Những thói quen không ngờ là thủ phạm gây chứng hôi miệng

Ngoài nguyên nhân do bệnh lý từ bên trong, thì những thói quen hàng ngày cũng là thủ phạm gây ra bệnh hôi miệng mà chúng ta không ngờ tới.

Thói quen ăn uống
Ăn nhiều đường cũng không giúp ích được gì; vi khuẩn tự nhiên trong miệng sẽ sinh sôi nhờ lượng đường cao, hình thành nhiều mảng bám trên răng và nướu.
Ăn quá nhiều chất béo sẽ làm tăng tải trọng trên lá lách và dạ dày, sẽ ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của các cơ quan này.
Nhung thoi quen khong ngo la thu pham gay chung hoi mieng
 
Thường xuyên ăn các món ăn, thực phẩm gây mùi như tỏi, hành, cần tây, nước tương…
Chế độ ăn giảm carbonhydrate có thể tăng gấp đôi nguy cơ hôi miệng vì cơ thể tăng tiết amoniac để cố gắng chuyển hóa thức ăn. Những ai hay nhịn ăn hoặc ăn quá nhanh thường lại có nguy cơ kiểu khác: động tác nhai kích thích tiết nước bọt, giúp miệng khỏi bị khô và có mùi hôi. Khi bạn không ăn trong thời gian dài, hơi thở bạn bắt đầu có mùi.
Thở bằng đường miệng
Khô miệng cũng ảnh hưởng đến những người hay thở qua miệng, khiến họ rơi vào tình trạng hôi miệng không mong muốn. Theo đó thở bằng miệng sẽ khiến nước bọt của bạn bốc hơi làm giảm khả năng làm sạch miệng bằng nước bọt.
Do nước bọt có tính acid nhẹ nên có thể giảm đi số lượng các loại vi khuẩn gây hôi miệng. Khi thiếu nước bọt cũng như “vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm”, vi khuẩn gây hôi miệng thừa nước đục thả câu, quậy tới bến. Nước miếng cũng có tác dụng ôxy hóa miệng, làm cho hơi thở được trong lành một cách tự nhiên.
Hút thuốc lá
Khi nói tới những thói quen có thể gây hôi miệng, hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu. Chỉ riêng động tác hút thuốc, chưa kể đến những nguy cơ cho sức khỏe, cũng đủ để miệng bạn có mùi vị như cái gạt tàn thuốc bởi vì thuốc lá có mùi rất mạnh và dường như mùi hôi khó chịu này bám vào mọi thứ xung quanh nó, bao gồm cả trong miệng và hơi thở của bạn.
Khi hút thuốc quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng giảm sự tiết nước bọt gây ra khô miệng làm mất đi tác dụng làm sạch miệng bằng nước bọt.
Vệ sinh răng miệng qua loa
Việc vệ sinh răng miệng không tốt hàng ngày, thức ăn giắt nhét lại tại các kẽ răng, mảng bám, cao răng hình thành nhiều, xâm nhập dưới nướu, tạo điều kiện cho vi khuẩn hiếm khi phát triển, phân hủy thức ăn tạo mùi khó chịu.
*Những điều nên chú ý khi bị hôi miệng do những nguyên nhân trên
Đầu tiên, hãy duy trì việc vệ sinh răng miệng thật cẩn thận
Nếu bạn bình thường, bạn sẽ không chắc là mình sẽ để ý nhiều đến vấn đề vệ sinh răng miệng. Nhưng khi bạn có chứng hôi miệng, nhất định phải đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và súc miệng sau mỗi bữa ăn, ăn bất kỳ thức ăn gì đều phải uống nước sau đó cho sạch miệng.
Nếu không, dư lượng của thực phẩm thừa trong khoang miệng sẽ để lại đủ chỗ cho vi khuẩn tồn tại, thậm chí sản sinh vi khuẩn mới. Những thức ăn thừa tạo ra các phản ứng hóa học với các chất có tính axit trong nước bọt ở khoang miệng trong một thời gian dài và tạo ra mùi hôi.
Thứ hai, hạn chế ăn thực phẩm chứa chất béo – ngọt – đậm mùi và nhầy nhờn
Thích ăn thịt là thói quen của nhiều người do hương vị thơm ngon hấp dẫn. Nhưng nếu ăn thịt quá nhiều cùng lúc có thể dẫn tới chứng hôi miệng, luôn luôn có mùi khó chịu trong hơi thở.
Không ai cấm bạn ăn thịt hay thói quen ăn nhiều thịt, nhưng lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe dành cho bạn là không nên ăn quá nhiều vì sẽ làm tăng nguy cơ gây hôi miệng do tồn dư thịt dính trong răng miệng tạo ra vi khuẩn, thịt khiến dạ dày hoạt động quá tải cũng tạo ra mùi hôi.

Hãi hùng những bộ ngực biến dạng sau nâng cấp đặt túi ngực

(Kiến Thức) - Phẫu thuật nâng ngực như Ivy Trần để có vòng 1 căng tròn đầy đặn nhưng không ít người lại gặp biến chứng khiến bộ ngực biến dạng khủng khiếp. 

Hai hung nhung bo nguc bien dang sau nang cap dat tui nguc
Nổ túi ngực như Ivy Trần có lẽ không còn là chuyện hiếm đối với những người phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực. Biến chứng luôn rình rập, và đôi khi hậu quả vô cùng khủng khiếp. 
Hai hung nhung bo nguc bien dang sau nang cap dat tui nguc-Hinh-2
Sau phẫu thuật nâng ngực, ngực có thể bị di lệch, không cân xứng, co cứng và đau nhức. Đây là biến chứng thường thấy nếu đặt ngực không đúng cách. 

Hai hung nhung bo nguc bien dang sau nang cap dat tui nguc-Hinh-3
Biến chứng sau phẫu thuật nâng ngực sớm là biến chứng trong tháng đầu sau phẫu thuật, bao gồm: tụ máu, nhiễm trùng, toác vết mổ. 

Hai hung nhung bo nguc bien dang sau nang cap dat tui nguc-Hinh-4
Không ít trường hợp tụ máu, nhiễm trùng có thể dẫn đến hoại tử. 

Hai hung nhung bo nguc bien dang sau nang cap dat tui nguc-Hinh-5
 Ngoài tình trạng vón cục, silicon trong túi ngực vỡ ra có thể chảy vào 2 khoang ngực, thậm chí xuống vùng bụng, nếu không can thiệp sớm, những biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng người bệnh.

Hai hung nhung bo nguc bien dang sau nang cap dat tui nguc-Hinh-6
Một phụ nữ tại Hà Nội bỏ ra gần 300 triệu đồng để nâng ngực, nâng mũi tại một BV thẩm mỹ, ít ngày sau ngực chị có dấu hiệu bầm dập  sưng tấy bất thường, vết mổ chảy máu, toét ra. 

Hai hung nhung bo nguc bien dang sau nang cap dat tui nguc-Hinh-7
 Một cô gái Thái đã đăng những bức ảnh cho thấy vòng 1 của cô bị biến dạng, và gần như dính liền với nhau. 

Hai hung nhung bo nguc bien dang sau nang cap dat tui nguc-Hinh-8
 Hình ảnh bộ ngực bị biến dạng của cô gái Thái sau khi phẫu thuật thẩm mỹ hỏng.

Hai hung nhung bo nguc bien dang sau nang cap dat tui nguc-Hinh-9
Đây là những gì còn lại của bầu ngực đẹp đẽ sau 20 năm đặt túi nâng ngực. Túi ngực bị vỡ, tiết dịch, vôi hóa và co cứng, biến dạng như một khối cao su đặc có mặt ngoài rất nhiều cục nhỏ lợn cợn.  

Hai hung nhung bo nguc bien dang sau nang cap dat tui nguc-Hinh-10
Một trường hợp phải cắt bỏ hoàn toàn một bên ngực do biến chứng quá nặng nề.  
Hai hung nhung bo nguc bien dang sau nang cap dat tui nguc-Hinh-11
Nhiều trường hợp biến chứng nặng nề, người bệnh thậm chí phải tái phẫu thuật nhiều lần để xử lý. 


Kinh hoàng tác hại sán lá phổi suýt lấy mạng của thanh niên 19 tuổi

(Kiến Thức) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa cấp cứu thành công cho bệnh nhân 19 tuổi ở Bắc Giang bị nhiễm sán lá phổi, ho ra máu, tràn dịch, tràn khí phổi, nguy kịch tính mạng. 

Mặc dù theo y văn, bệnh mà nam thanh niên mắc phải chỉ gặp khi ăn cua đá có chứa kí sinh trùng giun sán. Tuy nhiên, bệnh nhân cho biết mình chưa từng ăn loại cua này.
Kinh hoang tac hai san la phoi suyt lay mang cua thanh nien 19 tuoi
Bệnh nhân T đang được điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Ảnh: Tienphong. 

Bệnh sán lá phổi do loài sán hình bầu dục, to bằng hạt cà phê (bằng hạt lạc nhỏ) ký sinh trong phổi hoặc màng phổi. Sán lá phổi tạo nên những ổ áp xe bằng đầu ngón tay và gây ho ra máu hoặc tràn dịch màng phổi.

Đây được đánh giá là bệnh mãn tính, nếu để muộn, bệnh nhân sẽ xuất hiện tình trạng ho ra máu, xuất huyết phổi, thậm chí tràn dịch, khí, máu màng phổi và thiệt mạng.

Triệu chứng thường gặp của bệnh sán lá phổi

Bệnh sán lá phổi không gây ra triệu chứng khi mới bị nhiễm. Nhiều người bị bệnh sán lá phổi không bao giờ gặp bất kỳ triệu chứng nào. Khi các triệu chứng của bệnh sán lá phổi xảy ra, chúng bắt đầu từ vị trí và hoạt động của giun trong cơ thể (thay đổi theo thời gian).

Trong tháng đầu tiên hoặc lâu hơn, sau khi một người bị nhiễm, giun gây bệnh sán lá phổi di chuyển xuống bụng, gây ra các triệu chứng có thể bao gồm: Sốt; Khó chịu; Tiêu chảy; Đau bụng; Ngứa và phát ban.

Giun gây bệnh sau đó đi từ bụng đến ngực và gây ra các triệu chứng hô hấp, chẳng hạn như: Ho; Khó thở; Đau ngực (nặng hơn khi thở sâu hoặc ho).

Nếu không điều trị, bệnh sán lá phổi sẽ trở thành mạn tính và kéo dài trong nhiều thập kỷ.

Triệu chứng mạn tính của bệnh sán lá phổi thường gặp nhất là ho có đờm lẫn máu (ho ra máu) xuất hiện và hết một cách tự nhiên. Ngoài ra, người bệnh còn có dấu hiệu khác như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy ra máu, u ở da vùng bụng hoặc chân xuất hiện và hết một cách tự nhiên theo thời gian.

Một số người bị bệnh sán lá phổi mạn tính không có triệu chứng đáng chú ý nào.

Dưới 1% những người bị bệnh sán lá phổi sẽ gặp tình trạng giun lây nhiễm đến não. Các triệu chứng gồm đau đầu, sốt, nôn mửa, động kinh...

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh sán lá phổi là do bị nhiễm phải giun dẹp, sán lá hay sán lá phổi vì nó thường nhiễm vào phổi. Thông thường, nhiễm trùng xảy ra sau khi ăn cua chưa nấu chín hoặc tôm càng mang sán chưa trưởng thành. Khi bạn ăn phải, giun trưởng thành và phát triển bên trong cơ thể. Qua nhiều tháng, giun lây lan qua đường ruột và bụng, xâm nhập vào cơ hoành để vào phổi. Khi vào bên trong phổi, giun đẻ trứng và có thể tồn tại trong nhiều năm, gây ra bệnh sán lá phổi mạn tính (dài hạn).

Kinh hoang tac hai san la phoi suyt lay mang cua thanh nien 19 tuoi-Hinh-2
Hình ảnh chụp sán lá phổi. Ảnh: Internet.