Những thành phố cổ nhất thế giới

Dưới đây là một số thành phố cổ hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn tuổi vẫn tồn tại cho tới tận ngày nay.

Balkh, Afghanistan: 1.500 năm trước công nguyên
Dấu tích xuất hiện của con người ở Balkh từ 1.500 năm trước công nguyên. Ở thời đó, TP Balkh rất nổi tiếng, Hi Lạp cổ đại hay La Mã. Đây là vùng đất trung đông bí ẩn và giàu có. Balkh được xem là một trong những cái nôi của các nền văn hóa Ả Rập.
Nhung thanh pho co nhat the gioi
 
TP Balkh vẫn còn tồn tại cho tới hiện nay, nó vẫn giữ được một trong những ngành nghề truyền thống là dệt may. Rất nhiều nền văn hóa, ngành công nghiệp và đế chế ra đời từ thành phố cổ này, kể cả đế chế Ba Tư.
Jerusalem: 2.800 năm trước công nguyên
Thành lập từ khoảng thiên niên kỷ thứ 3 trước công nguyên, TP đã hai lần bị hủy diệt và trải qua nhiều lần bị vây hãm và tấn công trong suốt lịch sử. Hiện nó vẫn nằm ở tâm điểm cuộc tranh chấp giữa Israel và chính quyền quốc gia Palestine. TP Balkh vẫn còn tồn tại cho tới hiện nay, nó vẫn giữ được một trong những ngành nghề truyền thống là dệt may.
Nhung thanh pho co nhat the gioi-Hinh-2
 
Jerusalem là thánh địa quan trọng nhất đối với người Do Thái. Chính nơi đây vua David của Israel đã xây dựng Thủ đô của Vương quốc Israel thống nhất và vua Solomon xây đền thờ đầu tiên.
Trong truyền thống Hồi giáo, đây là TP quan trọng thứ ba (sau Mecca và Medina) bởi theo Qur’an đây là điểm dừng chân trong hành trình đêm kỳ bí của ông. Do đó, TP trở thành một thánh địa chung của cả ba tôn giáo nói trên. Nơi đây lưu giữ nhiều di tích tôn giáo và là điểm hành hương hàng năm. TP Balkh vẫn còn tồn tại cho tới hiện nay, nó vẫn giữ được một trong những ngành nghề truyền thống là dệt may.
Plovdiv, Bulgary: 4.000 năm trước công nguyên
Sự xuất hiện của con người ở TP này cách đây 8.000 năm, khoảng 4.000 năm trước công nguyên. Ban đầu đây là vùng đất định cư của người Thracia, sau đó về tay đế chế La Mã. Plovdiv là TP có người định cư lâu đời nhất của châu Âu. Đây là một trung tâm văn hóa, hành chính, gia thông vận tải, giáo dục quan trọng của Bulgary.
Nhung thanh pho co nhat the gioi-Hinh-3
 
Sidon, Li-Băng: 4.000 năm trước công nguyên
Sidon là TP lớn thứ 3 của Li-Băng, nằm cách Tyre 40km về hướng Bắc. Sidon được đặt theo tên của Sidon, con trai của Canaan, cháu của Noah, người xây dựng chiếc tàu khổng lồ cứu muôn loài khỏi trận đại hồng thủy.
Lịch sử ghi nhận rằng Sidon từng bị đánh chiếm bởi Alexander Đại Đế, đây cũng là địa điểm mà Chúa Giê-Su và thánh Paul từng viếng thăm. Với bề dày lịch sử lâu đời, Sidon là một trong những địa điểm quan trọng của ngành khảo cổ học, cũng như là điểm du lịch nên đến khi tới thăm Li-Băng.
Damascus, Syria: 4.300 năm trước công nguyên
Đa-Mát là Thủ đô của Syria, nằm trong đất liền, cách Địa Trung Hải 80km. TP rộng 105km2, nằm trên một cao nguyên cao 680m so với mực nước biển.
Người ta cho rằng Đa-Mát là TP có người ở cổ nhất trên thế giới, trước cả Faiyum của Ai Cập, thậm chí con người từng sống ở đây từ 10.000 năm trước công nguyên. Dân số hiện nay của nơi này khoảng 1,7 triệu người.
Jericho, Palestine: 9.000 năm trước công nguyên
Jericho nằm trong một ốc đảo ở Wadi Qelt, thấp hơn mực nước biển tới 258m, do đó đây là nơi thấp nhất thế giới có người sống. Jericho là một TP nằm ở bờ tây sông Jordan, được ghi nhận là TP cổ nhất thế giới, có niên đại lên tới 11.000 năm. Sau khi được Moses giải thoát khỏi kiếp nô lệ ở Ai Cập, người Do Thái xưa dưới sự dẫn dắt của Joshua đã trở về và định cư ở Jericho, hòa nhập với những người dân bản xứ từng sống ở đây nhiều ngàn năm trước.

Không quân Nga triệt tiêu nguồn tài chính của IS ở Syria

(Kiến Thức) - Nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo không còn nguồn tài chính ở Syria để mua vũ khí, đạn dược và tuyển dụng lính đánh thuê do các cuộc không kích của Nga.

Trong cuộc họp báo ngày 10/10, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov nói: "Lực lượng Không gian vũ trụ Nga đã phá hủy cơ sở hạ tầng kinh tế của ISIL (nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS) ở Syria và làm thất bại bất kỳ nỗ lực nào của những kẻ khủng bố để tiếp tục sản xuất và bán bất hợp pháp dầu mỏ ở Syria. ISIL không còn có các nguồn tài chính ở Syria để mua vũ khí và đạn dược và tuyển dụng lính đánh thuê ở Syria”.

Chiêm ngưỡng thành phố cổ Harar: Mê cung ở đông Ethiopia

(Kiến Thức) - Với 368 hẻm nhỏ ngang dọc trên một diện tích chưa đầy một cây số vuông, thành phố cổ Harar ở phía đông Ethiopia quả là một mê cung đầy màu sắc.

Chiem nguong thanh pho co Harar: Me cung o dong Ethiopia
Thành phố cổ Harar nằm ở ngã tư tuyến đường thương mại giữa Châu Phi, Ấn Độ và Trung Đông và là một cửa ngõ cho sự lan truyền của Hồi giáo vào khu vực sừng Châu Phi. Trong ảnh: Sự hối hả và nhộn nhịp ở chợ Awodai làm nổi bật tầm quan trọng của cây “Khat”, một loại lá nhai gây nghiện ở Ethiopia . Ảnh: Al Jazeera
Chiem nguong thanh pho co Harar: Me cung o dong Ethiopia-Hinh-2
Sự kiêng cữ ban ngày của người Hồi giáo ở Harar trong thời gian tháng lễ Ramadan được bù đắp bởi ban đêm nhai Khat. Khat được thu hoạch quanh năm và là một nguồn thu nhập quan trọng đối với nhiều người trong khu vực. Ảnh: Al Jazeera 
Chiem nguong thanh pho co Harar: Me cung o dong Ethiopia-Hinh-3
Phụ nữ nghỉ ngơi trong bóng râm bên ngoài nhà thờ Hồi giáo trong thành phố Harar. Harar được coi là thành phố thiêng liêng thứ tư của đạo Hồi. Ảnh: Al Jazeera 
Chiem nguong thanh pho co Harar: Me cung o dong Ethiopia-Hinh-4
Một đặc trưng kiến trúc khác ở thành phố Harar là ngôi nhà Adare truyền thống, một cấu trúc hai tầng với mái bằng phẳng. Ảnh: Al Jazeera 
Chiem nguong thanh pho co Harar: Me cung o dong Ethiopia-Hinh-5
 Cổng Shoa là một trong 5 cửa ngõ đầu tiên vào thành phố Harar trong thế kỷ 16. Ảnh: Al Jazeera
Chiem nguong thanh pho co Harar: Me cung o dong Ethiopia-Hinh-6
Cổng Erer thường được gọi là cổng Richard Burton ở Harar. Năm 1854, nhà thám hiểm người Anh Richard Burton, cải trang thành một thương gia Arập, trở thành người không theo đạo Hồi đầu tiên bước vào thành phố thông qua lối này. Ảnh: Al Jazeera 
Chiem nguong thanh pho co Harar: Me cung o dong Ethiopia-Hinh-7
 Nhà thơ Pháp nổi tiếng Arthur Rimbaud đã sống giống như một người địa phương trong một ngôi nhà nhỏ ở Harar trong khi làm nghề kinh doanh cà phê từ năm 1875 đến năm 1884. Ảnh: Al Jazeera
Chiem nguong thanh pho co Harar: Me cung o dong Ethiopia-Hinh-8
Con đường hẹp này được gọi là “Phố thợ may” vì có nhiều thợ may làm việc bên ngoài các cửa hàng của họ. Ảnh: Al Jazeera 
Chiem nguong thanh pho co Harar: Me cung o dong Ethiopia-Hinh-9
Phụ nữ Oromo đi đến thành phố Harar từ vùng nông thôn xung quanh để bán củi. Sau đó, mua lương thực và hàng gia dụng cho gia đình. Ảnh: Al Jazeera 
Chiem nguong thanh pho co Harar: Me cung o dong Ethiopia-Hinh-10
Chợ bán xoài theo mùa nằm ở ngay bên ngoài cổng vào thành phố. Bất chấp cái nóng và tháng ăn chay Ramadan, chợ này vẫn luôn đông đúc. Ảnh: Al Jazeera 
Chiem nguong thanh pho co Harar: Me cung o dong Ethiopia-Hinh-11
Việc thờ cúng các vị thánh ở Harar đã phát triển các nghi lễ zikri vốn được coi là một trong những yếu tố văn hóa độc đáo ở thành phố này. Ảnh: Al Jazeera 
Chiem nguong thanh pho co Harar: Me cung o dong Ethiopia-Hinh-12
 Người dân địa phương sơn lại các bức tường của thành phố cổ bằng màu sắc rực rỡ trước tháng thánh Ramadan. Ảnh: Al Jazeera
Chiem nguong thanh pho co Harar: Me cung o dong Ethiopia-Hinh-13
 Khi mặt trời lặn, các con đường của “thánh địa Mecca ở Châu Phi” này trở nên đông vui tấp nập. Ảnh: Al Jazeera
Chiem nguong thanh pho co Harar: Me cung o dong Ethiopia-Hinh-14
 Với 110 nhà thờ Hồi giáo và 102 đền thờ, thành phố cổ Harar thường được gọi là thành phố thiêng liêng thứ tư của đạo Hồi. Thành phố Harar đã được đưa vào danh sách Di sản Thế giới trong năm 2016. Ảnh: Al Jazeera

Ảnh hiếm Liên Xô cũ qua ống kính du khách nước ngoài

(Kiến Thức) - Những bức ảnh màu của du khách nước ngoài Zackary Hoffman phần nào tái hiện sinh động cuộc sống ở Liên Xô cũ trong khoảng thời gian 1964-1972.

Anh hiem Lien Xo cu qua ong kinh du khach nuoc ngoai
Những bức ảnh của du khách Zackary Hoffman được chụp tại nhiều thành phố của Liên Xô cũ trong khoảng thời gian 1964-1972. Ảnh: ER.

Anh hiem Lien Xo cu qua ong kinh du khach nuoc ngoai-Hinh-2
 Đoàn người diễu hành trên đường phố Liên Xô hàng chục năm về trước. Ảnh: ER.

Anh hiem Lien Xo cu qua ong kinh du khach nuoc ngoai-Hinh-3
 Một cửa hàng đông khách ở Liên bang Xô Viết. Ảnh: ER.

Anh hiem Lien Xo cu qua ong kinh du khach nuoc ngoai-Hinh-4
 Những người phụ nữ chơi bài trong thời gian rảnh rỗi. Ảnh: ER.

Anh hiem Lien Xo cu qua ong kinh du khach nuoc ngoai-Hinh-5
 Gian hàng bày bán khá nhiều trái cây. Ảnh: ER.

Anh hiem Lien Xo cu qua ong kinh du khach nuoc ngoai-Hinh-6
 Cảnh mua bán tấp nập tại một khu chợ. Ảnh: ER.

Anh hiem Lien Xo cu qua ong kinh du khach nuoc ngoai-Hinh-7
Còn đây là gian hàng bán thịt. Ảnh: ER.

Anh hiem Lien Xo cu qua ong kinh du khach nuoc ngoai-Hinh-8
 Mọi người vừa uống nước vừa trò chuyện vui vẻ. Ảnh: ER.

Anh hiem Lien Xo cu qua ong kinh du khach nuoc ngoai-Hinh-9
 Cô dâu chú rể chụp ảnh lưu niệm cùng người thân, bạn bè. Ảnh: ER.

Anh hiem Lien Xo cu qua ong kinh du khach nuoc ngoai-Hinh-10
 Các em học sinh giơ tay phát biểu trong lớp học. Ảnh: ER.

Anh hiem Lien Xo cu qua ong kinh du khach nuoc ngoai-Hinh-11
Đoàn tàu di chuyển trên đường ray phủ đầy tuyết trắng. Ảnh: ER.

Anh hiem Lien Xo cu qua ong kinh du khach nuoc ngoai-Hinh-12
 Người phụ nữ Liên Xô bận rộn bán hàng cho khách. Ảnh: ER.

Anh hiem Lien Xo cu qua ong kinh du khach nuoc ngoai-Hinh-13
 Người đàn ông cưỡi ngựa đi trên một con đường ở đất nước Liên Xô hàng chục năm về trước. Ảnh: ER.

Anh hiem Lien Xo cu qua ong kinh du khach nuoc ngoai-Hinh-14
Một con đường vắng bóng người qua lại. Ảnh: ER.

Anh hiem Lien Xo cu qua ong kinh du khach nuoc ngoai-Hinh-15
 Người phụ nữ đang gánh nước. Ảnh: ER.

Anh hiem Lien Xo cu qua ong kinh du khach nuoc ngoai-Hinh-16
Những bức ảnh gợi nhớ đến cuộc sống thanh bình thời Liên Xô cũ nhiều năm về trước. Ảnh: ER.