Những “ông lớn” bảo hiểm nhân thọ dính sai phạm

Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính đã thanh tra hoạt động bán bảo hiểm qua ngân hàng tại 4 doanh nghiệp: Prudential, MB Ageas, Sun Life và BIDV Metlife.

Theo kết luận thanh tra, thời gian qua thị trường bảo hiểm nói chung và kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng nói riêng có sự tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, xuất hiện tình trạng nhân viên của một số ngân hàng giới thiệu, chào mời, ép buộc khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm liên kết đầu tư khi tới gửi tiền hoặc vay vốn tín dụng.

Nhung “ong lon” bao hiem nhan tho dinh sai pham
 4 "ông lớn" bảo hiểm nhân thọ bị thanh tra

Năm 2022, Bộ Tài chính chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương tổ chức thanh tra, kiểm tra việc bán bảo hiểm qua ngân hàng.

Kết quả công tác thanh tra cho thấy, việc bán bảo hiểm qua ngân hàng còn nhiều sai phạm. Trong đó, khâu tư vấn của nhân viên ngân hàng, nhân viên môi giới sai phạm nhiều nhất.

Các hành vi vi phạm điển hình như: Không tư vấn trực tiếp cho khách hàng hoặc không hướng dẫn đầy đủ thủ tục trong quá trình thực hiện quy trình, thủ tục hồ sơ yêu cầu theo quy định của doanh nghiệp. Ngân hàng không đảm bảo chất lượng tư vấn về sản phẩm bảo hiểm, dẫn đến khách hàng không hiểu rõ về sản phẩm bảo hiểm. Cho người khác (đại lý cá nhân khác, nhân viên ngân hàng) sử dụng máy tính bảng, mã số đại lý để hướng dẫn khách hàng nhập thông tin và không thực hiện đúng biểu phí bảo hiểm đã được Bộ Tài chính phê chuẩn…

“Bộ Tài chính xem xét xử phạt hành chính hành vi sai phạm trên theo đúng quy định pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh và tạo sự răn đe đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường. Các quyết định xử phạt sau khi ban hành sẽ được công khai với các cơ quan báo chí và dư luận nhằm đảm bảo khách quan, minh bạch”, Bộ Tài chính khẳng định.

Căn cứ kết quả thanh tra, Bộ Tài chính yêu cầu 4 doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các biện pháp như: Tăng cường công tác quản lý, giám sát, chấn chỉnh toàn diện đối với hoạt động bán sản phẩm bảo hiểm thông qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Doanh nghiệp bảo hiểm khẩn trương xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm. Doanh nghiệp chủ động phát hiện, xử lý thiếu sót, vi phạm trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm, hạn chế tối đa việc ảnh hưởng tới quyền lợi của khách hàng.

Doanh nghiệp bảo đảm cao nhất việc quản lý đại lý được thực hiện chặt chẽ, ngăn ngừa, phát hiện sớm các hành vi vi phạm của đại lý bảo hiểm, cá nhân thuộc đại lý bảo hiểm.

Doanh nghiệp có biện pháp chấn chỉnh công tác đào tạo, quản lý và giám sát chất lượng đại lý bảo hiểm. Theo đó đại lý phải đáp ứng đầy đủ điều kiện hoạt động, thực hiện đúng nội dung, nguyên tắc hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

Trong năm nay, bên cạnh việc khẩn trương hoàn thiện khung khổ pháp lý trong lĩnh vực bảo hiểm, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục thực hiện thanh tra, kiểm tra chuyên đề bán bảo hiểm qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với 10 doanh nghiệp bảo hiểm.

Bộ Tài chính sẽ phối hợp chặt chẽ với cơ quan thanh tra, giám sát Ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua ngân hàng.

>>> Mời độc giả xem thêm video Biến đổi khí hậu, nhiều nước triển khai bảo hiểm thời tiết:
 

Doanh thu hàng tỷ USD mỗi năm, DN bảo hiểm vẫn bị "tố" vô trách nhiệm?

Lợi nhuận thu về cả nghìn tỷ đồng mỗi năm nhưng các doanh nghiệp bảo hiểm liên tiếp bị tố tư vấn vô trách nhiệm, “đem con bỏ chợ” từ vụ các các nghệ sĩ nổi tiếng Ngọc Lan hay Kim Tử Long.  

Doanh nghiệp bảo hiểm bị tố “đem con bỏ chợ”
Mới đây, diễn viên Ngọc Lan gây xôn xao dư luận khi livestream liên quan đến hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của cô và con trai. Theo chia sẻ, cô mua gói bảo hiểm cho mình là 530 triệu đồng/năm, gói của con trai là 170 triệu đồng/năm.

Đại tướng Tô Lâm: Chủ động phát hiện, xử nghiêm lừa đảo liên quan bảo hiểm

Đại tướng Tô Lâm lưu ý cần đọc kỹ các điều khoản hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trước khi ký. Lực lượng công an sẽ chủ động phát hiện, xử lý nghiêm hành vi lừa đảo.

Chiều 4/5, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên đã tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV tại thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
Tại buổi tiếp xúc, cử tri thị xã Mỹ Hào đã kiến nghị với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên một số vấn đề như: Tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua Internet và các trang mạng xã hội vẫn còn diễn biến phức tạp; tiến độ điều tra, xét xử một số vụ án trong diện theo dõi, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vấn đề kiểm tra, thanh tra các công ty bảo hiểm đang hoạt động để bảo vệ quyền lợi cho người dân tham gia bảo hiểm nhân thọ không bị thiệt hại hay bị lừa đảo...

Manulife hoàn tiền, khách ký giấy “im lặng” có đúng luật?

Các chuyên gia cho rằng, việc khách hàng phải ký thỏa thuận “im lặng” mới được Manulife hủy hợp đồng bảo hiểm là bất bình đẳng. Pháp luật cho phép các bên thỏa thuận bảo mật một số nội dung nhưng không được trái quy định, không bị ép buộc.

Sau nhiều ngày trầy trật khiếu nại, tố cáo đến công an về sản phẩm bảo hiểm nhân thọ "Tâm an đầu tư" phân phối qua Ngân hàng SCB, những ngày qua nhiều khách hàng đã được Công ty bảo hiểm Manulife đồng ý hoàn tiền. Tuy nhiên, nhiều khách hàng thắc mắc về việc phải ký vào "giấy im lặng" mới được trả lại tiền.

Nội dung thỏa thuận được Manulife Việt Nam soạn sẵn còn yêu cầu bên mua bảo hiểm sẽ chấm dứt ngay mọi khiếu nại, khiếu kiện, yêu cầu thanh toán và/hoặc bất kỳ hành động nào chống lại công ty bảo hiểm này và các cấp quản lý, nhân viên của công ty.