Ngày này sẽ được ghi nhớ trong lịch sử Mỹ, Tổng thống John Adams viết như thế vào năm 1776. Dân chúng sẽ ăn mừng bằng pháo hoa và tiệc tùng.
![]() |
Cuộc đốt pháo hoa mừng Lễ Độc Lập năm ngoái lớn nhất diễn ra ở Thành phố New York, với chi phí khoảng 2 triệu USD. |
Còn ngày 2/7 thì sao? Không mấy ai ăn mừng, trừ phi đó là ngày sinh nhật hay kỷ niệm ngày cưới.
Yêu nước cho đến phút cuối cùng
Nói về những ngày kỷ niệm, nhiều vị tổng thống Mỹ đã qua đời vào ngày 4 tháng 7. Trong số này có John Adams, người trở thành vị tổng thống thứ hai của Mỹ, mặc dù ông đã nhầm lẫn ngày quốc lễ quan trọng nhất.
![]() |
John Adams, tổng thống thứ hai của Mỹ. |
Ông James Monroe, tổng thống thứ năm của Mỹ, từ trần ngày 4 tháng 7 năm 1831.
Ông Calvin Coolidge, tổng thống thứ 30 của Hoa Kỳ ra đời vào ngày 4 tháng 7 năm 1872.
Thi ăn món hot dog
Phần lớn người Mỹ ăn mừng ngày Lễ Độc lập bằng những buổi tụ họp nướng thịt, diễu hành và dĩ nhiên là đốt pháo hoa. Nhưng một vài người lại mừng lễ bằng cách thi ăn món hot dog (bánh mì kẹp xúc xích).
![]() |
Trong cuộc thi năm 2014, ông Joey Chestnut đã thắng cuộc khi ăn được 61 chiếc hot dog trong vòng 10 phút. |
Trong tám năm vừa qua, một người đàn ông tên là Joey Chestnut đã thắng cuộc thi cho nam giới. Năm 2014, ông này ăn được 61 chiếc hot dog trong vòng 10 phút. Người thắng cuộc phía nữ, tên là Miki Sudo, ăn được 34 cái.
Nguồn gốc của đốt pháo hoa
Hãy trở lại với pháo hoa, có lẽ là hình ảnh thông thường nhất có liên quan đến Lễ Độc lập. Người Mỹ hết sức yêu thích pháo hoa. Hội Pháo hoa Mỹ cho biết năm ngoái người Mỹ đã chi ra 675 triệu USD để đốt pháo hoa.
![]() |
Năm ngoái người Mỹ đã chi ra 675 triệu USD để đốt pháo hoa, phần lớn nhập khẩu từ Trung Quốc. |
Cuộc đốt pháo hoa lớn nhất diễn ra ở Thành phố New York. Chi phí vào khoảng 2 triệu USD.
Nhưng phần lớn pháo hoa của Mỹ phát xuất từ đâu? Câu trả lời là Trung Quốc. Điều ngẫu nhiên nữa là người Mỹ cũng nhập khẩu phần lớn quốc kỳ của họ từ... Trung Quốc.