Những mẫu bánh trung thu độc lạ chỉ để ngắm chứ không nỡ ăn

Không chỉ độc lạ về ngoại hình, một số loại bánh mới còn có nhân vị đặc biệt như: Bánh trung thu trân châu đường đen; bánh nhân xôi xéo, nhân xoài, nhân thịt Hàn Quốc…

Các loại bánh trung thu hiện đại năm nay được ví như “trăm hoa đua nở” bởi sự thu hút về màu sắc, kiểu dáng độc đáo, nhìn bên ngoài không khác gì một tác phẩm nghệ thuật. Đây cũng là điểm khác biệt lớn nhất tạo ra thị trường riêng, đắt khách cho loại bánh này.

Để làm ra chiếc bánh trung thu đặc biệt, người làm phải mất nhiều thời gian trong đó đòi hỏi sự tỉ mỉ nhất là khâu đắp bột tạo hình trang trí. Cũng giống như bánh trung thu truyền thống, công đoạn làm bánh hiện đại gồm 4 bước cơ bản: Trộn bột làm vỏ bánh, làm nhân, dập khuôn và nướng. Song thay vì dùng hỗn hợp nước đường để tạo màu, bánh hiện đại được tạo màu từ các hương vị đặc biệt như: Tinh than tre (màu đen); bột đậu đỏ; đậu xanh; bột hạnh nhân; trân châu đường đen…

Những mẫu bánh trung thu có tạo hình khác biệt hoàn toàn so với mẫu truyền thống mọi người thường gặp. (Ảnh: Thùy Dương)

Mất khoảng 3 tiếng cho một mẻ bánh (khoảng 20 chiếc) nhưng mỗi chiếc bánh trung thu hiện đại lại cần tới 30 phút cho việc trang trí trên bề mặt bánh. (Ảnh: Quang Đoàn)

Vẫn với những chất tạo màu thiên nhiên cho ra nhiều màu sắc bắt mắt, tùy vào sự sáng tạo của người thợ bánh việc nghĩ ra mẫu mã và phối hợp màu phù hợp, ấn tượng cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ cao. Thông thường, hình thù hoa văn, con vật, chữ viết… được tạo ra bằng cách dập khuôn từng chi tiết nhỏ hoặc nặn tay toàn bộ sau đó ghép lại với nhau thành hình hoàn chỉnh.

Theo chị Hạnh Phạm, chủ một cửa hàng bánh online tại Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội): “Năm nay một số mẫu được khách ưa chuộng như các loại hoa văn đắp nổi; bánh truyền thống nhưng được vẽ màu thực phẩm thành các bức tranh dân gian Đông Hồ… Những mẫu này có hình thức “sang chảnh”, đẹp như một tác phẩm nghệ thuật nên thường được khách mua làm quà tặng”.

Hình thức và hương vị là 2 yếu tố quyết định tạo nên sự độc đáo của chiếc bánh. (Ảnh: Thùy Dương)

Chi tiết hoa văn trên mặt bánh đòi hỏi sự tỉ mỉ và sáng tạo của người làm. Toàn bộ công đoạn đắp bột hoa đều được làm bằng tay từng chi tiết nhỏ. (Ảnh: Thùy Dương)

Giá của những mẫu bánh trung thu hiện đại thường dao động khoảng 100.000đ – 150.000đ/ chiếc tùy độ tỉ mỉ của mẫu mã. Giá này so với các loại bánh trung thu truyền thống có mức chênh lệch lớn nhưng vẫn đắt hàng. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên bánh trung thu vẫn được tiêu thụ chủ yếu qua các kênh bán hàng online.

Một vụ bánh trung thu thường kéo dài khoảng 1 tháng bắt đầu từ 15/7 âm lịch đến 15/8 âm lịch, trong đó 1 tuần cận Tết trung thu là thời gian cao điểm nhất. Các loại bánh trung thu hiện đại thường được làm bởi những cửa hàng bánh nhỏ, số lượng ít, phục vụ chủ yếu cho đối tượng khách hàng là người trẻ từ 18 đến 30 tuổi.

Bánh trung thu “handmade” bảo quản được từ 7 - 10 ngày ở nhiệt độ thường. (Ảnh: Thùy Dương)

Càng giáp Tết trung thu lượng khách càng đông do hầu hết cửa hàng bánh handmade đều dừng nhận đơn sau ngày 15/8 âm lịch, nhiều người tranh thủ mua dể được ăn loại bánh đúng sở thích của mình.

Theo chị Hạnh Phạm, đối tượng khách mua hàng thường là những người ưa hình thức đẹp hoặc muốn ăn bánh trung thu vị thiên nhiên, ít ngọt, không chất bảo quản. Những ngày cuối giáp Tết trung thu lượng khách đặt bánh tăng đột biến, đông nhất trong mùa. Thời điểm này khách đặt chủ yếu để làm quà tặng.

Quả dại mọc đầy ở Việt Nam, Trung Quốc chế thành thảo dược đắt đỏ

Sau khi gia công, giá của chúng có thể lên tới khoảng 1,6 triệu đồng/kg.

Qua dai moc day o Viet Nam, Trung Quoc che thanh thao duoc dat do

Cây thương nhĩ, còn được gọi là cây ké đầu ngựa, có tên khoa học là Xanthium strumarium L., thuộc họ Cúc (Asteraceae). Đây là loài cây thảo, cao từ 50-80cm, ít phân cành. Lá mọc so le, hình tim - tam giác, mép khía răng không đều, có lông cứng và ngắn ở hai mặt.

Đồ ăn đựng bát đĩa lá chuối khô, chơi tranh lá sen chục triệu đồng

Những thứ tưởng như bỏ đi như lá chuối khô, lá bàng và vỏ hộp sữa được các bạn trẻ biến thành những sản phẩm bát đĩa độc lạ, thân thiện với môi trường. Còn lá sen cũng thành những bức tranh đẹp mắt, giá chục triệu đồng.

Bát đĩa từ lá chuối khô, lá bàng và vỏ hộp sữa

Tại Việt Nam, lá bàng có rất nhiều công dụng hữu ích nhưng vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi. Tương tự, vỏ hộp sữa hiện chưa có công nghệ tái sử dụng, rất lãng phí. Trước thực tế đó, nhóm nghiên cứu trẻ Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý môi trường thuộc Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM đã nghiên cứu việc tái sử dụng vỏ hộp sữa kết hợp lá cây bàng, tạo ra sản phẩm đĩa, góp phần giảm ô nhiễm môi trường.