Ninh Thuận “soi” 2 siêu dự án du lịch trọng điểm chậm tiến độ

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Thuận vừa đề xuất ngừng hoạt động dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp Aminia - Ninh Chữ và Sailing Bay Ninh Chữ, do quá chậm tiến độ thi công, chậm tiến độ sử dụng đất…

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Thuận vừa cho biết, trong số 22 dự án du lịch trọng điểm đã rà soát và tổ chức kiểm tra xử lý vi phạm hành chính, Sở này đã đề xuất ngừng hoạt động dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp Aminia - Ninh Chữ do Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Aminia Ninh Chữ (Công ty Ninh Chữ) làm chủ đầu tư và dự án Sailing Bay Ninh Chữ do Công ty CP Ninh Chữ Bay làm chủ đầu tư.
Nguyên nhân đề xuất ngừng hoạt động là do hai dự án trên quá chậm tiến độ thi công, chậm tiến độ sử dụng đất…
Theo tìm hiểu, dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp Aminia - Ninh Chữ, nằm tại thị trấn Khánh Hải (huyện Ninh Hải). Dự án có diện tích sử dụng đất 3,6ha, tổng vốn đầu tư gần 250 tỷ đồng. Dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào năm 2011 và cấp thay đổi lần 4 vào năm 2019.
Ninh Thuan “soi” 2 sieu du an du lich trong diem cham tien do
Dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp Aminia – Ninh Chữ chỉ mới xây xong phần thô 36 căn biệt thự rồi dừng. (Ảnh: VOV).
Dự án được thực hiện trên diện tích hơn 3 ha, bên bờ biển Ninh Chữ, trung tâm du của tỉnh Ninh Thuận. Khu nghỉ dưỡng cao cấp Aminia - Ninh Chữ dự kiến xây dựng gồm khách sạn 5 sao cao 15 tầng, 36 căn villa, nhà hàng, hồ bơi, khu dịch vụ phụ trợ…
Tuy nhiên, sau khi xây dựng 36 căn villa và một số hạng mục thì dừng thi công từ giữa năm 2020 đến nay. Khu vực triển khai dự án đã khóa kín cổng. Bên trong cỏ mọc um tùm, không thấy bóng người.
Về chủ đầu tư, Công ty Ninh Chữ được thành lập ngày 13/6/2018, do ông Nguyễn Quang Hưng (sinh năm 1976, trú tại TP.HCM) làm Tổng giám đốc kiêm người đại diện.
Ninh Thuan “soi” 2 sieu du an du lich trong diem cham tien do-Hinh-2
Dự án Sailing Bay Ninh Chữ chỉ mới đống các cọc nhồi. (Ảnh: PLO). 
Đối với dự án Sailing Bay Ninh Chữ (ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận), được UBND tỉnh Ninh Thuận cấp Giấy chứng nhận đầu tư vào tháng 5/2008, điều chỉnh lần 2 tháng 1/2016. Tổng diện tích dự án là 12,3ha.
Sailing Bay Ninh Chữ được khởi công vào ngày 9/12/2021, gồm 4 tòa tháp cao 36 - 40 tầng, quy mô 4.000 căn hộ khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp tiêu chuẩn 5 sao. Dự án có tổng vốn đầu tư 4.779 tỷ đồng, dự kiến sẽ được đưa vào khai thác năm 2024.
Đến nay, dự án Sailing Bay Ninh Chữ vẫn "nằm yên" tại chỗ. Toàn bộ diện tích của dự án được rào chắn bằng lớp tôn cao khoảng 2m, cửa đóng then cài, bên trong vẫn còn là bãi đất trống và không một bóng người.
Ninh Thuan “soi” 2 sieu du an du lich trong diem cham tien do-Hinh-3
Phối cảnh dự án Sailing Bay Ninh Chữ đẹp long lanh. 
Về chủ đầu tư Công ty CP Ninh Chữ Bay, được thành lập từ tháng 9/2007, do bà Nguyễn Thị Yến làm người đại diện theo pháp luật. Doanh nghiệp này đăng ký ngành nghề chính là dịch vụ lưu trú ngắn ngày.
Bên cạnh đó, bà Nguyễn Thị Yến còn đại diện cho Công ty CP đầu tư và xây dựng số 4 Quân đội, Công ty CP Tổng công ty Sài Gòn Land, Công ty CP dịch vụ thương mại Trang Anh, Công ty CP địa ốc bao bì Sabeoco Sông Lam...

Cocobay Đà Nẵng: Từ siêu dự án đến… đắp chiếu, nợ BHXH

“Siêu dự án” Cocobay Đà Nẵng có tổng vốn đầu tư 11.000 tỷ đồng, từng cam kết trả lợi nhuận cho người mua condotel lên tới 12%/năm trong 8 năm, nhưng đến nay dự án nằm “đắp chiếu”, một số hạng mục có dấu hiệu xuống cấp.

Siêu dự án… “vỡ trận” cam kết lợi nhuận 12%/năm
Theo tìm hiểu, Tổ hợp du lịch và giải trí Cocobay (Cocobay Đà Nẵng) do Công ty CP Đầu tư phát triển và Xây dựng Thành Đô (Empire Group) làm chủ đầu tư, được khởi công vào tháng 6/2016 tại khu vực ven biển đường Trường Sa, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng.

Điểm tên 58 dự án chậm đưa đất vào sử dụng ở Bắc Ninh

Trong số 58 dự án chậm đưa đất vào sử dụng ở Bắc Ninh, thì tại thành phố Bắc Ninh có 17 dự án, thành phố Từ Sơn có 14, thị xã Thuận Thành có 9...

Mới đây, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh đã công bố công khai các dự án không đưa đất vào sử dụng, chậm tiến độ sử dụng đất, vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Theo danh sách này, tại thành phố Bắc Ninh có 17 dự án đã có quyết định giao đất, cho thuê đất nhưng chậm đưa đất vào sử dụng gồm: Dự án đầu tư xây dựng Nhà hỗn hợp gồm Trung tâm thương mại, văn phòng và chung cư cho thuê của Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp dầu khí Kinh Bắc; Dự án xây dựng trung tâm thương mại, dịch vụ, khách sạn, nhà hàng, giới thiệu sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ của Công ty TNHH Bảo Hưng; Dự án đầu tư xây dựng khách sạn và nhà ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ, tại phường Võ Cường của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Ngọc Xanh.
Dự án xây dựng trung tâm dịch vụ và phát triển nguồn nhân lực Bắc Ninh của Công ty cổ phần tập đoàn Tân Thành Đô Incolan; Dự án xây dựng Trường trung cấp nghề kỹ thuật cao Bắc Ninh của Trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ tự động; Dự án Trung tâm dịch vụ văn hóa thể thao của Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Tân Hoàng Phát; Dự án đầu tư xây dựng khu nhả ở cao cấp Long Vân của Công ty TNHH Long Vân...
Diem ten 58 du an cham dua dat vao su dung o Bac Ninh
6 trong số 17 dự án đã có quyết định giao đất, cho thuê đất nhưng chậm đưa đất vào sử dụng tại thành phố Bắc Ninh.
Tại thành phố Từ Sơn có 14 dự án chậm đưa đất vào sử dụng gồm: Dự án xây dựng trung tâm thương mại dịch vụ tại phường Đông Ngàn của Công ty cổ phần thương mại Hà Nội; Dự án xây dựng Bệnh viện cuộc sống mới tại phường Tân Hồng của Công ty TNHH quốc tế công nghệ cao Hamec; Dự án xây dựng Trường Đại học Kinh Bắc tại phường Phù Chẩn của Công ty TNHH Chân Thiện Mỹ; Dự án Khu nhà ở chung cư cho người thu nhập thấp của Công ty CP đầu tư và TM dầu khí Sông Hồng (nay là Công ty cổ phần Vạn Khởi Thành).
Dự án xây dựng Khu liên hợp Khoa học - Đào tạo của Hội Khoa học kinh tế Việt Nam; Dự án xây dựng khu nhà ở, thương mại dịch vụ phường Trang Hạ (tạo vốn đối ứng hoàn trả chi phí đầu tư xây dựng Nhà máy mặt thành phố Bắc Ninh theo hình thức hợp đồng BT) của Công ty cổ phần tập đoàn Long Phương; Dự án xây dựng Khu thương mại kết hợp văn phòng làm việc và dịch vụ kho bãi của Công ty Tất Thắng (TNHH).
Riêng tại thị xã Thuận Thành có 9 dự án chậm đưa đất vào sử dụng, trong đó đáng chú ý gồm: Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất bao bì bạt nhựa Tú Phương của Công ty cổ phần Tập đoàn hóa chất nhựa; Dự án đầu tư trồng, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển thực nghiệm cây dược liệu quý Việt Nam của Công ty cổ phần Khai Sơn; Dự án xây dựng Nhà máy chế biến than công nghệ sạch của Công ty cổ phần công nghệ TLB; Dự án xây dựng nhà ở xã Gia Đông của Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Việt...
Ngoài ra, tại huyện Yên Phong có 4 dự án, huyện Tiên Du 6 dự án, huyện Gia Bình 3 dự án, huyện Lương Tài 1 dự án, thị xã Quế Võ 4 dự án... chậm đưa đất vào sử dụng.

Hà Nội: Quy trách nhiệm 6 “siêu dự án” đội vốn và chậm tiến độ

Với việc thi công chậm tiến độ, số tiền đội vốn gấp 2 đến 3 lần, 6 "siêu dự án" được Hà Nội yêu cầu làm rõ lộ trình, trách nhiệm và xử lý các sai phạm, tiêu cực.

Theo kế hoạch mà UBND TP Hà Nội ban hành mới đây nhằm triển khai Nghị quyết số 53/NQ-CP của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 74/2022/QH15 của Quốc hội về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Theo đó, đối với các dự án chậm tiến độ, không hiệu quả, UBND TP Hà Nội yêu cầu phân loại để xây dựng kế hoạch, lộ trình, làm rõ trách nhiệm và xử lý các sai phạm, tiêu cực, thất thoát đối với các tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan 6 dự án, cụm dự án sử dụng vốn đầu tư công không hiệu quả hoặc lãng phí.