Nở rộ dịch vụ ship tận nhà, khách chỉ cần 'ngồi im cà phê sẽ tới'
(VietnamDaily) - Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại Hà Nội, nhiều quán cà phê đẩy mạnh hình thức mua, vận chuyển hàng online.
Theo đó, một chuỗi cửa hàng cà phê nổi tiếng ở Hà Nội đã phát đi thông điệp "Ngồi im cà phê sẽ tới" tới khách hàng khi dịch Covid-19 lan rộng.
Nhân viên của quán cà phê này cho biết, cửa hàng muốn truyền tải thông điệp mọi người bình tĩnh, hạn chế di chuyển nhiều, tránh nơi tập trung đông người khi chưa biết chắc mình có nguy cơ mang mầm bệnh hay không. Khách muốn thưởng thức đồ uống của quán chỉ cần gọi điện đặt hàng là sẽ có người chuyển hàng tới tận nơi.
Quán cà phê chuyển sang hình thức giao hàng tận nhà. Ảnh chụp màn hình
Video: Covid-19: BV Hồng Ngọc thiếu ý thức, chủ quan, làm không đúng quy trình. Nguồn: Youtube.
Anh Cường (chủ một cửa hàng đồ uống ở Thanh Xuân) cho biết đã đóng cửa và chuyển sang bán hàng online. Hơn một tháng nay, dịch Covid-19 khiến cửa hàng vắng khách hơn nhiều so với trước. Tuy nhiên, mấy ngày gần đây, khi chuyển sang dịch vụ ship hàng tận nơi, doanh thu của quán cải thiện hơn.
Không chỉ gọi shipper, nhân viên tại cửa hàng của anh Cường cũng tham gia vào việc ship hàng khi cần thiết.
Khách chỉ cần đặt hàng từ xa là sẽ có hàng chuyển đến. Ảnh chụp màn hình.
Trong khi đó, để hạn chế thanh toán bằng tiền mặt, một số cửa hàng còn trang trang bị thêm máy POS để khách có thể quẹt thẻ hoặc dùng ứng dụng của quán để tích điểm và thanh toán.
Chị Lý (Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay, việc các cửa hàng đồ uống chuyển sang hình thức bán online là rất hợp lý trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến khó lường. Tôi thường có thói quen uống trà sữa tại một cửa hàng gần cơ quan nhưng sẽ không tới đó nữa. Khi cần tôi sẽ gọi cửa hàng ship đồ tới.
Chịu tác động của dịch bệnh Covid-19, nhiều cửa hàng trên các tuyến phố lớn ở Hà Nội, chuyên kinh doanh các mặt hàng thời trang đang ngừng hoạt động. Chỗ thì tạm nghỉ, nơi treo biển thanh lý, sang nhượng cửa hàng.
Hàng loạt cửa hàng trên phố ở Hà Nội đóng cửa. Ảnh: VTC.
Nhiều cửa hàng trên các tuyến phố lớn ở Hà Nội, chuyên kinh doanh các mặt hàng thời trang đang ngừng hoạt động. Nơi thì tạm nghỉ, nơi thì treo biển thanh lý, chuyển nhượng cửa hàng. Không ít người cho rằng chưa bao giờ việc tìm kiếm mặt bằng dễ dàng đến thế.
1.500 túi xách, đồng hồ, giày có dấu hiệu giả mạo tại Sài Gòn Squarevà Chợ Bến Thành
(Vietnamdaily) - Cục đã tạm giữ 1.500 sản phẩm hàng hoá các loại có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ theo quy định, với tổng giá trị khoảng hơn 146 triệu đồng.
Ngày 12/3, Cục Quản lý Thị trường TP HCM đã kiểm tra đột xuất 20 quầy tại Trung tâm thương mại Sài Gòn Square (số 77-89 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1) và chợ Bến Thành.
Theo đó, Cục đã tạm giữ 1.500 sản phẩm hàng hoá các loại có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ theo quy định, với tổng giá trị khoảng hơn 146 triệu đồng.
Cách khử khuẩn văn phòng làm việc để chống Covid-19
(VietnamDaily) - Mới đây, Bộ Y tế đã hướng dẫn thực hiện vệ sinh môi trường, khử khuẩn văn phòng làm việc để đảm bảo sức khỏe, an toàn vệ sinh lao động cho người lao động trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.
Vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại nơi làm việc giúp hạn chế sự lây lan của Covid-19. Ảnh: Internet.
Trước tình hình dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp với tốc độ lây nhiễm cao trong cộng đồng, đồng thời cũng là nguy cơ cao đối với an toàn và sức khỏe của người lao động tại nơi làm việc; để chủ động phòng, chống và hạn chế đến mức thấp nhất sự lây lan dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe, an toàn vệ sinh lao động cho người lao động Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) hướng dẫn thực hiện vệ sinh môi trường, khử khuẩn văn phòng làm việc như sau:
Cách ly Covid-19 tại nhà như thế nào để an toàn cho người thân?
(VietnamDaily) - Người được cách ly tại nhà tốt nhất nên ở một phòng riêng. Người thân hạn chế tiếp xúc với người được cách ly, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi cần tiếp xúc.
Theo quy định của Bộ Y tế, các trường hợp mắc Covid-19 được coi là F0, những người tiếp xúc gần, tiếp xúc trực tiếp với người mắc được gọi là F1. Tiếp đến, những người có tiếp xúc gần với F1 gọi là F2, tiếp xúc gần với F2 là F3 và các trường hợp tiếp xúc gần khác là F4, F5,...
Bệnh nhân F0 (dương tính hoặc được xử lý như dương tính) được điều trị tại Bệnh viện.
Trường hợp F2 (tiếp xúc F1) làm theo hướng dẫn của cán bộ y tế (có thể cách ly tại nhà hoặc cách ly tập trung).
F1 (tiếp xúc ca trực tiếp dương tính) được cách ly theo nguyên tắc đưa đến bệnh viện gần nhất, tiện nhất.
F2 (tiếp xúc F1) làm theo hướng dẫn của cán bộ y tế (có thể cách ly tại nhà hoặc cách ly tập trung)
Biện pháp cách ly tại nhà (nơi lưu trú) được áp dụng với những người F2 (tiếp xúc F1), F3 (tiếp xúc F2) và F4 (tiếp xúc F3). Những người này phải cách ly tại nhà, nơi lưu trú trong 14 ngày kể từ khi tiếp xúc với nguồn bệnh.
Làm gì khi cách ly tại nhà:
Nên ở phòng riêng
Người được cách ly tốt nhất nên ở một phòng riêng. Trong trường hợp gia đình, nơi lưu trú không có phòng riêng, giường ngủ của người được cách ly nên cách xa giường ngủ của các thành viên khác trong gia đình ít nhất 2 m.
Phòng cách ly nên đảm bảo thông thoáng khí, thường xuyên được vệ sinh, hạn chế các đồ đạc, vật dụng trong phòng.
Hạn chế tiếp xúc với người trong gia đình
Người cách ly hạn chế ra khỏi phòng riêng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người trong gia đình, nơi lưu trú. Những người này cần tự theo dõi sức khỏe, thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác.
Hàng ngày, người cách ly tự đo nhiệt độ cơ thể ít nhất 2 lần sáng - chiều, ghi chép kết quả đo và tình trạng sức khỏe chung vào phiếu theo dõi sức khỏe. Ảnh minh họa.
Hàng ngày, người cách ly tự đo nhiệt độ cơ thể ít nhất 2 lần sáng - chiều, ghi chép kết quả đo và tình trạng sức khỏe chung vào phiếu theo dõi sức khỏe. Sau đó, thông báo cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi 2 lần sáng - chiều về kết quả đo nhiệt độ và tình hình sức khỏe của bản thân.
Thông báo ngay cho cán bố y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi ngay khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh như sốt, ho, khó thở.
Video "Cố tình lây virus Corona có thể bị tử hình". Nguồn: VTC Now.
Cần làm gì khi gia đình có người thuộc diện cách ly:
Đối với thành viên hộ gia đình, người làm việc, quản lý nơi lưu trú của người được cách ly tại nhà, ngành y tế Hà Nội khuyến cáo:
- Hạn chế tiếp xúc với người được cách ly, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi cần tiếp xúc.
- Hàng ngày, lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa ở gia đình bằng xà phòng hoặc các chất khử trùng, tẩy rửa.
- Giúp đỡ, động viên với người được cách ly.
- Thông báo cho cán bộ y tế khi người cách ly có triệu chứng mắc bệnh.
- Hỗ trợ phương tiện vệ sinh, xà phòng, dụng cụ sát khuẩn, khẩu trang cho người được cách ly nếu có yêu cầu.
- Không tổ chức hoạt động đông người tại nhà.
Cùng chung tay chặn đứng dịch bệnh Covid-19!
Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy hoặc rửa tay bằng dung dịch rửa tay có cồn; che miệng, mũi khi ho, hắt hơi bằng khăn giấy hoặc khủy tay áo; tránh đưa tay lên mắt, mũi miệng; hạn chế tiếp xúc gần trong khoảng cách 1m với người có biểu hiện sốt, ho, khó thở; thường xuyên lau chùi vật dụng bằng chất tẩy rửa thông thường; đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, trên các phương tiện giao thông. Người dân không đi du lịch đến các nước, khu vực đang có dịch Covid-19.