đây rất thích hợp cho việc canh tác giống cà phê này. 
Los Planes là loại cà phê được trồng ở Citala, El Salvador. Loại cà phê này đã giành được khá nhiều giải thưởng trong các cuộc thi cà phê, trong đó có cúp bạc ở "Cup of Excellence" năm 2006. Bạn có thể thưởng thức loại cà phê tuyệt ngon này với giá 40 USD/pound.
Los Planes là loại cà phê được trồng ở Citala, El Salvador. Loại cà phê này đã giành được khá nhiều giải thưởng trong các cuộc thi cà phê, trong đó có cúp bạc ở "Cup of Excellence" năm 2006. Bạn có thể thưởng thức loại cà phê tuyệt ngon này với giá 40 USD/pound. 
Cà phê Blue Mountain, như tên gọi của nó, được trồng ở vùng núi Blue Mountains của Jamaica. Đây là loại cà phê phổ biến và được những người sành cà phê mê mẩn bởi hương vị và màu sắc tuy nhẹ nhàng nhưng mạnh mẽ. Nhật Bản nhập khoảng 85% cà phê loại này. Giá được bán ra là 49 USD/pound.
 Cà phê Blue Mountain, như tên gọi của nó, được trồng ở vùng núi Blue Mountains của Jamaica. Đây là loại cà phê phổ biến và được những người sành cà phê mê mẩn bởi hương vị và màu sắc tuy nhẹ nhàng nhưng mạnh mẽ. Nhật Bản nhập khoảng 85% cà phê loại này. Giá được bán ra là 49 USD/pound.
Được đánh giá cao nhất trong lịch sử những sản phẩm nhận danh hiệu "Cup of Excellence", loại cà phê Fazenda Santa Ines nổi tiếng và được đông đảo người dân ở Canada, Úc đón nhận. Sản phẩm cà phê độc quyền này được bán ở một số cửa hàng đặc biệt trên thế giới với giá 50 USD/pound. Những người từng thưởng thức loại cà phê này đều cho rằng nó có vị ngọt của hoa quả và caramen.
Được đánh giá cao nhất trong lịch sử những sản phẩm nhận danh hiệu "Cup of Excellence", loại cà phê Fazenda Santa Ines nổi tiếng và được đông đảo người dân ở Canada, Úc đón nhận. Sản phẩm cà phê độc quyền này được bán ở một số cửa hàng đặc biệt trên thế giới với giá 50 USD/pound. Những người từng thưởng thức loại cà phê này đều cho rằng nó có vị ngọt của hoa quả và caramen.  
Cà phê El Injerto có nguồn gốc từ Huehuetenango, Guatemala. Năm 2006, loại cà phê này đứng ở vị trí thứ 4 trong giải thưởng "Cup of Excellence". Bạn có thể mua nó với giá 50 USD/pound.
 Cà phê El Injerto có nguồn gốc từ Huehuetenango, Guatemala. Năm 2006, loại cà phê này đứng ở vị trí thứ 4 trong giải thưởng "Cup of Excellence". Bạn có thể mua nó với giá 50 USD/pound. 
Đảo Helena cách 1.200 dặm ngoài khơi bờ biển của châu Phi là vùng đất tốt của loại cà phê mang tên chính hòn đảo này - cà phê Helena. Nó thậm chí rất nổi tiếng từ thời Napoleon Bonaparte, người đã ca ngợi giống cà phê được gieo trồng từ Helena. Bạn có thể thưởng thức hương vị đặc biệt của nó với giá 79 USD/pound.
Đảo Helena cách 1.200 dặm ngoài khơi bờ biển của châu Phi là vùng đất tốt của  loại cà phê mang tên chính hòn đảo này - cà phê Helena. Nó thậm chí rất nổi tiếng từ thời Napoleon Bonaparte, người đã ca ngợi giống cà phê được gieo trồng từ Helena. Bạn có thể thưởng thức hương vị đặc biệt của nó với giá 79 USD/pound.  
Hacienda La Esmeralda's Geisha là loại cà phê được trồng ở Boquete, Panama. Đây cũng là loại cà phê phổ biến trên toàn thế giới bởi hương vị độc đáo. Những cây cà phê sẽ được trồng dưới bóng những cây ổi. Có thể chính vì thế mà nó có hương vị riêng chăng? Bạn có thể mua nó với giá 104 USD/pound.
 Hacienda La Esmeralda's Geisha là loại cà phê được trồng ở Boquete, Panama. Đây cũng là loại cà phê phổ biến trên toàn thế giới bởi hương vị độc đáo. Những cây cà phê sẽ được trồng dưới bóng những cây ổi. Có thể chính vì thế mà nó có hương vị riêng chăng? Bạn có thể mua nó với giá 104 USD/pound.
Luwak cà phê, thường được gọi là cà phê cầy hương, xứng đáng với vị trí số 1 trong danh sách 10 loại cà phê đắt nhất trên thế giới, được bán với giá 160 USD/pound. Đây là loại cà phê đặc biệt chỉ có ở Tây Lampung (Indonesia). Cầy hương sẽ ăn hạt cà phê và trong dạ dày, cà phê sẽ lên men một phần trước khi được thải ra. Mùi vị của nó chắc chắn sẽ khác nhiều soi với các loại cà phê thông thường khác.
 Luwak cà phê, thường được gọi là cà phê cầy hương, xứng đáng với vị trí số 1 trong danh sách 10 loại cà phê đắt nhất trên thế giới, được bán với giá 160 USD/pound. Đây là loại cà phê đặc biệt chỉ có ở Tây Lampung (Indonesia). Cầy hương sẽ ăn hạt cà phê và trong dạ dày, cà phê sẽ lên men một phần trước khi được thải ra. Mùi vị của nó chắc chắn sẽ khác nhiều soi với các loại cà phê thông thường khác.