Những nhóm ngành lấy điểm chuẩn cao nhất năm ngoái

Theo thống kê sơ bộ, năm 2016, Y Dược là nhóm ngành lấy điểm chuẩn trung bình cao nhất.

Dự đoán, điểm chuẩn năm nay của ngành này tăng nhưng không đột biến.
Theo thống kê chưa đầy đủ dựa trên kết quả điểm chuẩn năm 2016 của 100 đại học trên cả nước (không bao gồm một số trường thuộc nhóm GX lấy điểm chuẩn theo thang điểm 10), 4 trên 6 ngành có điểm chuẩn trung bình cao nhất thuộc nhóm Y Dược.
Điểm trúng tuyển trung bình của 6 ngành đứng đầu như sau:
Nhung nhom nganh lay diem chuan cao nhat nam ngoai
 
Cụ thể, ngành Y Đa khoa đứng thứ nhất với điểm chuẩn trung bình đạt 25,21. Những năm qua, ngành này luôn có sức hút lớn với thí sinh và thường có điểm trúng tuyển cao nhất.
Năm ngoái, điểm ngành này dao động từ 22,8-27 điểm. Trong đó, ngành Y đa khoa của ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) lấy điểm trúng tuyển thấp nhất. Điểm chuẩn ngành này cao nhất thuộc về ĐH Y Hà Nội.
Điểm chuẩn của ngành Y đa khoa tại một số trường như sau:
Nhung nhom nganh lay diem chuan cao nhat nam ngoai-Hinh-2
 
Ngoài các trường trên, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch và ĐH Y Dược TP.HCM là hai địa chỉ đào tạo ngành Y đa khoa được nhiều thí sinh lựa chọn.
Năm ngoái, ĐH Y Dược TP.HCM lấy 26,75 điểm cho ngành này.
Đứng thứ hai trong danh sách những ngành có điểm trúng tuyển trung bình cao nhất năm 2016 là Răng Hàm Mặt với điểm chuẩn bình quân đạt 25,17.
ĐH Y Hà Nội tiếp tục là trường có điểm trúng tuyển cao nhất đối với ngành này - 26,75 điểm. Điểm chuẩn ngành Răng Hàm Mặt của ĐH Y Dược TP.HCM thấp hơn một chút, 26 điểm.
Trong khi đó, ĐH Y Dược - ĐH Huế lấy 25,75 điểm, hai trường ĐH Y Dược Hải Phòng và ĐH Y Dược Thái Nguyên cùng lấy 24,5 điểm. Điểm trúng tuyển ngành Răng Hàm Mặt năm 2016 của ĐH Cần Thơ là 24,25 điểm.
Đứng thứ 3 là ngành Kinh tế đối ngoại với điểm trúng tuyển trung bình là 25. Đây cũng là một trong hai ngành không thuộc khối Y Dược lọt vào danh sách.
Năm ngoái, ĐH Kinh tế - Luật thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM lấy điểm trúng tuyển ngành này lần lượt là 25,5 cho tổ hợp xét tuyển A00 (Toán, Lý hóa) và 24,5 điểm cho hai tổ hợp A01 (Toán, Lý, Anh), D01 (Toán, Văn, Anh).
Ngành Dược học xếp thứ 4 với điểm trúng tuyển trung bình là 24,75. Trong đó, ĐH Dược Hà Nội lấy điểm chuẩn cao nhất - 26,75 điểm.
ĐH Y Dược TP.HCM đào tạo ngành này với tên ngành là Dược sĩ hệ đại học và lấy điểm chuẩn 25,25.
Điểm chuẩn của các cơ sở đào tạo khác cũng ở mức cao và khá đều, dao động ở 3 khoảng 24 điểm, 24,25 và 24,5 điểm. Cụ thể như sau:
Nhung nhom nganh lay diem chuan cao nhat nam ngoai-Hinh-3
 
Hai ngành Khúc xạ nhãn khoa và Truyền thông quốc tế cùng đứng thứ 5 trong danh sách 6 ngành có điểm trúng tuyển trung bình năm 2016 cao nhất với 24,5 điểm.
Trong đó, ĐH Y Hà Nội lấy 24,5 điểm cho ngành Khúc xạ nhãn khoa.
Về ngành Truyền thông quốc tế, Học viện Ngoại giao lấy 24,5 điểm cho 3 tổ hợp xét tuyển. Học viện Báo chí và Tuyên truyền lấy điểm chuẩn 29,5 cho tổ hợp D15 (Văn, Địa, Anh) và 29,25 cho tổ hợp D1 (Toán, Văn, Anh), D14 (Văn, Sử, Anh).
Theo TS Lê Đình Tùng - Phó trưởng Phòng Quản lý Đào tạo đại học, ĐH Y Hà Nội, điểm chuẩn vào trường năm nay sẽ tăng nhưng khó đột biến. Trong đó, điểm chuẩn nhóm ngành top trên như Bác sĩ đa khoa (Y đa khoa), Bác sĩ Răng - Hàm - Mặt dự đoán sẽ tăng.
Thí sinh có nguyện vọng vào Bác sĩ đa khoa thường có thành tích học tập tốt, toàn diện, ổn định trong nguyện vọng lựa chọn vào trường, vì vậy sẽ ít có sự thay đổi về nguyện vọng một.
Đại diện ĐH Y Thái Nguyên thông tin điểm thi THPT quốc gia năm nay cao hơn năm ngoái nên chắc chắn điểm chuẩn cũng tăng.

Tuyển sinh ĐH-CĐ 2017: Dự kiến điểm chuẩn trường “top” trên tăng vọt

Với phổ điểm thi đẹp và “nở rộ” điểm 9, 10, nhiều trường ĐH “top” trên cho biết điểm chuẩn trúng tuyển năm nay chắc chắn sẽ cao hơn các năm trước.

Ngày mai (12/7), Bộ GDĐT mới họp để đưa ra ngưỡng đảm bảo chất lượng (điểm sàn), tuy nhiên với phổ điểm thi đẹp và “nở rộ” điểm 9, 10, nhiều trường ĐH “top” trên cho biết điểm chuẩn trúng tuyển năm nay chắc chắn sẽ cao hơn các năm trước.

Phải đưa ra tiêu chí phụ

Là một trong những trường hàng năm luôn có lượng hồ sơ xét tuyển “khủng” nhất cả nước, ĐH Bách khoa Hà Nội năm nay cũng dự phòng phương án phải đưa ra mức điểm nhận hồ sơ cao hơn các năm trước. Ông Trần Văn Tớp – Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, các năm trước, nhóm ngành kỹ thuật có mức điểm nhận hồ sơ là 22,5. Tuy nhiên năm nay, với mặt bằng điểm cao hơn, những ngành này điểm nhận hồ sơ có thể lên tới 23, thậm chí 24 điểm.

Ông Tớp phân tích, từ số liệu của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho thấy, thí sinh có mức điểm từ 26 điểm trở lên rất nhiều. Các mức điểm 26,5; 27 điểm cũng có hàng hàng thí sinh. Vì vậy, trường đã tính đến việc sử dụng tiêu chí phụ. Cụ thể: “Trường sẽ sử dụng tiêu chí là tổng điểm 3 môn không nhân hệ số, không tính điểm ưu tiên. Ngoài ra, thêm 1 tiêu chí khác theo quy chế là thí sinh cùng có 1 mức điểm nhưng em nào có nguyện vọng ở vị trí ưu tiên cao hơn sẽ trúng tuyển” – ông Tớp nói.

Tuyen sinh DH-CD 2017: Du kien diem chuan truong “top” tren tang vot

Dự kiến điểm chuẩn trường ĐH “top” kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ 2017 sẽ tăng (ảnh chụp tại kỳ thi THPT quốc gia 2017 tại Hà Nội). Ảnh: T.L

Theo dự kiến, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ công bố ngưỡng điểm nhận hồ sơ vào khoảng ngày 13 hoặc 14/7, trước thời điểm thí sinh bắt đầu thay đổi nguyện vọng xét tuyển.

Tại trường ĐH Ngoại Thương, TS Phạm Thu Hương - Trưởng phòng Đào tạo nhà trường cho biết, điểm chuẩn trúng tuyển vào trường này có thể tăng nhẹ so với năm 2016. Theo bà Hương, trường ĐH Ngoại Thương đã thực hiện phân tích phổ điểm năm 2017 do Bộ GDĐT công bố. Kết quả, ngưỡng điểm từ 8 trở lên có số lượng nhiều hơn các năm trước. Trong khi đó, mỗi mức điểm trong khoảng từ 8 điểm trở lên đều có số lượng tương đối lớn. Chính vì vậy, chỉ cần điều chỉnh 0,2 điểm thôi thì lượng thí sinh trúng tuyển đã tăng lên rất nhiều.

"Chính vì vậy, dự kiến điểm chuẩn năm 2017 có thể sẽ tăng nhưng không quá đột biến. Thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào trường cũng nên dự phòng thêm một nguyện vọng khác để đảm bảo quyền lợi" - bà Hương nói.

Trong khi đó, tại Trường ĐH Kinh tế quốc dân, PGS-TS Bùi Đức Triệu - Trưởng phòng Quản lý đào tạo nhà trường cho biết, để chắc ăn hơn cơ hội vào các ngành của trường, thí sinh cần cộng thêm từ 0,5 đến 1 điểm vào mức điểm chuẩn của năm 2016 trước khi quyết định đăng ký xét tuyển.

Ông Triệu cũng khuyên, để chắc chắn hơn nếu muốn vào ĐH Kinh tế quốc dân, các thí sinh có thể đặt thật nhiều nguyện vọng, thậm chí 25 mã ngành có thể là 25 nguyện vọng.

Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) thì thông tin, điểm chuẩn dự kiến của trường này có thể dao động từ 18 đến 24 điểm.

Khối trường An ninh, theo thượng úy Nguyễn Mạnh Tuấn - Thư ký hội đồng tuyển sinh Tổng cục Chính trị Công an nhân dân (Bộ Công an), hiện qua thống kê số hồ sơ sơ tuyển nộp về Học viện là trên 4.000 hồ sơ trong khi chỉ tiêu hệ sĩ quan năm nay chỉ 260. Như vậy tỉ lệ chọi là tương đối cao, tầm 1 chọi 24. Năm nay, điểm chuẩn dự kiến của khối trường này sẽ tương đương hoặc cao hơn năm trước. Được biết, điểm chuẩn của các trường khối An ninh cao nhất là 28,25 và thấp là 21,25 điểm.

Điểm sàn dự kiến bao nhiêu?

Sau khi biết điểm sàn, các trường ĐH, CĐ sẽ đưa ra mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển của thí sinh. Từ ngày 15/7 đến 17h ngày 25/7 là thời gian chính thức để thí sinh điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển. Vì thí sinh chỉ được điều chỉnh nguyện vọng một lần duy nhất, nên Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga khuyên các em suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định chọn ngành nào là nguyện vọng 1, bởi điều chỉnh xong rồi sẽ không được thay đổi lại.

Trong khi điểm chuẩn dự kiến tại các trường “top” là mối quan tâm của các thí sinh có điểm cao thì điểm sàn lại là “cứu cánh” cho những em có mức điểm vừa phải tìm kiếm cơ hội bước vào giảng đường ĐH.

Từ việc phân tích dự liệu phổ điểm các khối thi, nhiều chuyên gia giáo dục nhận định, nếu điểm sàn ĐH năm 2016 là trong khoảng trên dưới 15 điểm thì điểm sàn năm nay có thể giống như năm ngoái và nếu có tăng thì có thể nhích lên khoảng 15,5 điểm.

Nói về điểm sàn, Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga phân tích: Trên cơ sở phân tích thống kê phổ điểm có thể thấy, khối A và B có nhiều thí sinh đăng ký xét tuyển nhiều nhất. Trong khi mức điểm cao nhiều hơn thì mức điểm trung bình không có sự thay đổi nhiều so với những năm trước. Những khối thi khác có thay đổi nhưng không đáng kể. Bộ sẽ dựa vào phổ điểm và lượng thí sinh đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ ở các khối thi để đưa ra điểm sàn.

Tuy nhiên, ông Ga cũng cho biết, đây là năm cuối cùng Bộ đưa ra mức điểm sàn cho các trường ĐH, CĐ, từ năm 2018 Bộ sẽ giao việc xác định điểm sàn lại cho các trường ĐH, CĐ.

Hoàn cảnh éo le của gia đình bố chết không có tiền đám ma

Gia đình anh Sin Văn Lương có hoàn cảnh éo le khi vợ ở nhà vay tiền đi phẫu thuật ung thư cổ tử cung. Khi bố chồng chết, chị cũng không có tiền làm ma.

Đó là hoàn cảnh éo le của gia đình anh Sin Văn Lương (thôn 8 Thượng Hạ, xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang). Anh Lương sinh năm 1982, anh cưới chị Phìn Tá Sủn và có với nhau hai người con trai.