Nợ BHXH hơn 14 tỷ, Hoàng Phúc Quốc Tế kinh doanh ra sao?

(Vietnamdaily) - Công ty cổ phần Đầu tư Hoàng Phúc Quốc tế đã nợ 22 tháng bảo hiểm xã hội của nhân viên với tổng số tiền chậm đóng là hơn 14,15 tỷ đồng.

Mới đây, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TP HCM vừa công bố danh sách 14.831 đơn vị chậm đóng bảo hiểm xã hội của người lao động từ 3 tháng trở lên. Số liệu nợ tính đến hết ngày 28/02/2025, cập nhật ủy nhiệm chi đến hết ngày 12/03/2025.
Trong danh sách này, có nhiều doanh nghiệp chậm đóng trong thời gian dài với số tiền lớn, lên đến hàng chục tỷ đồng: Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC) chậm đóng 17 tháng với tổng số tiền gần 48,9 tỷ đồng.
Đáng chú ý, Công ty cổ phần Đầu tư Hoàng Phúc Quốc tế có địa chỉ tại phường Bến Thành, quận 1, TP Hồ Chí Minh đã nợ 22 tháng Bảo hiểm xã hội của nhân viên với tổng số tiền chậm đóng là hơn 14,15 tỷ đồng.
No BHXH hon 14 ty, Hoang Phuc Quoc Te kinh doanh ra sao?
 Một cửa hàng của Hoàng Phúc Quốc Tế.
Hoàng Phúc Quốc Tế được biết đến là nhà bán lẻ, chuyên phân phối các sản phẩm hàng hiệu như Kappa, Ecko Unltd, Superga, Replay, Staple,... Các thương hiệu thời trang của công ty hướng đến đối tượng có thu nhập khá trở lên nên giá bán khá cao.
Đầu tư Hoàng Phúc Quốc tế thành lập vào ngày 6/11/2017 với vốn điều lệ ban đầu 5 tỷ đồng. Cổ đông sáng lập gồm ông Bùi Văn Phúc 70%, bà Lê Thị Ngọc Linh 29,5%, ông Bùi Hoàng Việt 0,5%. Cả ba cá nhân đều có cùng một địa chỉ thường trú tại TP. HCM. Hiện tại, Hoàng Phúc có vốn điều lệ 100 tỷ đồng, người giữ chức vụ Tổng Giám đốc kiêm đại diện pháp luật vẫn là ông Bùi Văn Phúc từ khi thành lập đến nay.
Về tình hình kinh doanh, dù đã đến đầu năm 2025 nhưng báo cáo tài chính năm 2023 của Hoàng Phúc vẫn chưa được công bố trên HNX.
Năm 2022, Hoàng Phúc Quốc Tế ghi nhận lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 1,87 tỷ đồng, giảm tới 83% so với mức lãi 11 tỷ đồng đạt được năm 2021. Tỷ lệ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) của doanh nghiệp theo đó giảm từ 98,35% còn 8,12%.
Tính đến cuối năm 2022, vốn chủ sở hữu của Hoàng Phúc Quốc Tế đạt hơn 23 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với thời điểm cuối năm 2021. Tuy nhiên, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cũng tăng từ 16,68 lần lên 19,66 lần.
Giai đoạn 2017 - 2021, Hoàng Phúc Quốc tế đưa về hơn 1.500 tỷ đồng, song lợi nhuận đưa về trên sổ sách chỉ vỏn vẹn khoảng 8 tỷ đồng. Tương ứng tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của Hoàng Phúc Quốc tế trong giai đoạn này là 0,005 lần. Đồng nghĩa với việc cứ 1 đồng doanh thu Hoàng Phúc Quốc tế đưa về, chỉ tạo ra được 0,005 đồng lợi nhuận.

Hoàng Anh Gia Lai hoàn tất giải thể Công ty Nông nghiệp Kon Thụp

(Vietnamdaily) - Hoàng Anh Gia cho biết quyết định giải thể công ty được đưa ra do đơn vị này không phát sinh hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ngày 26/2, CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HoSE: HAG) cho biết đã hoàn tất giải thể CTCP Nông nghiệp Kon Thụp sau hơn 1 năm thành lập.

Công ty cổ phần Nông nghiệp Kon Thụp được thành lập ngày 28/12/2023, hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Công ty có địa chỉ tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Được biết, đây là công ty con có vốn điều lệ thấp nhất trong hệ thống của HAGL, chỉ 4,38 tỷ đồng, theo báo cáo thường niên năm 2023.

Cấp nước Đồng Nai lên kế hoạch thấp nhất 5 năm

(Vietnamdaily) - DNW đặt mục tiêu doanh thu năm 2025 đạt 1.190 tỷ đồng, giảm 7% so với thực hiện năm 2024, trong khi lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 270 tỷ đồng, thấp hơn 22% so kết quả đạt được năm 2024.

CTCP Cấp nước Đồng Nai (UPCoM: DNW) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 trong đó công ty đã đề ra các chỉ tiêu kinh doanh trong năm 2025.

Lỗ chồng lỗ, nợ xấu tăng: Rạng Đông Holding ngưng hoạt động

(Vietnamdaily) - Trong văn bản giải trình chậm nộp BCTC vào ngày 27/2, Rạng Đông Holding cho biết hiện nay, RDP và các công ty thành viên đều đang tạm ngừng hoạt động.

Ngày 27/2/2025, Công ty cổ phần Rạng Đông Holding (HoSE: RDP) đã gửi công văn đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM để giải trình về việc chậm công bố Báo cáo tình hình quản trị Công ty năm 2024 và BCTC quý 4 năm 2024.

Rạng Đông Holding cho biết từ nửa cuối năm 2024, tình hình tài chính của công ty gặp nhiều khó khăn, dẫn đến việc bị nhảy nhóm nợ xấu trên hệ thống tín dụng quốc gia. Kéo theo đó là sự khó khăn trong hoạt động của các công ty thành viên. Hiện nay, RDP và các công ty thành viên đều đang tạm ngừng hoạt động, phần lớn nhân sự đã nghỉ dẫn đến không cung cấp được số liệu để tổng hợp và lập Báo cáo tài chính, Báo cáo tình hình quản trị Công ty đúng thời hạn theo quy định pháp luật.