Nợ BHXH gần 30 tỉ đồng, Bưu chính viễn thông Sài Gòn bị gọi tên

(Kiến Thức) - Trong số các doanh nghiệp nợ đóng BHXH hơn 6 tháng, Bưu chính viễn thông Sài Gòn là đơn vị có số nợ lớn nhất với gần 30 tỉ đồng; tiếp theo là Công ty TNHH Nam Phương (huyện Củ Chi) với số nợ gần 29 tỉ đồng...

Ngày 23/5, nguồn tin riêng của PV Kiến Thức cho biết, Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP HCM vừa chuyển hồ sơ 10 doanh nghiệp nợ BHXH sang cơ quan CSĐT, Công an TP HCM.
Theo BHXH TP HCM, tính đến hết tháng 4/2019, trên địa bàn TP còn 763 doanh nghiệp nợ đóng BHXH, Bảo hiểm Y tế (BHYT) hơn 6 tháng với số tiền nợ trên 300 triệu đồng/doanh nghiệp. Tổng số nợ BHXH, BHYT của 763 doanh nghiệp nói trên lên tới gần 1.000 tỉ đồng.
No BHXH gan 30 ti dong, Buu chinh vien thong Sai Gon bi goi ten
 Công ty Cổ phần dịch vụ Bưu chính viễn thông Sài Gòn (quận 1) là đơn vị có sớ nợ lớn nhất với gần 30 tỉ đồng 
Trong số các doanh nghiệp nợ đóng BHXH hơn 6 tháng, Công ty CPDV Bưu chính viễn thông Sài Gòn (quận 1) là đơn vị có số nợ lớn nhất với gần 30 tỉ đồng; tiếp theo là Công ty TNHH Nam Phương (huyện Củ Chi) với số nợ gần 29 tỉ đồng; đứng thứ 3 là Công ty CPVT dầu khí Việt Nam (quận 3) có số nợ trên 15 tỉ đồng.
BHXH TP HCM, ngoài 3 doanh nghiệp nói trên, còn có 5 doanh nghiệp lớn khác vẫn còn nợ BHXH trên 10 tỉ đồng. Quận 1 là địa phương có số nợ BHXH nhiều nhất và số tiền nợ cũng cao nhất TP HCM (104 doanh nghiệp, 130 tỉ đồng); tiếp theo là quận Tân Bình (nợ đóng BHXH 63 tỉ đồng) và quận Bình Tân (62 tỉ đồng).
Để khắc phục tình trạng nợ BHXH, BHYT của người lao động kéo dài, BHXH TP HCM cho biết đã chuyển hồ sơ 10 doanh nghiệp trốn, chậm đóng BHXH, BHYT qua cơ quan CSĐT Công an TP HCM để điều tra, xử lý theo quy định.
10 doanh nghiệp bị chuyển hồ sơ sang công an gồm:
1. Công ty Cổ phần Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (quận Phú Nhuận).
3. Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp (quận 1).
4. Công ty TNHH Một thành viên Cơ khí Hùng Dũng (huyện Hóc Môn).
5. Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Đỉnh Phong (quận Bình Tân).
6. Công ty TNHH Đầu tư - Sản xuất Hà Nam (quận Bình Thạnh).
7. Công ty TNHH Xây dựng – Thương mại Lục Giác (quận Bình Thạnh).
8. Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Kinh doanh nhà Thái Sơn (quận 10).
9. Công ty Cổ phần BYS (quận Tân Bình).
10. Công ty Cổ phần Đầu tư & Xây dựng Công trình Miền Đông (quận Thủ Đức).

Bộ Lao động đề xuất phương án nâng tuổi hưu nữ lên 60, nam 62

Đề án cải cách bảo hiểm xã hội đưa ra hai phương án nâng tuổi hưu người lao động là nữ lên 60, nam 62 hoặc 65 tuổi.

Sáng 23/4, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội họp phiên toàn thể thẩm tra báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2017.

Bắt tạm giam nguyên Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam

(Kiến Thức) - Ông Lê Bạch Hồng, nguyên Thứ trưởng,Tổng giám đốc Bảo hiểm xã vừa bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an bắt giữ do liên quan vụ án xảy ra tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Công ty ALCII.

Chiều ngày 9/11, Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Lê Bạch Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Việc bắt giữ được thực hiện khi Bộ Công an điều tra mở vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Công ty ALCII và các đơn vị có liên quan theo Quyết định khởi tố vụ án số 72/C46-P13 ngày 26/12/2017.

Bat tam giam nguyen Tong giam doc Bao hiem xa hoi Viet Nam
  Ông Lê Bạch Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, nguyên Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Ảnh Lao Động.
Ngoài ra Bộ Công an còn khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Huy Ban, nguyên Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Trần Tiến Vỹ, nguyên Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp Ban Kế hoạch Tài chính Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Hoàng Hà, nguyên Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp Ban Kế hoạch Tài chính Bảo hiểm xã hội Việt Nam cùng chung tội “ Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 165, Bộ luật Hình sự năm 1999.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho hay, đang tập trung lực lượng điều tra mở rộng vụ án và thu hồi tài sản cho Nhà nước.

Trong khoảng năm 2008 và 2009, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ký 14 hợp đồng với ALCII (thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Agribank) với tổng số tiền hơn 1.000 tỷ đồng. Trong số này, có 13 hợp đồng thời hạn từ 2 đến 5 năm, tổng tiền là 810 tỷ đồng cùng một hợp đồng ngắn hạn với số tiền 200 tỷ đồng (đã được thu hồi khi đến hạn).

Tuy nhiên giữa năm 2009, ALCII bắt đầu không thanh toán lãi hàng tháng và gốc khi đến hạn các hợp đồng vay vốn nói trên. Thời gian này, lãnh đạo ALCII đang bị cơ quan chức năng điều tra, phát hiện nhiều sai phạm liên quan đến hoạt động quản lý tài chính.

Bộ Công an ngay sau đó vào cuộc, khởi tố vụ án.

Cuối tháng 12/2012, Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XI đã kỷ luật cảnh cáo với ông Nguyễn Huy Ban; kỷ luật bằng hình thức khiển trách về Đảng, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thi hành kỷ luật về chính quyền với ông Lê Bạch Hồng.

Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Lê Bạch Hồng, với cương vị là Bí thư Ban cán sự đảng, Tổng giám đốc đã không chỉ đạo, đề xuất báo cáo Ban cán sự đảng thực hiện việc bổ sung, sửa đổi Quy chế làm việc của Ban cán sự đảng cho phù hợp chức năng nhiệm vụ; không chấp hành đúng quy chế làm việc của Ban cán sự đảng; thông báo số kết dư quỹ bảo hiểm y tế năm 2010 không đúng chế độ quản lý tài chính; chưa nghiêm túc trong việc chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân có khuyết điểm, vi phạm trong việc cho vay tiền không đúng.

Ông Nguyễn Huy Ban, trong thời gian là Bí thư Ban cán sự đảng, Tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã không chỉ đạo, thực hiện việc bổ sung, sửa đổi Quy chế làm việc của Ban cán sự đảng cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ nhiệm kỳ Đại hội Đảng khóa IX, khóa X; không thực hiện đúng, đầy đủ quy chế làm việc của Ban cán sự đảng và các quy định về quản lý Nhà nước trong việc ký cho vay hoặc điều chỉnh lãi suất khi gia hạn, hợp đồng cho vay lãi suất thấp hơn lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước, cho vay không đúng đối tượng.

Năm 2008, ông Lê Bạch Hồng nhận quyết định thôi giữ chức Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội để làm Thứ trưởng, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Đến ngày 1/3/2014, ông Lê Bạch Hồng nghỉ hưu theo chế độ.