Nổ kinh hoàng máy tạo bọt rửa xe, 1 phụ nữ tử vong

Một vụ nổ bình tạo bọt rửa xe vừa xảy ra trên địa bàn phường Nguyễn Thái Học, TP Yên Bái (Yên Bái) khiến một người phụ nữ tử vong tại chỗ.

Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 16h40 ngày 21/7, trong lúc kiểm tra bình tạo bọt rửa xe, chiếc bình bất ngờ phát nổ khiến người phụ nữ tử vong tại chỗ.
Danh tính nạn nhân được xác định là N.T.N. (SN 1973, trú tại phường Nguyễn Thái Học, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái).
No kinh hoang may tao bot rua xe, 1 phu nu tu vong
Hiện trường nơi xảy ra vụ nổ bọt bình rửa xe.  
Ngay sau khi phát hiện sự việc, người dân xung quanh đã nhanh chóng báo tin cho lực lượng chức năng.
Nhận dược tin báo, lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường để phong tỏa và khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi.

Video vụ nổ xảy ra tại phường Nguyễn Thái Học, TP. Yên Bái

Một số người dân xung quanh cho biết, khi đang ở nhà thì bất ngờ nghe tiếng nổ lớn, chạy qua kiểm tra thì thấy nạn nhân đã tử vong.
Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, lãnh đạo Công an thành phố Yên Bái xác nhận vụ việc trên và cho biết, nạn nhân là chị N.T.N, làm nghề bán cá là chủ yếu, bình tạo bọt rửa xe này mua về để phục vụ cho nhu cầu rửa xe của gia đình và hàng xóm xung quanh.
Hiện lực lượng chức năng đang tiếp tục điều tra làm rõ sự việc. 
>>> Mời quý độc giả xem video: Vụ tai nạn liên hoàn trên QL1A khiến một người tử vong tại Thanh Hóa

Nguồn: Facebook


Sập mỏ đá Cty Havico, 2 người chết: “Giám đốc có thể bị xử hình sự“

Bày tỏ quan điểm về vụ sập mỏ đá Công ty Havico, 2 người chết ở Hà Nam, các chuyên gia pháp lý cho biết: "Trường hợp có vi phạm các quy định trong quá trình khai thác thì Người đại diện của Công ty Havico có thể phải chịu trách nhiệm hình sự."

Theo báo cáo ban đầu của chính quyền xã Thanh Thủy, vụ sập mỏ đá Công ty Havico khiến 2 người chết xảy ra khoảng 13h ngày 18/7. Do trời mưa, sét đánh dẫn đến chập dây điện trong quá trình nổ mìn, đá từ trên cao rơi xuống. Hậu quả, khiến 2 người chết, 2 người bị thương nặng. Hiện, Công an tỉnh Hà Nam đang vào cuộc điều tra.

Du lịch Sa Pa: nỗi lo “nồi lẩu thập cẩm“

Việc bùng nổ các điểm check-in tại Sa Pa đang khiến cho nhiều người lo lắng về một Sa Pa đang thay đổi, với các loại hình du lịch "mì ăn liền" tạo ra "nồi lẩu thập cẩm" những sản phẩm không phù hợp. Một ý kiến lo ngại: "Sợ rằng du khách sau này chỉ biết về Sa Pa qua các khu check-in".
 

"Bội thực" điểm check-in

Mới đây, tại thị xã Sa Pa (Lào Cai) bỗng nhiên xuất hiện những bức tượng "kỳ lạ", mô phỏng các công trình, nhân vật nước ngoài như tượng Nữ thần Tự do, nữ hoàng băng giá Elsa trong phim hoạt hình… Những công trình này vấp phải nhiều ý kiến chỉ trích của cộng đồng, du khách, những người làm du lịch và cả những người dân tại Sa Pa.

Sinh ra và lớn lên tại Sa Pa, bạn N.H.T (trú tại phường Sa Pa) khá bất ngờ khi gần đây, hàng loạt các điểm check-in mọc lên tại quê hương mình: "Sau khi có một khu dựng bức tượng đầu người làm điểm check-in thì một loạt các điểm khác cũng mọc lên. Những công trình này làm ăn theo kiểu 'mì ăn liền', phù hợp với người trẻ thích check-in và sống ảo. Vì mang tính chất phong trào nên chỉ nổi lên một thời gian rồi sẽ ít được quan tâm hơn. Mình thì thích những nơi hòa hợp với thiên nhiên, có thể lâu dài bền vững và có chút bản sắc của Sa Pa trong đó". N.H.T chia sẻ, nếu bạn bè lên Sa Pa sẽ dẫn đi xuống các bản làng, lên đỉnh Fansipan hoặc tham quan các vườn hồng, những nơi có cây cối, cảnh quan thay vì những điểm check-in theo kiểu "xào nấu ý tưởng từ chỗ khác".

Du lich Sa Pa: noi lo “noi lau thap cam“
Bức tượng Elsa đặt tại một khu check-in ở Sa Pa. Ảnh: Vinh Quân 

Chuyến bay đưa 192 người từ TP.HCM về Bình Định

Đêm 20/7, chuyến bay đầu tiên đưa người dân Bình Định về quê đã cất cánh tại Tân Sơn Nhất. Sau 2 tháng bùng phát dịch bệnh, nhiều người lao động không thể trụ lại thành phố.
 

- Alo, tôi nghe!

- Dạ, số điện thoại của cô Phước phải không?

- Đúng rồi, tôi Phước đây. Loa rè quá, tôi không nghe rõ.

- Dạ, con ở bên Hội đồng hương Bình Định, hồ sơ của cô đã được xét duyệt. Cô sắp xếp tư trang và xét nghiệm Covid-19 để chuẩn bị về quê nhé!

- Thật không cháu, có thật cô được về quê không cháu?

Giọng bà Phước nghẹn lại khi nghe tin được trở về nhà. Nỗi nhớ quê và tháng ngày đơn độc nơi đất khách như vắt kiệt tâm trí của người phụ nữ. Bà xếp vài bộ đồ bỏ vào chiếc balo sờn quai, gọi điện thoại cho chủ nhà để trả phòng trọ.

Đây là lần đầu tiên bà Phước và nhiều đồng hương khác về quê bằng máy bay.

Không còn tiền trả nhà trọ

Rời Bình Định vào TP.HCM làm thợ hồ hơn 4 năm nay, ông Nguyễn Hữu Đạt chưa từng trải qua giai đoạn nào khó khăn như hiện tại. Các công trình tạm ngừng, đi lại hạn chế, lương thực thiếu thốn, cả ngày ông chỉ quanh quẩn trong phòng trọ.

“Sáng ăn mì gói chế nước sôi, trưa ăn mì gói xào, tối nhai mì sống rồi uống nước. Bữa nào hên thì được người ta cho cơm từ thiện”, người đàn ông 50 tuổi kể lại cuộc sống những ngày qua, nhẹ tênh mà chua chát.

Những tưởng dịch bệnh nhanh chóng được kiểm soát, ông Đạt gắng gượng bám trụ ở thành phố để kiếm tiền gửi về quê. Vậy mà, số ca nhiễm ngày một tăng khiến ông lo lắng.

Từ ngày thành phố giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, nhiều lao động tự do như ông Đạt gặp khó khăn. Bà Dương Thị Xuân (63 tuổi) cho biết đã nghỉ bán vé số từ cuối tháng 6. Mất thu nhập, bà cũng mất khả năng chi trả tiền nhà trọ.

“Tôi đành phải trả lại phòng, rồi qua nhà người bà con ở nhờ, sẵn tôi giúp việc nhà cho họ”, bà Xuân chia sẻ.

Nhiều năm liền cây trái mất mùa, lũ quét khiến gia đình mất trắng đàn gia súc, bà Xuân chấp nhận vào thành phố mưu sinh để phụ giúp con cháu. Thế nhưng giờ đây, nỗi mong mỏi lớn nhất của bà là được trở về nhà. Ôm chiếc balo nặng trĩu trong người, bà nói: “Lỡ có chuyện gì... có con cháu ở bên vẫn tốt hơn”.

Chuyen bay dua 192 nguoi tu TP.HCM ve Binh Dinh
Từ ngày thất nghiệp, bà Xuân phải trả nhà trọ vì không còn khả năng chi trả. Ảnh: Nguyễn Toàn.