Những điểm chính trong thỏa thuận nâng trần nợ công của Mỹ

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy đã thỏa hiệp sau những bất đồng sâu sắc về chi tiêu chính phủ và hỗ trợ người thu nhập thấp như một phần trong thỏa thuận nâng trần nợ công.

Dưới đây là một số điều khoản gây ra nhiều chia rẽ và có tác động lớn nhất về kinh tế trong thỏa thuận đạt được ngày 27/5, chỉ vài ngày trước khi Bộ Tài chính cạn tiền để chi trả cho các nghĩa vụ của mình.

Nhung diem chinh trong thoa thuan nang tran no cong cua My

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy. Ảnh: Bloomberg

Dừng giới hạn nợ

Thỏa thuận về trần nợ sẽ cho phép Bộ Tài chính có thể tự do vay trong 2 năm tới trước khi một đợt nâng trần nợ công nữa cần được Quốc hội thông qua. Đây sẽ là chiến thắng cho đảng Dân chủ - đặc biệt là Tổng thống Biden bởi nhà lãnh đạo Mỹ không phải đối mặt với cuộc chiến trần nợ mới trước khi tái tranh cử tổng thống nhiệm kỳ thứ hai.

Các khoản ngân sách tùy theo tình hình

Các nhà đàm phán cũng nhất trí giữ các khoản chi phí quốc phòng ở mức năm 2023 trong năm tới và chỉ tăng 1% vào năm 2025, một nguồn tin thân cận với thỏa thuận cho hay. Thỏa thuận trên sẽ đặt ra những giới hạn đối với các khoản chi tiêu tùy nghi, khoản tiền mà Quốc hội dành riêng mỗi năm để chi tiêu cho các chính sách và chương trình liên bang. Những giới hạn này sẽ không áp dụng đối với các chương trình bắt buộc như Chăm sóc Y tế và An sinh xã hội.

Chi tiêu quốc phòng sẽ tăng 3,3% vào năm tới như Tổng thống Biden yêu cầu trong dự thảo ngân sách. Đây là mức dưới tỷ lệ lạm phát, vì thế nó không đáp ứng mong muốn của những thành viên đảng Cộng hòa có lập trường cứng rắn về quốc phòng và tăng cường sức mạnh quân đội. Đây là sự gián đoạn từ thỏa thuận trần nợ năm 2011, theo đó các mức trần chi tiêu được áp dụng công bằng giữa các khoản chi tiêu quốc phòng và phi quốc phòng.

Thỏa thuận này cũng đồng nghĩa với việc nhiều chương trình liên bang sẽ đối mặt với việc cắt giảm ngân sách vào năm tới bởi không được gia tăng ngân sách tương ứng với tỷ lệ lạm phát. Dù vậy, Quốc hội Mỹ luôn có thẩm quyền thông qua các khoản chi tiêu trong trường hợp xảy ra những sự kiện bất ngờ như chiến tranh hoặc đại dịch.

Các yêu cầu công việc

Thỏa thuận trên cũng kêu gọi sự mở rộng theo từng giai đoạn các yêu cầu công việc để áp dụng cho Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP), cung cấp phúc lợi hàng tháng nhằm giúp đỡ các hộ gia đình mua thực phẩm họ cần để đảm bảo sức khỏe. Theo một nguồn tin thân cận, thỏa thuận sẽ áp dụng các yêu cầu công việc mới đối với những người nhận hỗ trợ chính phủ, trong đó có chương trình tem phiếu và chương trình Hỗ trợ Tạm thời cho các gia đình nghèo. Nó sẽ đặt ra những giới hạn mới về những người nhận được tem phiếu thực phẩm – đó là những người dưới 54 tuổi và không có con cái.

Tuy nhiên, Nhà Trắng cho biết họ đã giành chiến thắng trong thỏa thuận trên khi mở rộng việc tiếp cận tem phiếu thực phẩm với cựu chiến binh và những nhóm đối tượng dễ tổn thương như người vô gia cư.

Dù vậy, những tiêu chuẩn công việc nghiêm ngặt hơn là một chiến thắng cho đảng Cộng hòa khi tăng cường các quy định với những người muốn nhận sự hỗ trợ từ chương trình chống đói nghèo. Đảng Cộng hòa cho rằng điều này sẽ tiết kiệm tiền bằng cách giảm số người hưởng lợi từ các chương trình trên.

Tuy nhiên, phần này của thỏa thuận này có thể khiến một số thành viên cấp tiến của đảng Dân chủ phản đối bởi họ không muốn gạt những người Mỹ thu nhập thấp ra khỏi các chương trình xã hội. 

Thách thức ở lưỡng viện Mỹ

Theo một số nguồn tin, đảng Cộng hòa trong Hạ viện đã tổ chức một cuộc họp trực tuyến để tóm tắt cho các thành viên về thỏa thuận. Sau cuộc họp thông báo về thỏa thuận nâng trần nợ công, ông McCarthy hy vọng Hạ viện sẽ bỏ phiếu thông qua nó vào 31/5.

"Chúng tôi vẫn còn nhiều việc cần làm. Nhưng tôi tin rằng đây là một thỏa thuận về nguyên tắc xứng với kỳ vọng của người dân Mỹ. Sẽ không có các khoản thuế mới và cũng không có các chương trình chính phủ mới. Có nhiều điều nằm trong thỏa thuận này", ông McCarthy cho hay.

Trong khi đó, Tổng thống Biden khẳng định thỏa thuận sẽ "bảo vệ" các chính sách của đảng Dân chủ, song thừa nhận không phải mọi người đều nhận được những gì họ muốn trong thông báo được công bố đêm 27/5.

"Đây là một bước đi quan trọng hướng đến giảm chi tiêu, trong khi bảo vệ các chương trình thiết yếu với người lao động cũng như phát triển kinh tế. Thỏa thuận đã bảo vệ các ưu tiên quan trọng của tôi và đảng Dân chủ cũng như các thành quả lập pháp. Thỏa thuận này đại diện cho sự thỏa hiệp, tức là không phải mọi người đều nhận được những gì họ muốn", ông Biden cho hay.

Để tránh nguy cơ vỡ nợ, Thượng viện và Hạ viện phải thông qua thỏa thuận trên và chuyển cho Tổng thống Biden ký. Đây sẽ là gánh nặng với cả Chủ tịch Hạ viện Mỹ McCarthy và Lãnh đạo đảng Dân chủ trong Hạ viện Hakeem Jeffries. Mặc dù ông McCarthy nhiều lần cho rằng thỏa thuận sẽ được thông qua nhưng hiện chưa rõ có bao nhiêu thành viên đảng Cộng hòa ủng hộ thỏa thuận và cần có bao nhiêu thành viên đảng Dân chủ có cùng quan điểm.

Con đường này cũng có thể trở nên khó khăn tại Thượng viện khi các thành viên có quan điểm bảo thủ đã cho thấy họ không sẵn sàng sát cánh./. 

Khoảnh khắc trong cuộc bỏ phiếu dài nhất lịch sử Hạ viện Mỹ

Cuộc bỏ phiếu dài nhất trong lịch sử Hạ viện Mỹ đã chứng kiến rất nhiều khoảnh khắc thú vị của các nghị sĩ, có người đọc truyện tranh, có người chăm con hoặc chơi game.

Theo Insider, vào ngày 7/1, ứng viên đảng Cộng hòa Kevin McCarthy đã chính thức trở thành Chủ tịch Hạ viện Mỹ sau 15 vòng bỏ phiếu đầy kịch tính.

Khoanh khac trong cuoc bo phieu dai nhat lich su Ha vien My

Biểu cảm gây chú ý của ông Kevin McCarthy sau vòng bỏ phiếu thứ 7. Ảnh: AP

Khoanh khac trong cuoc bo phieu dai nhat lich su Ha vien My-Hinh-2

Nghị sĩ Blake Moore (bên phải) nằm dài trên ghế. Ảnh: Insider

Khoanh khac trong cuoc bo phieu dai nhat lich su Ha vien My-Hinh-3

Nghị sĩ Zoe Lofgren đọc truyện tranh trong khi chờ bỏ phiếu. Ảnh: Insider

Khoanh khac trong cuoc bo phieu dai nhat lich su Ha vien My-Hinh-4

Nghị sĩ Robert Menendez Jr. tất bật với con trai và con gái giữa cuộc bỏ phiếu. Ảnh: Twitter

Khoanh khac trong cuoc bo phieu dai nhat lich su Ha vien My-Hinh-5

Nghị sĩ Ted Lieu chuẩn bị bỏng ngô trước khi tiếp tục vào bỏ phiếu. Ảnh: Twitter

Khoanh khac trong cuoc bo phieu dai nhat lich su Ha vien My-Hinh-6

Nghị sĩ Linda Sanchez chơi game trên máy tính bảng. Ảnh: AP

Khoanh khac trong cuoc bo phieu dai nhat lich su Ha vien My-Hinh-7

Nghị sĩ Nancy Mace mang thú cưng tới cuộc bỏ phiếu. Ảnh: AP

Khoanh khac trong cuoc bo phieu dai nhat lich su Ha vien My-Hinh-8

Nghị sĩ Steve Womack (phải) mệt mỏi sau vòng bỏ phiếu thứ 11. Ảnh: AP

Sau khi trải qua cuộc bỏ phiếu căng thẳng, nhiệm vụ đầu tiên của ông McCarthy trên cương vị mới sẽ là tổ chức lễ tuyên thệ cho 433 hạ nghị sĩ, cũng như thông qua một số điều luật mà bản thân ông đã đàm phán.

Việt Dũng

Khoanh khac trong cuoc bo phieu dai nhat lich su Ha vien My-Hinh-9

Hạ viện Mỹ có tân Chủ tịch sau 15 vòng bỏ phiếu

Nghị sĩ đảng Cộng hòa Kevin McCarthy rạng sáng nay (7/1, giờ địa phương) đã được bầu làm Chủ tịch Hạ viện Mỹ sau 15 vòng bầu cử.

Khoanh khac trong cuoc bo phieu dai nhat lich su Ha vien My-Hinh-10

Ghế Chủ tịch Hạ viện Mỹ được quyết định như thế nào?

Chính trường Mỹ đang dậy sóng khi lần đầu tiên trong gần 100 năm qua, Hạ viện phải tổ chức bỏ phiếu lại để bầu ghế chủ tịch và sau 6 vòng bỏ phiếu vẫn chưa chọn được ai.

Khoanh khac trong cuoc bo phieu dai nhat lich su Ha vien My-Hinh-11

Bầu cử giữa kỳ Mỹ: Đảng Cộng hòa tiến sát mục tiêu kiểm soát Hạ viện

Đảng Cộng hòa chỉ cần thêm 1 ghế nữa để đạt ngưỡng tối thiểu nắm quyền kiểm soát Hạ viện. Ông Kevin McCarthy sẽ trở thành Chủ tịch Hạ viện nếu đảng kiểm soát viện này.

Tổng thống Biden lần thứ hai dùng quyền phủ quyết

Tổng thống Joe Biden ngày 6/4 đã sử dụng quyền phủ quyết (veto) lần thứ hai trong nhiệm kỳ để bác bỏ nghị quyết của Quốc hội Mỹ đi ngược với chính sách của chính phủ về nguồn nước.

Tong thong Biden lan thu hai dung quyen phu quyet

Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng ngày 4/4. Ảnh: Reuters.

Thông báo của ông Biden đánh dấu lần sử dụng quyền phủ quyết thứ hai trong nhiệm kỳ tổng thống của ông. Nó cũng cho thấy quyền lực ở Washington đã thay đổi thế nào từ khi đảng Cộng hòa chiếm đa số tại Hạ viện Mỹ, theo CNN.

Chỉ 24 giờ tuyên bố tranh cử, ông DeSantis vượt xa ông Trump

Thống đốc bang Florida Ron DeSantis gây quỹ được 8,2 triệu USD trong 24 giờ kể từ khi công bố quyết định tranh cử tổng thống Mỹ năm 2024, tờ The New York Times đưa tin ngày 26/5.

Những người phụ trách chiến dịch tranh cử của ông DeSantis cho rằng số tiền gây quỹ lớn đạt được trong thời gian ngắn giúp Thống đốc bang Florida trở thành đối thủ hàng đầu của ông Trump trong cuộc đua trở thành ứng viên đại diện đảng Cộng hòa tranh cử tổng thống Mỹ.
Chi 24 gio tuyen bo tranh cu, ong DeSantis vuot xa ong Trump
Thống đốc bang Florida Ron DeSantis ăn mừng chiến thắng trong đêm bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022 ở Tampa, Florida, Mỹ ngày 8/11/2022. Ảnh: REUTERS.