Những “thói hư tật xấu” dễ trở thành thiên tài

Có thể bạn sẽ rất bất ngờ nhưng thói quen tưởng như không hề tốt như luôn trễ giờ, bừa bộn hay ngủ ít… lại có thể là dấu hiệu của một người thông minh.

1. Luôn trì hoãn
Trì hoãn được cho là một thói quen xấu khiến nhiều người đánh mất cơ hội trong cuộc sống. Vì vậy, rất nhiều bí quyết được đưa ra để loại bỏ nó.
Tuy nhiên, Giáo sư Adam Grant, tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Originals” thì cho rằng cần làm rõ khái niệm này trong những tình huống cụ thể. Nếu trì hoãn vì lười biếng sẽ mang lại những kết quả tiêu cực nhưng nếu trì hoãn để chờ đến một thời điểm thực sự thích hợp, đó lại là quyết định của một người thông minh và luôn có những ý tưởng lớn.
Nhung “thoi hu tat xau” de tro thanh thien tai
Ảnh minh họa.
Việc trì hoãn có thể gia tăng sự sáng tạo, giúp bản thân có thể hình thành những ý tưởng lớn hơn, xuất sắc hơn. Grant đã chỉ ra Steve Jobs, CEO của Apple chính là ví dụ điển hình.
"Steve Jobs đã mất nhiều thời gian để nghiên cứu những hướng đi mới, những ý tưởng mới, thay vì tiếp cận những giải pháp truyền thống, quá rõ ràng và quen thuộc", Grant nói.
MỜI QUÝ ĐỘC GIẢ XEM VIDEO: Những mẹo hay chỉ có “thiên tài” mới nghĩ ra được
2. Có tính “cao su”
Thường xuyên trễ giờ là thói quen gây trở ngại cho các mối quan hệ cá nhân, nghề nghiệp, ảnh hưởng đến hình ảnh của bản thân bạn, khiến đối phương cảm thấy không được tôn trọng.
Tuy nhiên cái gì cũng có 2 mặt và với thói quen này cũng vậy. Theo Dianaa DeLonzor - - một chuyên gia về quản lý thời gian và cũng là tác giả cuốn sách "Never Be Late Again": “Những người hay trễ giờ thường có xu hướng lạc quan, yêu đời và luôn mong muốn những điều tốt nhất và điều này ảnh hưởng đến nhận thức của họ về thời gian. Họ thực sự tin rằng họ có thể tập thể dục, giặt quần áo, mua sắm và đưa con đi học trong một giờ. Họ có thể trở nên kém thực tế, nhưng đó cũng là dấu hiệu cho thấy sự sáng tạo.
3. Bàn làm việc lộn xộn
Một góc làm việc gọn gàng bao giờ cũng tốt hơn, nhưng không có nghĩa việc để bàn làm việc bừa bộn đã hoàn toàn xấu, miễn sự bề bộn ấy không gây ảnh hưởng đến người khác.
Theo một nghiên cứu từ Đại học Groningen (Hà Lan), những người có bàn làm việc bừa bộn thường có mục tiêu rõ ràng trong cuộc sống, và có thể làm việc với năng suất rất cao.
4. Thích nhai kẹo cao su
Chắc hẳn không ít người sẽ ngạc nhiên với kết luận này. Nếu bạn nhai kẹo cao su mọi lúc mọi nơi thì đây là một hành vi rất xấu nhưng khi ngồi một mình, thói quen này sẽ phát huy mặt tích cực.
Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc nhai kẹo cao su sẽ làm tăng mức độ thư giãn và năng suất cũng như hiệu quả làm việc. Ngoài ra, những người có thói quen nhai kẹo cũng cho kết quả cao hơn khi làm test IQ.
5. Hay mơ mộng
Lúc nào cũng như “trên mây trên gió” đúng là không tốt vì nó khiến bạn trở nên thiếu tập trung. Tuy nhiên trên thực tế, nếu lúc nào đầu óc cũng căng như dây đàn vì tập trung cao độ sẽ khiến bạn cảm thấy ngột ngạt, tù túng.
Theo một nghiên cứu vào năm 2010, thỉnh thoảng dành vài phút nghĩ ngợi, mơ mộng sẽ giúp bạn đẩy mạnh tư duy, năng suất và khả năng sáng tạo.
6. Ngủ ít
Những thiên tài thường hay thức khuya, dẫn đến việc họ ngủ ít hơn vì sáng phải dậy sớm để đi làm hoặc đi học như mọi người. Theo Study Magazine, một nhà tâm lý học tại Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London đã kết luận rằng chỉ số thông minh và thói quen ngủ có mối liên quan chặt chẽ với nhau, trong đó những người có IQ hơn 125 thường đi ngủ sau thời điểm 12 giờ 30 phút sáng.
Điều này có lẽ bắt nguồn từ việc ban đêm là lúc lý tưởng để suy ngẫm và tự do thả mình trong tưởng tượng, việc ban ngày chúng ta không thể làm được vì có quá nhiều mối bận tâm ngăn cản.

Cá sấu hối hận khôn cùng khi "to gan" tấn công hà mã

(Kiến Thức) - To gan xông vào lãnh địa của hà mã, cá sấu hối cũng không kịp khi bị hơn 30 con hà mã quây đánh. 

Trong khi tham quan Vườn quốc gia Serengeti, Tanzania, bác sĩ siêu âm đã nghỉ hưu đồng thời là một nhiếp ảnh gia động vật hoang dã nghiệp dư Harish Kumar (71 tuổi), đã ghi lại được những hình ảnh vô cùng ấn tượng về màn kịch chiến giữa cá sấu khổng lồ và đàn hà mã hung hãn bậc nhất châu Phi.
Ca sau hoi han khon cung khi "to gan" tan cong ha ma
 
Theo chia sẻ của ông Harris, ngày hôm đó khi đi ngang qua một hồ nước, vợ ông bỗng nhiên gọi ông và chỉ ra rằng có chuyện gì đó đang diễn ra ở hồ nước. Ngay lập tức, ông chạy đến đó và bắt đầu cầm máy quay lên quan sát, chờ đợi. May mắn thay, chẳng bao lâu sau khi quay phim, ông Harris nhìn thấy một con cá sấu nổi lên và đang bị tra tấn bởi đại gia đình hà mã khoảng hơn 30 con.
Ca sau hoi han khon cung khi "to gan" tan cong ha ma-Hinh-2
 
Trông con cá sấu tội nghiệp vô cùng đau đớn, mặc dù được đánh giá là một trong những động vật nguy hiểm nhất châu Phi, xưng vương xưng bá trong đầm lầy, thường khiến những động vật ăn cỏ và cả con người khiếp sợ với bộ răng khổng lồ và lực cắn mồi bá đạo, thế nhưng khi đối mặt với sự tấn công tập thể của đàn hà mã, con cá sấu khổng lồ như bất lực, thảm hại vô cùng.
Ca sau hoi han khon cung khi "to gan" tan cong ha ma-Hinh-3
 
Bị tấn công dồn dập, cá sấu khổng lồ chắc chắn chỉ có đường chết nếu không thể thoát khỏi vòng vây của hà mã.
MỜI QUÝ ĐỘC GIẢ XEM VIDEO: Bí mật về trang trại thủy quái bên trong Công viên Đầm sen
Theo Harris, không rõ lý do tại sao cá sấu khổng lồ lại xui xẻo lọt vào giữa đàn hà mã để bị nghiền ép khốn khổ như vậy thế nhưng may mắn thay, sau một hồi bị quăng quật, cắn xé, cá sấu dần bị ném ra khỏi vòng vây dày đặc của hà mãn, nhờ thế nó thành công ẩn mình dưới làn nước đục ngầu và trốn thoát.
Ca sau hoi han khon cung khi "to gan" tan cong ha ma-Hinh-4
 
Theo đánh giá, hà mã là một trong những loài động vật đáng sợ và hung dữ nhất trên thế giới. Cá sấu khổng lồ còn toàn mạng sau khi kịch chiến với nhóm hà mã là một kỳ tích trong thế giới động vật. 

Soi màn ngụy trang “thần thánh” của các loài động vật

Bạn có thể nhìn thấy con vật trong ảnh không? Đây là những bậc thầy trong việc hòa lẫn với môi trường xung quanh để săn mồi hoặc tránh kẻ thù.

Soi man nguy trang “than thanh” cua cac loai dong vat
Vệt nhỏ màu đỏ trên thân là dấu hiệu duy nhất để phân biệt con thằn lằn Agama này với sỏi đá ở sa mạc Gobi phía nam Mông Cổ.