Những thực phẩm đại kỵ dễ gây độc khi ăn cùng trứng gà

Trứng gà là món ăn bổ dưỡng nhưng khi kết hợp cùng các loại thực phẩm dưới đây sẽ sinh ra những chất độc hại cho cơ thể.

Đường

Trứng ăn cùng đường hoặc ăn đường ngay sau khi ăn trứng sẽ khiến cơ thể khó hấp thu dinh dưỡng. Các bà nội trợ thường cho thêm đường vào để kho cùng thịt và trứng nhưng protein trong trứng kết hợp với lysine sẽ tạp thành chất cơ thể khó hấp thu.

Tỏi

Ăn nhiều trứng gây đầy bụng, khó tiêu. Tỏi tính nóng gây rối loạn tiêu hóa nếu sử dụng lâu dài. Ngoài ra, tỏi còn có thể gây kích ứng dạ dày. Ăn hai món này cùng nhau sẽ gây khó chịu cho cơ thể.

Sữa đậu nành

Sữa đậu nành giàu protein thực vật, chất carbohydrate, vitamin, khoáng chất… Tuy nhiên, sữa đậu nành còn chứa một chất gọi là trypsin. Khi kết với protein trong trứng sẽ làm quá trình phân hủy protein bị cản trở, giảm tỷ lệ hấp thụ protein, còn có thể gây ức chế hoạt động, ảnh hưởng đến tiêu hóa.

Nhung thuc pham dai ky de gay doc khi an cung trung ga

Thịt ngỗng, thịt thỏ

Thịt ngỗng, thịt thỏ có tính hàn và chứa một số chất khi ăn cùng trứng sẽ gây ra phản ứng kích thích đường tiêu hóa, gây tiêu chảy.

Nước chè đặc

Nhiều người có thói quen uống chè đặc sau khi ăn trứng để khử mùi tanh. Tuy nhiên, việc này gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Nước chè đặc chứa nhiều axit tannic, kết hợp với protein trong trứng sẽ tạo thành protein axit tannic, làm chậm nhu động ruột, gây táo bón, tăng nguy cơ tích trữ chất thải trong cơ thể.

Không ăn trứng để qua đêm

Trứng sau khi đã chế biến nên ăn hết trong ngày. Để qua đêm sẽ khiến các thành phần dinh dưỡng, protein bị phá hủy, biến chất, không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, trứng luộc lòng đào rất dễ nhiễm khuẩn khi để qua đêm, gây ngộ độc.

Thấy cơ thể phát đi tín hiệu này, hãy nhanh chân đi gặp bác sĩ

Dưới đây là những tín hiệu cảnh báo mà cơ thể đang cố gắng gửi đến cho bạn, không nên bỏ qua:

Xuất hiện lớp phủ màu trắng trên lưỡi

Bất ngờ xuất hiện một lớp phủ mỏng màu trắng trên lưỡi có thể là dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa như mất cân bằng vi sinh, thiếu sắt hoặc vitamin B và có thể là bệnh tiểu đường.

Trong trường hợp thiếu sắt và vitamin B, rất có thể bạn sẽ cảm thấy cơ thể thường xuyên mệt mỏi liên tục.

Thay co the phat di tin hieu nay, hay nhanh chan di gap bac siLớp phủ mỏng màu trắng trên lưỡi có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu sắt hoặc vitamin B.

Những đốm trắng dày trên lưỡi trông giống như mủ có nhiều khả năng là tưa miệng (nhiễm nấm men), bạch sản (các mảng trắng trong miệng hoặc trên lưỡi và nướu răng đặc biệt phổ biến ở những người hút thuốc lá và những người sử dụng thuốc lá không khói), hoặc lichen phẳng ở miệng (một phát ban màu trắng ngứa không nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể bao gồm cả bên trong miệng).

Trong trường hợp lichen phẳng cần được theo dõi bởi chuyên gia y tế.

Chốc mép và nhiệt miệng

Nhiệt miệng là những vết loét ở bên trong miệng, trên nướu răng, lưỡi và má, trong khi chốc mép phát triển ở bên ngoài trên môi.

Trong khi nhiệt miệng là dấu hiệu của hệ miễn dịch suy yếu, song nó không lây. Còn chốc mép là biểu hiện của nhiễm vi-rút thể ẩn có thể bùng phát bất cứ khi nào hệ thống miễn dịch bị tổn hại vì bất kỳ lý do gì.

Nhiệt miệng và chốc mép là “báo động đỏ” của hệ miễn dịch bị tổn hại. Cơ thể đang cố cho bạn thấy rằng hệ thống miễn dịch cần một sự hỗ trợ nào đó.

Những tổn thương này hay xảy ra khi thời tiết lạnh hơn và trong thời gian stress, cả hai đều có thể làm suy yếu hệ thống bảo vệ bẩm sinh của cơ thể.

Chân mọc nốt ruồi

Nốt ruồi mọc ở chân là điều bình thường nhưng nếu nó không ngừng tăng kích thước, bề mặt lồi lên có cảm giác rất dễ vỡ thì bạn nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe. Rất có thể bạn đã bị một khối u hắc sắc tố ác tính, có nguy cơ chuyển sang ung thư da.

Ung thư da rất khó phát hiện, một khi người bệnh phát hiện thì thường đã ở giai đoạn cuối. Chính vì thế chúng ta cần chú ý đến ngón chân, ngón tay, móng chân, móng tay, lòng bàn chân, lòng bàn tay và các vị trí khác trên cơ thể. Nếu có những nốt đen phát triển dị thường thì nên đi kiểm tra sức khỏe gấp.

Chân bị phù

Chân bị phù nề bệnh lý cũng là một loại tín hiệu mà cơ thể bạn muốn gửi đi để cảnh báo tình trạng sức khỏe không bình thường - Ảnh minh họa: InternetChân bị phù thường do hai trường hợp đó là phù do sinh lý và phù do bệnh lý. Nếu chân bị phù do sinh lý như uống nước nhiều hoặc đi bộ nhiều thì đây là điều bình thường. Còn nếu phù do bệnh lý thì rất có thể bạn đã mắc các bệnh như ung thư gan, ung thư phổi hoặc ung thư thận.

Trong trường hợp bị phù do bệnh lý, rất có thể trong cơ thể bạn đã có một khối u. Khối u này chèn ép dây thần kinh, niệu quản, huyết quản… dẫn đến khó bài tiết và bị phù. Nếu cơ thể bạn thường xuyên bị phù thì hãy đi bệnh viện kiểm tra.

Khi bị tế bào ung thư tấn công, cơ thể chúng ta thường phát đi một vài tín hiệu. Bạn cần sớm nhận biết các dấu hiệu này để thăm khám và điều trị kịp thời.

Chỉ cần làm theo cách này, cơ thể bạn sẽ thơm tho cả ngày

(Kiến Thức) - Mùa hè là thời điểm những vấn đề về mùi cơ thể thường xuất hiện khiến nhiều người cảm thấy khó chịu và mất tự tin khi tiếp xúc với người khác. Sau đây là một số mẹo giúp cơ thể thơm tho hơn.

Chi can lam theo cach nay, co the ban se thom tho ca ngay

Chỉ với những nguyên liệu đơn giản và dễ kiếm, bạn có thể thực hiện các mẹo giúp cơ thể thơm tho cả ngày.