Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Xã hội

Những mảnh đời mưu sinh của người gốc Việt giữa Biển Hồ

04/04/2018 08:50

Những người gốc Việt trên Biển Hồ phải tìm cách ứng phó với thiên tai, dòng nước và cả với tình trạng bấp bênh của họ tại đây. Nhưng nhiều người không muốn rời đi.

Theo Phương Thảo/Zing.vn
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Đây là một gian bếp, trông rất bình thường trừ việc nó nằm trên mặt nước, chính xác là nằm trên Biển Hồ, Campuchia. Như mọi căn nhà khác ở đây, nó đối mặt với hàng loạt nguy cơ mà dòng nước mang lại, đặc biệt trong mùa mưa. Vào cuối tháng 7, lúc nào cũng có việc cho Taing Hoarith làm với ngôi nhà của ông. Khi thì ông phải sửa lại bức tường lợp bằng lá cọ đã bị bão làm hư, khi thì ông phải dọn dẹp đám cây mọc trong nước. Đôi khi ông phải lặn xuống bên dưới căn nhà, miệng ngậm một ống cao su và chèn vào những hũ xi măng đang giữ căn nhà đứng vững trên nước. Ảnh: New York Times.
Đây là một gian bếp, trông rất bình thường trừ việc nó nằm trên mặt nước, chính xác là nằm trên Biển Hồ, Campuchia. Như mọi căn nhà khác ở đây, nó đối mặt với hàng loạt nguy cơ mà dòng nước mang lại, đặc biệt trong mùa mưa. Vào cuối tháng 7, lúc nào cũng có việc cho Taing Hoarith làm với ngôi nhà của ông. Khi thì ông phải sửa lại bức tường lợp bằng lá cọ đã bị bão làm hư, khi thì ông phải dọn dẹp đám cây mọc trong nước. Đôi khi ông phải lặn xuống bên dưới căn nhà, miệng ngậm một ống cao su và chèn vào những hũ xi măng đang giữ căn nhà đứng vững trên nước. Ảnh: New York Times.
Hoarith là người đàn ông làm nghề thủ công lành nghề nhất trên Biển Hồ. Mỗi buổi sáng, ông thức dậy lúc 5h, mua chén mì từ một chiếc ghe chạy ngang qua, cùng loại với chiếc ghe mà vợ ông, bà Vo Thi Vioh dùng để bán hàng rau. Sau khi bà đi rồi, ông cuốn tấm thảm trải nền lên rồi bắt đầu một ngày của mình. Ở ngoài kia, những người phụ nữ trên ghe bán từ bình ga, súp đến nước có ga. "Tôi biết rõ Biển Hồ như lòng bàn tay mình", ông nói. Ảnh: New York Times.
Hoarith là người đàn ông làm nghề thủ công lành nghề nhất trên Biển Hồ. Mỗi buổi sáng, ông thức dậy lúc 5h, mua chén mì từ một chiếc ghe chạy ngang qua, cùng loại với chiếc ghe mà vợ ông, bà Vo Thi Vioh dùng để bán hàng rau. Sau khi bà đi rồi, ông cuốn tấm thảm trải nền lên rồi bắt đầu một ngày của mình. Ở ngoài kia, những người phụ nữ trên ghe bán từ bình ga, súp đến nước có ga. "Tôi biết rõ Biển Hồ như lòng bàn tay mình", ông nói. Ảnh: New York Times.
Chong Koh, nơi Hoarith và vợ sống, là một trong hàng trăm ngôi làng nổi ở Tonle Sap, hệ thống sông và hồ ở Campuchia thường được biết đến với tên tiếng Việt là Biển Hồ. Các học giả độc lập cho biết có khoảng 400.000 - 1 triệu người sống tập trung ở vùng Biển Hồ và không được công nhận là công dân Campuchia. Bài điều tra của New York Times và Trung tâm Pulizer về Đưa tin Khủng hoảng cho thấy hoàn cảnh khó khăn của những người gốc Việt ở vùng Biển Hồ. Ảnh: New York Times.
Chong Koh, nơi Hoarith và vợ sống, là một trong hàng trăm ngôi làng nổi ở Tonle Sap, hệ thống sông và hồ ở Campuchia thường được biết đến với tên tiếng Việt là Biển Hồ. Các học giả độc lập cho biết có khoảng 400.000 - 1 triệu người sống tập trung ở vùng Biển Hồ và không được công nhận là công dân Campuchia. Bài điều tra của New York Times và Trung tâm Pulizer về Đưa tin Khủng hoảng cho thấy hoàn cảnh khó khăn của những người gốc Việt ở vùng Biển Hồ. Ảnh: New York Times.
New York Times nhận định rằng rất dễ để quy kết rằng những ngôi làng nổi là hậu quả của những cuộc tị nạn chính trị. Dù vậy, lịch sử những ngôi làng này dài và có nhiều điểm chưa rõ ràng. Nhà thám hiểm người Pháp Henri Mouhot, người "khám phá" Angkor Wat vào thập niên 1850 - dù nó chưa từng "thất lạc" trong mắt cư dân địa phương, từng ghi chép về một cộng đồng người sống trên sông ở Phnom Penh với khoảng 20.000 người, gấp đôi số người sống trên cạn. Ông diễn tả đó là một cuộc sống với những ghe thuyền nơi người Khmer lẫn người Việt sinh sống, buôn bán cạnh nhau. Ảnh: Getty.
New York Times nhận định rằng rất dễ để quy kết rằng những ngôi làng nổi là hậu quả của những cuộc tị nạn chính trị. Dù vậy, lịch sử những ngôi làng này dài và có nhiều điểm chưa rõ ràng. Nhà thám hiểm người Pháp Henri Mouhot, người "khám phá" Angkor Wat vào thập niên 1850 - dù nó chưa từng "thất lạc" trong mắt cư dân địa phương, từng ghi chép về một cộng đồng người sống trên sông ở Phnom Penh với khoảng 20.000 người, gấp đôi số người sống trên cạn. Ông diễn tả đó là một cuộc sống với những ghe thuyền nơi người Khmer lẫn người Việt sinh sống, buôn bán cạnh nhau. Ảnh: Getty.
Ký ức của dân làng về lịch sử ngôi làng thường là qua trí nhớ và những lời kể chứ không được ghi chép. Một số người xác nhận ghi chép của nhà thám hiểm người Pháp rằng họ sống trôi nổi quá nhiều thế hệ để tránh bị tác động bởi việc làm nông khi mùa màng thất bát. Một số người nói họ từng có đất và trước đây chỉ thi thoảng sống trên nước. Một số khác lại nói họ vốn luôn sống trên thuyền để dễ bắt cá. Ảnh: New York Times.
Ký ức của dân làng về lịch sử ngôi làng thường là qua trí nhớ và những lời kể chứ không được ghi chép. Một số người xác nhận ghi chép của nhà thám hiểm người Pháp rằng họ sống trôi nổi quá nhiều thế hệ để tránh bị tác động bởi việc làm nông khi mùa màng thất bát. Một số người nói họ từng có đất và trước đây chỉ thi thoảng sống trên nước. Một số khác lại nói họ vốn luôn sống trên thuyền để dễ bắt cá. Ảnh: New York Times.
Những đứa trẻ không thể vào học các trường công lập, người lớn không mở được tài khoản ngân hàng, thi lấy bằng lái xe, vào công xưởng làm việc hay sở hữu nhà đất. Ảnh: New York Times.
Những đứa trẻ không thể vào học các trường công lập, người lớn không mở được tài khoản ngân hàng, thi lấy bằng lái xe, vào công xưởng làm việc hay sở hữu nhà đất. Ảnh: New York Times.
Những người gốc Việt này nói rằng họ thường phải hối lộ cảnh sát, quan chức, thậm chí là những người giả dạng nhà báo địa phương. Ảnh: New York Times.
Những người gốc Việt này nói rằng họ thường phải hối lộ cảnh sát, quan chức, thậm chí là những người giả dạng nhà báo địa phương. Ảnh: New York Times.
Một buổi sáng, nhà báo của New York Times cùng hai người gốc Việt, Samnang và Hoarith, đến thăm ngôi trường và ngôi chùa Việt mà những người làng Chhnok Trou từng lui tới. Trong ảnh, bàn thờ và ảnh chân dung đặt trong ngôi chùa người Việt ở Chhnok Trou. Ảnh: New York Times.
Một buổi sáng, nhà báo của New York Times cùng hai người gốc Việt, Samnang và Hoarith, đến thăm ngôi trường và ngôi chùa Việt mà những người làng Chhnok Trou từng lui tới. Trong ảnh, bàn thờ và ảnh chân dung đặt trong ngôi chùa người Việt ở Chhnok Trou. Ảnh: New York Times.
Không giống người Khmer, người Việt không hỏa táng mà chôn cất người thân đã qua đời của họ. Những bia mộ là bằng chứng không thể xóa bỏ về sự hiện diện đã rất lâu của người Việt ở Biển Hồ. Ảnh: New York Times.
Không giống người Khmer, người Việt không hỏa táng mà chôn cất người thân đã qua đời của họ. Những bia mộ là bằng chứng không thể xóa bỏ về sự hiện diện đã rất lâu của người Việt ở Biển Hồ. Ảnh: New York Times.
Dòng nước luôn mang lại những hiểm họa. Samnang nói rằng đứa cháu 4 tuổi của anh đã chết đuối năm 2017 trong lúc cha mẹ đi làm. Những đứa trẻ dưới 5 tuổi ở đây, nếu bố mẹ chúng đủ tiền, sẽ được mặc áo phao. Những gia đình khác tự chế "phao cứu sinh" cho con họ, điển hình như một chai dầu xe rỗng được đeo vào cổ một đứa trẻ sơ sinh. Ảnh: New York Times.
Dòng nước luôn mang lại những hiểm họa. Samnang nói rằng đứa cháu 4 tuổi của anh đã chết đuối năm 2017 trong lúc cha mẹ đi làm. Những đứa trẻ dưới 5 tuổi ở đây, nếu bố mẹ chúng đủ tiền, sẽ được mặc áo phao. Những gia đình khác tự chế "phao cứu sinh" cho con họ, điển hình như một chai dầu xe rỗng được đeo vào cổ một đứa trẻ sơ sinh. Ảnh: New York Times.
Cả Hoarith lẫn Samnang (ảnh) đều không muốn rời vùng hồ. Đôi lúc, Hoarith nghĩ rằng ông có thể sống với họ hàng của vợ ông tại Việt Nam. Nhưng ông muốn sống ở hồ. Đó là một vùng hồ mở, đầy hiểm nguy nhưng ông sẽ được ở gần tổ tiên của mình. Ảnh: New York Times.
Cả Hoarith lẫn Samnang (ảnh) đều không muốn rời vùng hồ. Đôi lúc, Hoarith nghĩ rằng ông có thể sống với họ hàng của vợ ông tại Việt Nam. Nhưng ông muốn sống ở hồ. Đó là một vùng hồ mở, đầy hiểm nguy nhưng ông sẽ được ở gần tổ tiên của mình. Ảnh: New York Times.

Bạn có thể quan tâm

Bộ Công an cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mùa du lịch

Bộ Công an cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mùa du lịch

Tai nạn kinh hoàng ở Đà Nẵng, khởi tố tài xế container

Tai nạn kinh hoàng ở Đà Nẵng, khởi tố tài xế container

Tất cả các bệnh viện phải kê đơn thuốc điện tử trước 1/10

Tất cả các bệnh viện phải kê đơn thuốc điện tử trước 1/10

Xe container đối đầu xe tải, 2 người thương vong ở Quảng Trị

Xe container đối đầu xe tải, 2 người thương vong ở Quảng Trị

Bắt nóng 2 đối tượng chuyên trộm xe máy ở Hà Tĩnh

Bắt nóng 2 đối tượng chuyên trộm xe máy ở Hà Tĩnh

7 đối tượng lạng lách, đánh võng rồi quay clip "câu like"

7 đối tượng lạng lách, đánh võng rồi quay clip "câu like"

Chân dung "bà trùm" giang hồ Hạnh "sự" gần 70 tuổi bị bắt

Chân dung "bà trùm" giang hồ Hạnh "sự" gần 70 tuổi bị bắt

Hà Nội thông báo cấm đường để diễn tập cảnh sát đặc nhiệm

Hà Nội thông báo cấm đường để diễn tập cảnh sát đặc nhiệm

Giới thiệu nhân sự cần đảm bảo chất lượng, cơ cấu

Giới thiệu nhân sự cần đảm bảo chất lượng, cơ cấu

Từ 6/7 miền Bắc bước vào chuỗi ngày oi bức kéo dài

Từ 6/7 miền Bắc bước vào chuỗi ngày oi bức kéo dài

Quy định mới xã, phường, cơ quan đạt chuẩn an ninh, trật tự

Quy định mới xã, phường, cơ quan đạt chuẩn an ninh, trật tự

CSGT nói lý do xuất hiện trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

CSGT nói lý do xuất hiện trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Top tin bài hot nhất

Cận cảnh nơi thiếu nữ bị “tú bà” tra tấn, sát hại

Cận cảnh nơi thiếu nữ bị “tú bà” tra tấn, sát hại

05/07/2025 20:48
Danh tính người đàn ông hành hung 2 thiếu niên ở TP HCM

Danh tính người đàn ông hành hung 2 thiếu niên ở TP HCM

05/07/2025 13:18
Lộ diện nhiều doanh nhân, ca sĩ trong vụ đánh bạc 2.600 tỷ đồng

Lộ diện nhiều doanh nhân, ca sĩ trong vụ đánh bạc 2.600 tỷ đồng

05/07/2025 17:33
Giang hồ cộm cán Hạnh "Sự", đàn em của Năm Cam bị bắt

Giang hồ cộm cán Hạnh "Sự", đàn em của Năm Cam bị bắt

05/07/2025 17:21
Khởi tố nguyên Giám đốc Công ty CP Than Cọc Sáu – Vinacomin

Khởi tố nguyên Giám đốc Công ty CP Than Cọc Sáu – Vinacomin

05/07/2025 13:07

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status