Những nguyên nhân khiến bệnh hen suyễn thường nặng hơn vào mùa đông

Mùa đông là thời điểm đặc biệt nguy hiểm đối với người mắc bệnh hen suyễn, vì có rất nhiều tác nhân gây bệnh trong những tháng lạnh hơn.

Đối với bệnh nhân hen suyễn, đường thở của họ bị viêm do phản ứng với một số tác nhân nhất định, khiến người bệnh ho, thở khò khè và khó thở.
Mọi người thường thấy các triệu chứng hen suyễn của họ trở nên tồi tệ hơn vào mùa đông vì có rất nhiều tác nhân gây bệnh trong những tháng lạnh hơn, bao gồm:
- Thời tiết lạnh
- Cảm cúm
- Ẩm mốc
- Mạt bụi
- Hệ thống sưởi
Nhung nguyen nhan khien benh hen suyen thuong nang hon vao mua dong
 Ảnh minh họa: Getty. 
Erika Radford, người đứng đầu bộ phận tư vấn sức khỏe tại Asthma + Lung UK, cho biết 45% người dân tắt hoàn toàn hệ thống sưởi để giảm bớt chi phí sinh hoạt.
"Đây là một mối lo ngại vì nhiễm trùng đường hô hấp có thể phát triển mạnh ở nhiệt độ lạnh hơn và môi trường ẩm ướt, kém thông thoáng. Việc ở trong nhiệt độ thấp lâu và tiếp xúc lâu dài với nấm mốc cũng ảnh hưởng đến phản ứng của hệ miễn dịch, cản trở khả năng chống lại nhiễm trùng đường hô hấp của cơ thể", Erika nói.
Các dấu hiệu của một cơn hen suyễn nghiêm trọng, bao gồm:
- Thở khò khè, ho và tức ngực trở nên nghiêm trọng và liên tục
- Quá khó thở khi ăn, nói hoặc ngủ
- Thở nhanh hơn
- Nhịp tim nhanh
- Buồn ngủ, nhầm lẫn, kiệt sức hoặc chóng mặt
- Môi, ngón tay xanh
- Ngất xỉu

Mời độc giả xem thêm video: Sâu răng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ não (Nguồn video: THĐT) 

Bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tăng

(Vietnamdaily) - Khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, hiện điều trị khoảng 20 bệnh nhân Covid-19. Trong đó 1 bệnh nhân thở máy, 1 bệnh nhân thở oxy dòng cao (HFNC).

Bà N.T.C (75 tuổi, TP Thủ Đức, TP HCM) bị xơ gan. Ngày 31/7, bệnh nhân ho, sốt, sau đó không thuyên giảm, kèm theo tiêu chảy nên gia đình đưa đến bệnh viện thăm khám.

Qua sàng lọc, các bác sĩ ghi nhận bà C dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 nên chuyển bệnh nhân vào vào Khoa Nhiễm D.

Sở Y tế TP HCM: Yêu cầu BV Nguyễn Tri Phương rút kinh nghiệm vụ 'bệnh nhân ngưng tim sống lại'

(Vietnamdaily) - Sở Y tế TP.HCM đã tổ chức họp với lãnh đạo bệnh viện, khoa cấp cứu, khoa can thiệp mạch để làm rõ thêm thông tin, yêu cầu BV Nguyễn Tri Phương báo cáo vụ việc liên quan đến việc bệnh nhân ngưng tim xin đưa về quê lo hậu sự, nhưng được can thiệp điều trị mạch vành tại BV Đa khoa Quảng Nam, thực hiện thành công - bệnh nhân vượt qua cửa tử.

Theo báo cáo của bệnh viện Nguyễn Tri Phương, ê kíp trực của bệnh viện tiếp nhận người bệnh N.Đ.K (48 tuổi) bị nhồi máu cơ tim và được Bệnh viện huyện Bình Chánh chuyển đến vào lúc 22 giờ 34 phút ngày 22/10/2022. Trên đường chuyển đến bệnh viện Nguyễn Tri Phương, người bệnh đã ngưng tim ngưng thở, ê kíp chuyển viện phải hồi sức tim phổi ngay trên xe cấp cứu.
So Y te TP HCM: Yeu cau BV Nguyen Tri Phuong rut kinh nghiem vu 'benh nhan ngung tim song lai'
 Sở Y tế TP.HCM yêu cầu bệnh viện Nguyễn Tri Phương rút kinh nghiệm, cần kiên trì thuyết phục bệnh nhân, người nhà bệnh nhân... có quyết định phù hợp nhất có thể. Ảnh: P.G

5 lãnh đạo thuộc trung tâm đăng kiểm xe cơ giới ở Bắc Giang bị bắt

Công an tỉnh Bắc Giang khởi tố 5 bị can là các lãnh đạo, đăng kiểm viên ở Trung tâm đăng kiểm để điều tra làm rõ hành vi nhận hối lộ.

Theo thông tin ban đầu, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Phòng Cảnh sát kinh tế) Công an tỉnh Bắc Giang phát hiện một số xe ô tô đưa đón công nhân bị đục số khung, số máy nhưng vẫn được đăng kiểm, lưu hành.