Nợ xấu nhóm 5 tăng 28%, Sacombank tiếp tục hoãn chia cổ tức

Để hoàn tất đề án tái cơ cấu, Sacombank đã đẩy mạnh việc xử lý nợ xấu và các vấn đề tồn đọng thời gian qua. Hiện tỷ lệ nợ xấu của Sacombank được duy trì ở mức 2,28%, trong khi tỷ lệ toàn ngành trên 3%.

Theo báo cáo tài chính quý 1/2024 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - mã chứng khoán: STB), ngân hàng ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất quý 1 đạt 2.654 tỷ đồng, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong quý đầu năm, thu nhập lãi thuần của Sacombank tăng 2% so với cùng kỳ, đạt 5.951 tỷ đồng nhờ chi phí lãi và các chi phí tương tự giảm 19% hay 1.537 tỷ đồng. Thu nhập lãi và các khoản thu nhập cũng giảm hơn 3% hay 1.423 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, thu nhập ngoài lãi của Sacombank giảm 4,1%, xuống 924 tỷ đồng. Trong quý I, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ giảm 12%, xuống 578 tỷ đồng; lãi thuần từ chứng khoán kinh doanh tăng 19%, đem về 308 tỷ đồng. Ngân hàng không thuyết minh chi tiết cho những khoản mục trên.
Lãi thuần từ chứng khoán đầu tư cao gấp hơn 3,5 lần so với cùng kỳ trong khi lãi thuần từ hoạt động kinh doanh khác giảm 44%. Tuy nhiên, hai mảng này đóng góp không đáng kể vào lợi nhuận của Sacombank.
No xau nhom 5 tang 28%, Sacombank tiep tuc hoan chia co tuc
 Sacombank đang có tiến triển tốt trong việc xử lý nợ xấu?
Tính đến ngày 31/3/2024, tổng tài sản Sacombank là 693.535 tỷ đồng, tăng 2,8% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 3,7% lên 500.408 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 4,4% lên 533.358 tỷ đồng.
Về chất lượng tài sản, báo cáo tài chính cho thấy nợ xấu của Sacombank tăng 3,8% trong 3 tháng đầu năm lên 11.402 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay đi ngang ở mức 2,28%. Hiện nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) là 6.282 tỷ đồng, tăng 28% trong quý 1.
Tỷ lệ dự phòng bao phủ nợ xấu của Sacombank được cải thiện từ 69% lên 73%.
Các khoản phải thu của Sacombank giảm mạnh hơn 9.000 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm (tương đương giảm 21,7%) xuống còn 32.910 tỷ đồng. Các khoản lãi, phí phải thu giảm 3,2% xuống 5.503 tỷ đồng.
Tính đến cuối quý I, Sacombank có 22.496 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối. Trong năm 2024, ngân hàng dự kiến sẽ tiếp tục không chia cổ tức do vẫn chưa thể hoàn thành đề án tái cơ cấu.
Theo thông tin từ ĐHĐCĐ năm nay, Sacombank đã đấu giá thành công KCN Phong Phú và thu được 20% số tiền đấu giá, dự kiến 40% tổng số tiền sẽ được thanh toán tiếp trong năm 2024 và 40% còn lại sẽ thanh nốt trong năm 2025. Ngoài ra, ngân hàng dự kiến sẽ hoàn thành phương án xử lý cổ phiếu của ông Trầm Bê, từ đó có đủ điều kiện để tiến hành chia cổ tức.
Đánh giá về quá trình xử lý nợ xấu của Sacombank, PGS. TS Nguyễn Hữu Huân, Trưởng bộ môn Thị trường Tài chính, Đại học Kinh tế TP. HCM, cho rằng những thành tựu nhất định trên đã cho thấy quyết tâm cao của ban lãnh đạo ngân hàng, đặc biệt là trong bối cảnh đề án tái cơ cấu trước đó chưa tính đến những khó khăn của thị trường trong nhiều năm qua (như Covid-19, căng thẳng địa chính trị hay nợ xấu chung của thị trường tăng lên…).
Theo ông Huân, việc Sacombank từ ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao xuống mức thấp, thậm chí có thể thấp hơn 3% trong khi tỷ lệ toàn ngành trên 3%, là một thành quả rất đáng ghi nhận. “Nếu xử lý nợ tốt, Sacombank có thể mở ra thời kỳ mới, thời kỳ cổ đông sẽ hưởng lợi từ kết quả lợi nhuận của ngân hàng”, ông Huân nói.

1.001 kiểu mất tiền của khách hàng khi dùng thẻ tín dụng

Có nhiều nhân viên ngân hàng do áp lực chạy chỉ tiêu mở thẻ tín dụng nên bỏ qua khâu tư vấn hoặc chỉ tư vấn mặt lợi, không tư vấn mặt bất lợi cho khách hàng.

Không chỉ là vụ dư nợ thẻ tín dụng từ 8,5 triệu đồng biến thành 8,8 tỉ đồng tại Ngân hàng Eximbank mà còn hàng ngàn trường hợp người tiêu dùng khác cũng dở khóc dở cười với thẻ tín dụng.

Méo mặt vì thẻ tín dụng

Chị Minh Thư (ngụ quận Tân Bình, TP.HCM) cho biết chị sở hữu hai thẻ tín dụng với hai chu kỳ trả nợ khác nhau. Khi mở thẻ tín dụng, chị chỉ được nhân viên ngân hàng tư vấn những thông tin như quyền lợi của khách hàng sử dụng thẻ, được miễn lãi phát hành thẻ năm đầu, được nhắc về chu kỳ miễn lãi… nhưng lại không được cảnh báo về mức phí, lãi phạt khủng khi khoản vay bị chậm trả.

Mới đây, chị được ngân hàng nơi chị đang có khoản vay thế chấp để kinh doanh, gọi điện thoại thông báo rằng “lịch sử tín dụng không tốt” do đang có khoản nợ cùng bị nhảy nhóm 2 trên Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC). Nếu không nhanh chóng trả nợ thì khoản vay tại ngân hàng này sẽ không còn được hưởng lãi suất ưu đãi, cũng như khó có thể được vay mới.

Khi nhận được thông báo trên, chị mới vỡ lẽ mình có dư nợ vài triệu đồng do thẻ tín dụng bị quá hạn 15 ngày. Ngay sau đó, chị tiến hành trả nợ, đóng lãi phạt và hủy một thẻ, chỉ giữ lại một thẻ.

Hủy ngay thẻ không sử dụng

Để không bị dính nợ xấu thẻ tín dụng, anh Nguyễn Tuấn Anh, chủ một doanh nghiệp tại TP.HCM, chia sẻ: Anh hiện có bốn thẻ tín dụng, với doanh nghiệp thì nợ xấu là một đòn trí mạng nên anh rất quan tâm việc trả nợ đúng hạn. Để chắc ăn, anh có thói quen cài đặt thông báo tin nhắn trên điện thoại để nhắc thời điểm trả nợ của từng khoản vay.

“Sau vụ lùm xùm về một khoản vay chỉ có dư nợ hơn 8,5 triệu đồng mà sau 11 năm lên đến hơn 8,8 tỉ đồng, tôi thật sự sốc. Việc đầu tiên sau khi biết thông tin này là tôi kiểm tra lại tất cả thẻ tín dụng mà tôi đang dùng. Thẻ nào ít dùng tôi ra ngân hàng để hủy ngay” - anh Tuấn Anh nói.

“Lúc mở thẻ nhân viên ngân hàng chỉ tư vấn những mặt lợi của thẻ chứ không đề cập đến những rủi ro có thể xảy ra. Không chỉ vậy, ngân hàng nơi tôi phát sinh nợ xấu không thông báo mà thông tin này tôi được biết qua một… nhân viên ngân hàng khác. Điều đó cho thấy nhiều khi nhân viên theo dõi thẻ tín dụng chỉ quan tâm đi mở rộng khách hàng chứ không quan tâm đến việc chăm sóc khách hàng” - chị Thư bức xúc nói.

Trường hợp của anh Nguyễn Tâm (ngụ quận 7, TP.HCM) lại bi hài hơn. Anh mở một thẻ tín dụng, năm 2020 anh được cơ quan cử đi công tác ở nước ngoài và gần một năm sau anh mới trở về Việt Nam. Đến giữa năm 2021, anh đến ngân hàng để làm thủ tục vay vốn mua nhà thì được thông báo có một khoản nợ xấu trên CIC. Sau khi tìm hiểu mới biết khoản nợ xấu này là do anh chưa thanh toán phí thường niên của thẻ tín dụng, hơn 1 triệu đồng.

Rắc rối này khiến vụ vay vốn mua nhà của anh bị đổ bể. Lý do dù khoản nợ xấu đã thanh toán nhưng CIC vẫn treo tên anh ở đó ba năm sau mới xóa, trừ khi phía ngân hàng anh đang có nhu cầu vay vốn hỗ trợ thì quá trình xóa dấu tích nợ xấu có thể diễn ra nhanh hơn.

“Đáng nói là trong suốt quá trình ở nước ngoài, tôi chưa một lần nhận được thông báo qua email, tin nhắn hay cuộc điện thoại nào của nhân viên ngân hàng nhắc nhở về khoản phí thường niên” - anh Tâm bức xúc.

Theo khảo sát của chúng tôi, trên thực tế có rất nhiều trường hợp tương tự chị Thư, anh Tâm.

Nhiều hệ lụy của việc phát triển trước, dọn dẹp sau

PGS-TS Nguyễn Hữu Huân, giảng viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM (UEH), chuyên gia tài chính ngân hàng, phân tích: Thực ra không chỉ có cộng tác viên - những người không có nền kiến thức vững chắc về thẻ tín dụng dẫn đến không tư vấn cụ thể và đầy đủ cho khách hàng khi mở thẻ tín dụng. Nhiều nhân viên ngân hàng do áp lực chạy chỉ tiêu nên bỏ qua khâu tư vấn hoặc chỉ tư vấn mặt lợi, không tư vấn mặt bất lợi cho khách hàng.

Hơn nữa, nhiều khi nhân viên ngân hàng đưa hợp đồng mở thẻ tín dụng và khách hàng ký chứ không mấy ai ngồi lật từng trang để xem kỹ các điều khoản trong hợp đồng.

Chính vì vậy có rất nhiều thẻ tín dụng chỉ được kích hoạt nhằm đạt đủ điều kiện nhận quà khuyến mãi như valy, bình giữ nhiệt, nón bảo hiểm... nhưng rồi lại cất vào tủ chứ không được sử dụng. Tuy nhiên, khách hàng đâu có biết một khi thẻ đã được kích hoạt thành công thì dù không dùng vẫn bị tính phí thường niên.

“Việc mở rộng thị phần một cách ồ ạt khiến thị trường thẻ tín dụng nói riêng và thẻ thanh toán nói chung đi theo kiểu “phát triển trước, dọn dẹp sau” và đây là hướng phát triển không bền vững. Do đó, các ngân hàng nên chấm dứt việc chạy theo số lượng mà phải tập trung vào chất lượng. Trong đó, khâu tư vấn cho khách hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tất cả dịch vụ tài chính chứ không riêng gì với sản phẩm thẻ tín dụng hay thẻ thanh toán” - PGS-TS Huân nhấn mạnh.

Vị chuyên gia này cũng cho rằng với những rắc rối như vụ việc gần đây của Ngân hàng Eximbank đã đẩy bức xúc của người dùng lên đỉnh điểm. Tuy vậy, khi không nắm rõ được những rủi ro thì nguy cơ bất cứ người tiêu dùng nào cũng có thể trở thành nạn nhân tiếp theo.

Lãnh đạo một ngân hàng thương mại thừa nhận có một giai đoạn ngân hàng nào cũng tới tấp triển khai các chiến dịch mở rộng thị phần đối với thẻ tín dụng. Việc phát triển quá nóng vừa khiến lãng phí nguồn lực, vừa dẫn tới chất lượng khách hàng thấp hơn tiêu chuẩn. Đây là khiếm khuyết cần phải khắc phục càng sớm càng tốt.

Trong khi đó, ông Lê Hoàng Tùng, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Vietcombank, cho biết: Muốn biết mình đang sử dụng những loại thẻ nào (thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng…), bao nhiêu tài khoản… thì khách hàng có thể liên hệ với số tổng đài của ngân hàng đang mở thẻ. Sau đó nhân viên ngân hàng sẽ yêu cầu khai báo các thông tin cá nhân để xác minh giữa người yêu cầu tra soát thông tin thẻ và chủ thẻ có trùng khớp với nhau hay không.

Khi các yêu cầu về việc khai báo thông tin được hoàn tất, khách hàng hoàn toàn có thể biết được số tiền còn dư trong thẻ ATM hoặc những loại thẻ mà khách hàng đang sử dụng tại ngân hàng đó. Nếu không gọi tổng đài, khách hàng có thể đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng đó để kiểm tra.

1.001 kieu mat tien cua khach hang khi dung the tin dung
Khách hàng không được cho người khác mượn thông tin cá nhân của mình để mở thẻ tín dụng. Ảnh: TL
Cách xài thẻ tín dụng không bị nợ xấu
Khi người dùng chi tiêu bằng thẻ tín dụng không thường xuyên rất dễ dẫn đến khả năng quên trả nợ đúng hạn. Chưa kể, dù không phát sinh giao dịch thanh toán nào nhưng chủ thẻ tín dụng vẫn phải đóng đầy đủ phí thường niên cho ngân hàng. Nếu không đóng đầy đủ, khoản phí này sẽ trở thành nợ xấu.
Bản thân tôi thấy rằng chỉ cần có từ hai thẻ tín dụng trở lên đã khiến việc quản trị thời gian thanh toán cho các khoản nợ trở nên rắc rối rồi. Bởi mỗi thẻ sẽ có một chu kỳ trả nợ khác nhau, mỗi thẻ có thời điểm thu phí thường niên khác nhau… Đôi khi do công việc quá bận, thấy tin nhắn yêu cầu trả nợ nhưng đọc xong rồi có thể quên do bị cuốn theo công việc.
Vì vậy, trong trường hợp không sử dụng thẻ, tốt nhất khách hàng nên ra phòng giao dịch để làm thủ tục hủy thẻ. Thậm chí ngay cả những thẻ tín dụng đã hết thời gian sử dụng (năm năm), khách hàng cũng cần phải rà soát và chủ động ra ngân hàng để đóng thẻ.
Bởi mỗi ngân hàng có một chính sách về thẻ khác nhau, không phải ngân hàng nào cũng hủy thẻ cho khách hàng khi thẻ hết hiệu lực, mà có thể việc này chỉ được thực hiện khi chính chủ thẻ yêu cầu.
Ông NGUYỄN ĐỨC HUY, chuyên gia tài chính ngân hàng

Lãi quý 3 của Sacombank giảm 12% so tháng trước?

VCSC tin rằng kết quả kinh doanh thấp hơn dự kiến trong 9 tháng đầu năm 2023 của Sacombank có thể do NIM thấp hơn dự kiến và/hoặc chi phí dự phòng dành cho VAMC cao hơn dự kiến.

Theo chia sẻ của lãnh đạo Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, STB), lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm đạt 6,84 nghìn tỷ đồng, tăng 54% so cùng kỳ 2022. Tương ứng riêng lãi quý 3/2023 đạt 2,1 nghìn tỷ đồng, giảm 12% so tháng trước và tăng 36% so cùng kỳ.
Chứng khoán Vietcap (VCSC) tin rằng kết quả kinh doanh thấp hơn dự kiến trong 9 tháng đầu năm 2023 của Sacombank có thể do NIM thấp hơn dự kiến và/hoặc chi phí dự phòng dành cho VAMC cao hơn dự kiến.

Bắt 3 nghi phạm dùng súng cướp gần 4 tỷ đồng tại Sacombank

Công an TPHCM cho biết, vừa bắt giữ 3 nghi phạm gây ra vụ cướp tài sản tại Phòng giao dịch Nhị Xuân, Ngân hàng thương mại Sài Gòn Thương Tín – Sacombank.

Chiều 27/10, Công an TP HCM thông tin vụ cướp tài sản tại Phòng giao dịch Nhị Xuân, Ngân hàng thương mại Sài Gòn Thương Tín - Sacombank (tại đường Nguyễn Văn Bứa, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP HCM).
Cơ quan công an đã bắt giữ 3 nghi phạm gồm Nguyễn Ngọc Mỹ (SN 1993, TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương); Lâm Phúc Lợi (SN 2000, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) và Nguyễn Thị Bích Tuyền (SN 2001, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre).