Những đại gia Việt kiều có tấm lòng “bồ tát“

(Kiến Thức) - Là những người nhiều tiền nhưng có tấm lòng "bồ tát", nhiều đại gia Việt kiều sẵn sàng cứu giúp người khác lúc hoạn nạn.

Liên quan đến vụ việc ca sĩ Siu Black vỡ nợ, mới đây ca sĩ Phương Thanh người bạn thân thiết của Siu Black cho biết, một Việt kiều người Nga, đồng thời cũng là một người hâm mộ Siu Black đã đồng ý giúp đỡ "họa mi núi rừng" trả một số nợ nhất định trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên số tiền cụ thể là bao nhiêu, thời hạn trả khi nào thì doanh nhân này ra điều kiện không được tiết lộ với báo chí. Vì thông cảm với tình trạng của Siu Black nên Việt kiều này đã tự nguyện không tính lãi suất. Theo ca sĩ Phương Thanh, sở dĩ có "điều khoản" lạ lùng này là bởi "họ là người đàng hoàng nên không muốn bị dư luận chú ý rồi dẫn đến soi mói hành động của họ".
Ca sĩ Phương Thanh cho biết, hiện có một Việt kiều Nga muốn đứng ra giúp Siu Black trả nợ một phần. Ảnh: Internet.
 Ca sĩ Phương Thanh cho biết, hiện có một Việt kiều Nga muốn đứng ra giúp Siu Black trả nợ một phần. Ảnh: Internet.
Theo báo GiadinhNet, vị doanh nhân này còn tư vấn cho Siu Black cách thức trả nợ làm sao để an toàn và hiệu quả nhất.
Ngoài câu chuyện của ca sĩ Siu Black, nhiều Việt kiều sẵn sàng cứu giúp người khác hoặc về nước góp phần xây dựng quê hương.
Dư luận từng biết đến một nhóm Việt kiều đã chung tay xây dựng hàng trăm chiếc cầu cho những vùng quê của Việt Nam. Năm 2004, một kỹ sư tên Nguyễn Văn Công, Việt kiều Pháp sau khi về hưu đã quyết định về lại quê hương để xây cầu từ thiện. Ông kêu gọi các anh em, bạn bè kiều bào ở xa Tổ Quốc để thành lập nhóm Việt kiều, tìm cách hỗ trợ đồng bào trong nước.
Ông Nguyễn Văn Công cùng nhóm Việt kiều đã xây dựng 160 chiếc cầu cho quê hương. Ảnh: Nhịp Cầu Đầu Tư.
Ông Nguyễn Văn Công cùng nhóm Việt kiều đã xây dựng 160 chiếc cầu cho quê hương. Ảnh: Nhịp Cầu Đầu Tư.
Hễ ở đâu có trẻ em nghèo bị rơi sông, ngã rạch, chìm tàu, lật đò do đường đi bị ngăn sông cách suối, nhóm Việt kiều này lập tức đến tận nơi để khảo sát, nghiên cứu, lập phương án xây cầu mà không lấy một đồng của người dân. Tất cả chỉ vì mục đích giúp thiếu nhi đến trường nhanh chóng dễ dàng hơn, giúp người già, phụ nữ có đường đi an toàn khi đau yếu, trái gió trở trời.
Vốn xuất thân là các chuyên viên, kỹ sư am hiểu về giao thông, cầu đường, bê tông, vật liệu xây dựng, móng cọc..., nên việc áp dụng công nghệ mới đã giúp các thành viên Việt kiều giảm giá thành và tiết kiệm chi phí. Nhờ vậy, những chiếc cầu được xây dựng với giá thành rẻ nhất nhưng cho hiệu quả cao nhất: rất đẹp, khang trang, chắc chắn.
Từ lời kêu gọi ai có tiền góp tiền, có sức góp sức, có kinh nghiệm và công nghệ thì truyền đạt chuyển giao cho quê hương, đến nay, Việt kiều đã xây được 160 chiếc cầu khắp các tỉnh thành thuộc đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
Những tấm lòng "bồ tát" của Việt kiều thật cảm động. Sau khi thành danh ở nước ngoài, những người này trở về Việt Nam và cưu mang những số phận cơ nhỡ, những hoàn cảnh khó khăn mà không tiếc công sức hay tiền bạc.
Jimmy Pham và các học viên của KOTO. Ảnh: Internet
 Jimmy Pham và các học viên của KOTO. Ảnh: Internet
Jimmy Phạm, là Việt kiều Australia, sinh ra ở Sài Gòn nhưng lại sang Australia cùng bố mẹ vào năm lên 2 tuổi. Năm 1996, Jimmy Phạm trở về Việt Nam, gặp những em nhỏ lang thang, Jimmy Phạm liền nảy sinh ý tưởng phải làm một cái gì đó để những số phận này có cuộc sống tốt hơn. Năm 1999, sau khi trở về Việt Nam lần 2, Jimmy ra Hà Nội và mở một tiệm bán bưu ảnh, sandwich, sinh tố cho khách nước ngoài. Năm 2000, Jimmy mượn gia đình một khoản tiền, mở nhà hàng KOTO (gần Văn Miếu, Hà Nội), lúc đó, Jimmy đang cưu mang 20 đứa trẻ. Năm 2004, Jimmy mở một trung tâm đào tạo nghề phục vụ cho nhà hàng KOTO. Đầu năm 2010, Jimmy mở thêm cơ sở mới ở Sài Gòn và đã chiêu sinh được 2 khóa.
KOTO hiện có 100 học viên từ 16-22 tuổi là trẻ em đường phố hoặc có hoàn cảnh khó khăn như từ viện mồ côi, nhà giáo dưỡng, có bố mẹ đi tù... Ở KOTO, học viên được học tiếng Anh, chuyên ngành nhà hàng khách sạn và kỹ năng sống. Các học viên KOTO sống trong 4 ngôi nhà thuê ở khu hồ Tây, mỗi nhà có một mẹ nuôi. Học viên sẽ sống ở đây trong 18 tháng, 6 tháng cuối của khóa học sẽ sống tự lập ở ngoài. Sau khi tốt nghiệp, KOTO sẽ tạo điều kiện để học viên học lên hoặc kiếm việc làm, mối quan hệ cho các học viên.
Jimmy cho biết kế hoạch sắp tới của anh là hoàn thiện hội đồng quản trị, khớp hoạt động của 2 cơ sở ở Hà Nội, Sài Gòn, xây trường cho KOTO để không phải thuê nhà và có thể sẽ mở chi nhánh ở Campuchia.
Nảy sinh từ những ý nghĩ muốn giúp đỡ người khác, đặc biệt là những số phận khó khăn, những Việt kiều này thực sự đã mang lại cho những người đó cuộc sống tốt đẹp hơn. Đây chỉ là 3 trường hợp trong số rất nhiều Việt kiều mang tấm lòng "bồ tát". Hàng năm có rất nhiều Việt kiều về nước hoặc thông qua các tổ chức khác để làm từ thiện.

Những nữ phi công xinh đẹp nổi tiếng của Việt Nam

(Kiến Thức) - Những nữ phi công này không chỉ xinh đẹp, can đảm mà còn luôn hoàn thành tốt công việc của mình.

Trần Trang Nhung sinh năm 1987, là cơ phó điều khiển Airbus 321 đầu tiên của Việt Nam. Cô được đào tạo bài bản tại Pháp và vừa trở về nước năm 2009.
Trần Trang Nhung sinh năm 1987, là cơ phó điều khiển Airbus 321 đầu tiên của Việt Nam. Cô được đào tạo bài bản tại Pháp và vừa trở về nước năm 2009.
Cô sở hữu gương mặt khả ái, nụ cười tỏa sáng và một vóc dáng cân đối, trẻ trung như một cô sinh viên. Thoạt nhìn Trang Nhung có những nét rất giống với ca sĩ Bảo Thy.
 Cô sở hữu gương mặt khả ái, nụ cười tỏa sáng và một vóc dáng cân đối, trẻ trung như một cô sinh viên. Thoạt nhìn Trang Nhung có những nét rất giống với ca sĩ Bảo Thy.
Trang Nhung thổ lộ: Năm 2005, tình cờ cô đọc được thông báo tuyển nữ phi công. Để chiều lòng mẹ, cô nộp hồ sơ thi vào đại học Bách khoa Hà Nội, một mặt bí mật nộp hồ sơ thi tuyển phi công. Cùng một lúc cô nhận được 2 kết quả vừa trúng tuyển vào khoa Công nghệ thông tin đại học Bách khoa vừa trúng tuyển phi công. Cô quyết định bảo lưu kết quả đại học Bách khoa và theo học phi công.
 Trang Nhung thổ lộ: Năm 2005, tình cờ cô đọc được thông báo tuyển nữ phi công. Để chiều lòng mẹ, cô nộp hồ sơ thi vào đại học Bách khoa Hà Nội, một mặt bí mật nộp hồ sơ thi tuyển phi công. Cùng một lúc cô nhận được 2 kết quả vừa trúng tuyển vào khoa Công nghệ thông tin đại học Bách khoa vừa trúng tuyển phi công. Cô quyết định bảo lưu kết quả đại học Bách khoa và theo học phi công.
Tuy tiếp xúc với văn hóa phương Tây từ sớm nhưng Nhung vẫn giữ được những nét duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam.
Tuy tiếp xúc với văn hóa phương Tây từ sớm nhưng Nhung vẫn giữ được những nét duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam.
Nhung chia sẻ: Trong ngành hàng không, mỗi lần nâng cấp bậc tùy thuộc vào tổng giờ bay của mỗi phi công. Đặc biệt, phi công cần có cách xử lý tình huống, trong mọi trường hợp phải kiên nhẫn và bình tĩnh, phải có thần kinh thép để xử lý mọi vấn đề. Trong các vụ tai nạn về hàng không, có tới 80% các vụ là do yếu tố con người vì vậy phải cẩn trọng tuyệt đối, nhạy bén và có óc phán đoán.
 Nhung chia sẻ: Trong ngành hàng không, mỗi lần nâng cấp bậc tùy thuộc vào tổng giờ bay của mỗi phi công. Đặc biệt, phi công cần có cách xử lý tình huống, trong mọi trường hợp phải kiên nhẫn và bình tĩnh, phải có thần kinh thép để xử lý mọi vấn đề. Trong các vụ tai nạn về hàng không, có tới 80% các vụ là do yếu tố con người vì vậy phải cẩn trọng tuyệt đối, nhạy bén và có óc phán đoán. 
Trang Nhung kết hôn năm 24 tuổi với người bạn học, cũng là phi công. Do là đồng nghiệp nên Nhung và chồng có thể cùng nhau chia sẻ và giúp đỡ trong cuộc sống cũng như trong công việc. Hiện tại vợ chồng Trang Nhung đã có một con trai 17 tháng tuổi.
Trang Nhung kết hôn năm 24 tuổi với người bạn học, cũng là phi công. Do là đồng nghiệp nên Nhung và chồng có thể cùng nhau chia sẻ và giúp đỡ trong cuộc sống cũng như trong công việc. Hiện tại vợ chồng Trang Nhung đã có một con trai 17 tháng tuổi. 
Gần nửa năm trước, trong lần thi tuyển vào hãng hàng không Vietjetair, cô gái 29 tuổi cao 1,75m với tác phong chuyên nghiệp có khả năng nói 3 thứ tiếng đã gây ấn tượng. Cô đã vượt qua nhiều nữ ứng viên khác và trở thành nữ phi công duy nhất của hãng. Cô chính là Anna, nữ phi công xinh đẹp của Vietjetair.
Gần nửa năm trước, trong lần thi tuyển vào hãng hàng không Vietjetair, cô gái 29 tuổi cao 1,75m với tác phong chuyên nghiệp có khả năng nói 3 thứ tiếng đã gây ấn tượng. Cô đã vượt qua nhiều nữ ứng viên khác và trở thành nữ phi công duy nhất của hãng. Cô chính là Anna, nữ phi công xinh đẹp của Vietjetair.
Sinh ra và lớn lên ở thủ đô Warsaw (Ba Lan), Anna chia sẻ, được sống và làm việc ở Việt Nam cũng là một điều may mắn và cô thấy hài lòng khi được thỏa giấc mơ bay trên dải đất hình chữ S này.
 Sinh ra và lớn lên ở thủ đô Warsaw (Ba Lan), Anna chia sẻ, được sống và làm việc ở Việt Nam cũng là một điều may mắn và cô thấy hài lòng khi được thỏa giấc mơ bay trên dải đất hình chữ S này.
Anna cho biết, cha cô là phi công nghiệp dư nên cô có nhiều cơ hội làm quen với máy bay khi còn rất trẻ. Trong một lần cùng ông bay thử với tàu lượn, cô đã đam mê với bầu trời. Tuy nhiên, sau một thời gian dài theo học để lấy bằng thạc sĩ về giải trí và du lịch cũng như thử sức với vai trò làm tiếp viên hàng không, huấn luyện viên đua ngựa... cuối cùng cô quyết định gắn bó lâu dài với nghiệp bay.
Anna cho biết, cha cô là phi công nghiệp dư nên cô có nhiều cơ hội làm quen với máy bay khi còn rất trẻ. Trong một lần cùng ông bay thử với tàu lượn, cô đã đam mê với bầu trời. Tuy nhiên, sau một thời gian dài theo học để lấy bằng thạc sĩ về giải trí và du lịch cũng như thử sức với vai trò làm tiếp viên hàng không, huấn luyện viên đua ngựa... cuối cùng cô quyết định gắn bó lâu dài với nghiệp bay. 
Nữ phi công cho biết, cô rất thích áo dài Việt vì khi mặc rất kín đáo, tôn được nét đẹp ngoại hình của người phụ nữ, nhưng tiếc là cô ít có cơ hội mặc chúng.
Nữ phi công cho biết, cô rất thích áo dài Việt vì khi mặc rất kín đáo, tôn được nét đẹp ngoại hình của người phụ nữ, nhưng tiếc là cô ít có cơ hội mặc chúng.  
Cô rất ấn tượng với món ăn Việt, đặc biệt là món phở và rau muống xào tỏi. Nữ phi công còn khoe rằng khả năng nấu các món ăn Việt của cô ngày càng khá, thậm chí còn có thể tự nấu phở cho gia đình.
Cô rất ấn tượng với món ăn Việt, đặc biệt là món phở và rau muống xào tỏi. Nữ phi công còn khoe rằng khả năng nấu các món ăn Việt của cô ngày càng khá, thậm chí còn có thể tự nấu phở cho gia đình. 
Anna chia sẻ, cô rất hài lòng với công việc hiện tại và có cuộc sống hạnh phúc cùng chồng ở TP HCM. Cô cho rằng, cuộc đời cô có một may mắn nữa là luôn được chồng ủng hộ và chia sẻ nên không cảm thấy quá áp lực giữa công việc và gia đình.
Anna chia sẻ, cô rất hài lòng với công việc hiện tại và có cuộc sống hạnh phúc cùng chồng ở TP HCM. Cô cho rằng, cuộc đời cô có một may mắn nữa là luôn được chồng ủng hộ và chia sẻ nên không cảm thấy quá áp lực giữa công việc và gia đình.
Nữ cơ phó Nguyễn Kim Châu (SN 1989) là cô gái nhỏ tuổi nhất của đoàn bay 919 - Tổng Công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines). Hiện Châu đã có hơn 1.000 giờ bay an toàn. Châu tâm sự, việc cô đến với nghề phi công rất tình cờ. Học hết cấp 3, trong thời gian định đi du học, chỉ vì đọc qua một mẩu tin Vietnam Airlines tuyển phi công, Kim Châu đã quyết định đăng ký và trải qua các cuộc tuyển trạch gắt gao để được vào học lớp huấn luyện phi công.
Nữ cơ phó Nguyễn Kim Châu (SN 1989) là cô gái nhỏ tuổi nhất của đoàn bay 919 - Tổng Công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines). Hiện Châu đã có hơn 1.000 giờ bay an toàn. Châu tâm sự, việc cô đến với nghề phi công rất tình cờ. Học hết cấp 3, trong thời gian định đi du học, chỉ vì đọc qua một mẩu tin Vietnam Airlines tuyển phi công, Kim Châu đã quyết định đăng ký và trải qua các cuộc tuyển trạch gắt gao để được vào học lớp huấn luyện phi công. 
Để có thể trở thành phi công, Châu đã phải trải qua những chuỗi ngày căng thẳng, chịu đựng gian khổ và rèn luyện ở các vòng kiểm tra thể lực nhịp tim huyết áp, bài thi trắc nghiệm phản xạ.... Sau đó, Châu tiếp tục đi huấn luyện ở nước ngoài với hơn 200 giờ bay và hoàn thành một số bài thi để trở thành cơ phó.
Để có thể trở thành phi công, Châu đã phải trải qua những chuỗi ngày căng thẳng, chịu đựng gian khổ và rèn luyện ở các vòng kiểm tra thể lực nhịp tim huyết áp, bài thi trắc nghiệm phản xạ.... Sau đó, Châu tiếp tục đi huấn luyện ở nước ngoài với hơn 200 giờ bay và hoàn thành một số bài thi để trở thành cơ phó. 
Huỳnh Lý Đông Phương 25 tuổi, cao hơn 1,7m, dáng người mảnh mai với mái tóc dài và nụ cười rạng rỡ, thường khiến người đối diện ồ lên khi biết cô gái dịu dàng này là một phi công nhiều kinh nghiệm. Làm việc cho hãng hàng không Việt Nam Airlines 2 năm, Huỳnh Lý Đông Phương không ít lần khiến hành khách bất ngờ khi thấy cô trong khoang lái. Nhiều người còn đòi chụp ảnh với cô phi công xinh đẹp để làm kỷ niệm.
 Huỳnh Lý Đông Phương 25 tuổi, cao hơn 1,7m, dáng người mảnh mai với mái tóc dài và nụ cười rạng rỡ, thường khiến người đối diện ồ lên khi biết cô gái dịu dàng này là một phi công nhiều kinh nghiệm. Làm việc cho hãng hàng không Việt Nam Airlines 2 năm, Huỳnh Lý Đông Phương không ít lần khiến hành khách bất ngờ khi thấy cô trong khoang lái. Nhiều người còn đòi chụp ảnh với cô phi công xinh đẹp để làm kỷ niệm.
Trong suy nghĩ của nhiều người, phi công là nghề nguy hiểm, vất vả và chỉ phù hợp với nam giới. Tuy nhiên, với Ann Parr Waples, cơ trưởng trong hãng Air Mekong thì "lái máy bay là một công việc rất thú vị và an toàn". "Để trở thành phi công giỏi, không cần biết là nam hay nữ, đều cần phải rèn luyện óc phán đoán và xử lý tình huống khẩn cấp", Ann chia sẻ.
Trong suy nghĩ của nhiều người, phi công là nghề nguy hiểm, vất vả và chỉ phù hợp với nam giới. Tuy nhiên, với Ann Parr Waples, cơ trưởng trong hãng Air Mekong thì "lái máy bay là một công việc rất thú vị và an toàn". "Để trở thành phi công giỏi, không cần biết là nam hay nữ, đều cần phải rèn luyện óc phán đoán và xử lý tình huống khẩn cấp", Ann chia sẻ.
Cùng đoàn bay với Ann, Laurel Cook, 26 tuổi đến từ bang California (Mỹ) lại yêu thích và muốn trở thành phi công sau một chuyến du lịch bằng máy bay từ thời thơ ấu. Ảnh: Laurel Cook, ngoài cùng bên phải.
Cùng đoàn bay với Ann, Laurel Cook, 26 tuổi đến từ bang California (Mỹ) lại yêu thích và muốn trở thành phi công sau một chuyến du lịch bằng máy bay từ thời thơ ấu. Ảnh: Laurel Cook, ngoài cùng bên phải. 

Những đại gia Việt có tấm lòng “bồ tát“

Trước trường hợp thương tâm của 3 đứa trẻ mồ côi ở Quảng Nam, ông Lê Ân - chủ làng du lịch Chí Linh tại TP Vũng Tàu đã nhờ một tờ báo chuyển 15 triệu đồng tới các cháu.