Những điều thú vị về “dấu vân tay khổng lồ” giữa lòng đại dương

Nhìn từ trên cao, nơi đây như một "dấu vân tay khổng lồ" giữa đại dương mênh mông với những đường nét trắng xóa xen kẽ nhau.

Hòn đảo Baljenac thuộc biển Adriatic, nằm ngoài khơi biển Croatia, còn được biết đến với tên gọi "đảo vân tay". Hòn đảo có hình bầu dục méo, sở hữu diện tích bề mặt vỏn vẹn 0,14 km2 và không có người sinh sống. Baljenac được nhiều người biết đến khi những hình ảnh chụp từ trên cao của nó xuất hiện trên mạng xã hội. Theo đó, nếu nhìn bao quát toàn đảo từ một độ cao nhất định, người xem sẽ thấy nó có hình dạng như một dấu vân tay khổng lồ với những đường nét trắng xóa xen kẽ nhau. 
Nhung dieu thu vi ve “dau van tay khong lo” giua long dai duong
 Hòn đảo như một dấu vân tay khổng lồ giữa lòng đại dương. Ảnh: SCI
Điều khiến cho hòn đảo có hình dáng đặc biệt như vậy là do nó được bao phủ bởi hàng loạt những bức tường đá khô có tổng chiều dài lên tới 23km, gấp nhiều lần độ dài của hòn đảo. Những bức tường đá khô trắng xóa này được cho là bắt đầu xây dựng ở thế kỷ 19, khi những người dân sinh sống ở đây muốn bảo vệ cây trồng tránh được gió mạnh thổi quanh năm.
Những bức tường được xây dựng mà không có vữa để kết nối các hòn đá với nhau. Thay vào đó, người ta cẩn thận chọn từng miếng đá và xếp chồng lên nhau như mảnh ghép. Mặc dù đây là kỹ thuật xây dựng chung được sử dụng ở nhiều quốc gia Châu Âu khác nhưng không một nơi nào tạo ra được hình dáng đặc biệt như hòn đảo. 
Nhung dieu thu vi ve “dau van tay khong lo” giua long dai duong-Hinh-2
 Cận cảnh những bức tường đá khô tạo nên những "vân tay". Ảnh: Ex Misterios
Dù không có người sinh sống nhưng hòn đảo vẫn mở cửa tiếp đón du khách. Tuy vậy, người dân địa phương vẫn bày tỏ sự lo lắng khi nhiều du khách thiếu ý thức làm tổn hại đến những bức tường quý giá.  
Thời gian vừa qua, Chính phủ Croatia tích cực thúc đẩy UNESCO đưa hòn đảo và các bức tường đá khô vào danh sách Di sản Thế giới. Điều này không chỉ giúp nơi đây trở nên nổi tiếng hơn mà còn đảm bảo nó sẽ được chính quyền địa phương thêm quan tâm, bảo vệ.

Độc đáo văn hóa “độ” xe đạp: Nặng cả 100kg, đèn nháy "xập xình"

Ngày nay rất khó để bắt gặp những chiếc xe đạp được "độ" theo văn hóa Dekochari xuất hiện trên đường phố Nhật Bản.

Dekochari là một văn hóa trang trí xe đạp độc đáo của Nhật Bản. Người dùng sẽ sử dụng các phụ kiện bằng gỗ dán được mạ chrome, trang bị thêm hệ thống đèn chiếu sáng và âm thanh Hi-Fi lắp đặt lên chiếc xe đạp của họ. 
Dekochari được cho là bắt nguồn từ những năm 1970, khi xu hướng trang trí xe tải Dekotora rầm rộ ở Nhật Bản. Không thể sở hữu những chiếc xe tải, những đứa trẻ đã sử dụng xe đạp thay thế, thỏa sức thể hiện trí sáng tạo của bản thân. Bất ngờ thay, trào lưu này được nhiều người hưởng ứng và trở thành nét văn hóa đặc trưng tại xứ sở hoa anh đào. 

Khách sạn hẻo lánh tuyết bao phủ, ở một đêm tốn hơn 260 triệu

Tọa lạc trên đỉnh một mỏm đá giữa thung lũng băng, Sheldon Chalet nổi tiếng là khách sạn hẻo lánh và xa xỉ bậc nhất thế giới.

Công viên quốc gia Denali bang Alaska, Mỹ là một trong những khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã nổi tiếng trên thế giới. Quanh năm bao phủ băng tuyết, nơi đây được coi là một trong những địa điểm đẹp nhất nhưng cũng là nơi khó đến nhất nước Mỹ.
Một trong những điểm đến nổi bật của công viên là Don Sheldon Amphitheatre, thung lũng băng nằm ở độ cao 1.829m, từng chỉ có thể tiếp cận bằng máy bay trang bị đồ trượt tuyết. Tuy nhiên, mọi thứ hoàn toàn thay đổi sau sự xuất hiện của Sheldon Chalet, nhà gỗ xa xỉ nằm trên một mỏm đá.