Những việc làm kỳ diệu của cậu bé không tay Thanh Hóa
Dù sinh ra không lành lặn, cậu bé không tay vẫn có thể tự sinh hoạt cá nhân, đi xe đạp, dùng điện thoại, làm việc nhà… bằng chân.
Cậu bé không tay Nguyễn Viết Hưng (10 tuổi) là con út trong gia đình có 3 anh chị em ở xã Hoằng Long (TP Thanh Hóa). Em bị khuyết tật bẩm sinh, không có tay trái, còn cánh tay phải teo tóp, như một phần thịt thừa nhô ra từ vai.
Chị Nguyễn Thị Thi (44 tuổi), mẹ Hưng cho biết, khi cháu chào đời ở bệnh viện, 5 tiếng sau các bác sĩ mới thông báo vì sợ gia đình không chịu nổi được cú sốc. “Lúc ấy, tôi và chồng như chết lặng. Bế con trên tay mà nước mắt cứ trào ra”, người mẹ tâm sự.
Tuy nhiên, khi lớn lên, cậu bé có thể tự sinh hoạt cá nhân như đánh răng, tắm, chải tóc với đôi chân khéo léo của mình.
Từ nhỏ, cậu đã rất ham học. “Tôi cho con đi học chứ cũng không ngờ là cháu theo được. Lúc 5 tuổi, cháu đã dùng chân kẹp bút tập viết. Ở lớp, cháu sống hòa nhập, vui vẻ nên thầy cô, bạn bè rất quý”, anh Nguyễn Viết Tâm, bố của Hưng bày tỏ.
Hưng kể, nhiều hôm tập viết em như muốn buông xuôi vì quá khó. Nét chữ cứ nguệch ngoạc, trượt dài trên trang giấy. “Nhưng tập mãi rồi cũng quen, bây giờ em viết rất nhanh, chữ đẹp hơn trước nhiều rồi”, cậu bé tự hào nói.
Hưng dùng điện thoại bằng cách đưa chân trái cầm nắm, còn cánh tay phải lướt. Kể cả điều khiển tivi, hay điện thoại bàn phím, em đều sử dụng thuần thục.
Lên lớp 2, thấy bạn bè trong xóm đi xe đạp. Cậu về nhà nằng nặc đòi bố mẹ mua một chiếc để tập đi. “Ban đầu, tôi mua cho cháu chiếc xe có thêm 2 bánh sau hỗ trợ vì sợ cháu ngã. Tập được thời gian, cháu bắt tháo ra để đi bình thường như bạn bè. Không ngờ là cháu lại đi được khiến ai cũng ngỡ ngàng”, người bố nhớ lại.
Ngoài giờ lên lớp, Hưng còn biết phụ giúp bố mẹ nhiều việc như quét nhà, rửa bát…
Em còn có thể bắn bi bằng chân, đá bóng, thả diều. Những hôm diều hỏng, em tự mình chẻ tre để sửa.
Nguyễn Viết Hưng hiện vừa hoàn thành xong chương trình lớp 4, trường Tiểu học Hoằng Long. Vừa nhanh nhẹn, chăm chỉ lại thông minh nên năm nào em cũng đạt thành tích học sinh khá giỏi.
15 năm qua, những ai mê môn bóng bàn đều biết đến kỳ nhân “không tay” Nguyễn Xuân Năng. Dù mất đôi bàn tay và 81% sức khỏe nhưng hàng chục năm qua anh vẫn đều đặn tham dự giải thể thao dành cho người khuyết tật toàn quốc.
Trong một giải đấu quốc gia “Nản là đã chết một nửa”
Sịnh năm 1952 trong gia đình có 8 chị em ở thị trấn Tĩnh Gia (Tĩnh Gia - Thanh Hóa), khi vừa học hết lớp 7/10 cậu học trò đã hăng hái tham gia trực chiến tại địa phương. Năm 1972, chàng trai trẻ Nguyễn Xuân Năng lên đường nhập ngũ thuộc đơn vị C12-D6 thuộc Trung đoàn 57.
Nhưng thật không may, mới nhập ngũ và đang trong thời gian tập luyện, Nguyễn Xuân Năng đã bị thương vì một quả mìn của địch phát nổ đã cướp đi đôi tay của anh. Bao ước mơ hoài bão của chàng thanh niên trẻ bỗng vụt tắt. Đến năm 1977 Nguyễn Xuân Đăng trở về quê hương và lập gia đình cùng chị Nguyễn Thị Thỏa.
Tuy thường xuyên phải qua lại trại an dưỡng ở Thọ Châu (Quảng Xương - Thanh Hóa) vì vết thương luôn đau nhức những lúc trái gió trở trời, nhưng mỗi lúc về nhà anh vẫn tham gia làm kinh tế cùng gia đình trên 5 sào ruộng. Lúc thì cày bừa, lúc lặn lội ngược xuôi mua đi bán lại các mặt hàng để kiếm tiền nuôi con ăn học.
(Kiến Thức) - Hoàng Cầu đến nút giao Láng Hạ - Giảng Võ, Nguyễn Văn Huyên kéo dài, Kim Liên – Ô chợ dừa... là những con đường giá kỷ lục nhất Việt Nam.
1. Hoàng Cầu đến nút giao Láng Hạ - Giảng Võ (Hà Nội): Đoạn đường sắp xây dựng tới đây sẽ lập kỷ lục mới khi chi phí làm mỗi mét đường lên tới 2,5 tỷ đồng.
Đoạn đường dài 697 m, rộng 50 m, tổng mức đầu tư 1.767 tỷ đồng và được dự kiến xây dựng trong 3 năm, từ 2015 đến 2018. Trong quá trình thực hiện dự án, hơn 640 gia đình bị thu hồi đất, nhu cầu tái định cư trên 500 căn hộ. Chi phí giải phóng mặt bằng hết 1.587 tỷ đồng.
2. Đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài Chỉ dài hơn 500 mét nhưng tổng chi phí làm đoạn đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài ở quận Cầu Giấy, Hà Nội lên đến gần 1.000 tỉ đồng. Tính ra, chi phí làm mỗi mét đường lên đến gần 2 tỉ đồng.
Dự án có tổng mức đầu tư hơn 969 tỷ đồng, trong đó chi phí đền bù giải phóng mặt bằng hơn 680 tỷ đồng, xây lắp hơn 79 tỷ đồng.