Những đặc biệt chú ý để uống thuốc Đông y an toàn

Uống thuốc đông y thế nào cho đúng, nên uống nóng hay lạnh, làm thế nào để hạn chế cảm giác buồn nôn khi uống, có nên uống cùng thuốc tây... những câu hỏi trên sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Nên uống nóng, uống ấm hay uống lạnh?
Thường thì khi sắc thuốc xong, chắt nước thuốc ra bát, đợi một lát để thuốc nguội đến độ vừa phải, không nóng không lạnh rồi uống, như vậy gọi là uống ấm. Cách uống này hay được sử dụng hơn cả vì rất hợp sinh lý. Nhưng những bệnh nhân bị chứng hàn như cảm mạo phong hàn, đau bụng đi ngoài do lạnh... muốn nâng cao tác dụng tán hàn của thuốc thì phải uống nóng. Ngược lại, bệnh nhân bị chứng nhiệt như sốt sao, môi khô họng khát, miệng lưỡi lở loét, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ... thì phải đợi cho thuốc thật nguội mới uống nhằm mục đích tăng cường hiệu quả thanh nhiệt của dược liệu.
 
Các vị thuốc cần phải uống ấm thường có dược tính tương đối ôn hòa lấy công dụng tư bổ điều lý làm trọng, khi sắc hay dùng lửa nhỏ (văn hỏa). Các vị thuốc cần phải uống nóng thường có dược tính ôn nhiệt, khi sắc phải dùng lửa to (vũ hỏa), sắc nhanh. Các vị thuốc cần phải uống lạnh thường có dược tính hàn lương, khi sắc thời gian kéo dài hơn một chút.
Nên uống vào lúc nào?
Thuốc có hiệu quả hay không ngoài việc dùng đúng bệnh và sắc đúng cách còn phụ thuộc vào thời gian uống thuốc có hợp lý hay không. Để hấp thu tốt và phát huy tác dụng cao nhất, các thuốc tư bổ nên uống vào sáng sớm khi chưa ăn sáng; các thuốc có công dụng kiện tỳ, tả hạ (tẩy xổ), khu trùng (trừ giun) nên uống khi bụng đói, trước khi ăn; các thuốc tiêu thực và có phản ứng kích thích dạ dày, ruột nên uống sau bữa ăn; các thuốc thăng đề (đưa lên trên) và ôn lương bổ khí nên uống vào khoảng thời gian từ sáng sớm đến trước giữa trưa; các thuốc tư âm dương huyết, thuốc thanh tả phục hỏa ở âm phận nên uống vào buổi tối; các thuốc trừ tà ở khí phận và dương phận nên uống vào sáng sớm...
Làm gì để hạn chế cảm giác buồn nôn khi uống thuốc?
Những người uống thuốc sắc Đông y lần đầu thường có cảm giác buồn nôn, thậm chí có thể nôn ngay lập tức, đặc biệt là khi uống các thuốc thanh nhiệt giải độc có vị đắng. Thêm nữa, trong khi thần kinh đang căng thẳng lại nhắm mắt, bịt mũi cố uống một hơi cho hết bát nước thuốc, kết quả là nôn ra toàn bộ vừa mệt sức vừa phí thuốc.
Để hạn chế tình trạng này, trước tiên phải hết sức bình tĩnh, thư giãn thần kinh, không nóng vội, chú ý độ ấm của thuốc và cách uống trước hay sau bữa ăn rồi uống một ngụm nhỏ, ngậm trong miệng một lát để tạo cảm giác thích ứng, sau đó từ từ nuốt xuống họng. 
 
Khi uống hết, nên dùng một chút nước ấm tráng miệng. Ngoài ra, hòa thêm vào bát thuốc một ít nước gừng tươi cũng có thể đem lại hiệu quả chống nôn và buồn nôn ở một mức độ nhất định.
Có nên uống đông dược và tân dược cùng một lúc?
Tốt nhất là nên uống cách xa nhau vì rằng nhiều loại thuốc tây và thuốc ta không thể cùng uống một lúc. Ví như các vị thuốc như đào nhân, hạnh nhân có chứa nitriglycoside thì không nên uống cùng các tân dược thuộc nhóm an thần, gây mê, gây tê vì có thể gây ức chế trung tâm hô hấp và rối loạn chức năng gan. Các thuốc cường tim thuộc nhóm digitalis không được uống cùng với các dược liệu như trúc đào, vạn niên thanh, vì có thể gây rối loạn nhịp tim.
Các thuốc thuộc nhóm sulfanilamide không nên uống cùng các dược liệu có chứa acid hữu cơ như bồ công anh, xuyên khung, ngũ vị tử, ô mai... vì có thể gây nên sỏi đường tiết niệu và chứng đái ra máu. Kháng sinh thuộc nhóm tetracyclin không nên uống cùng một lúc với cácvị thuốc có chứa nhiều canxi, magiê và nhộm nhôm như thạch cao, mẫu lệ... vì sẽ làm giảm hiệu lực của tetracyclin, hình thành các hợp chất kim loại bền vững ở đường ruột làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và tiêu hóa thức ăn.
Khi uống nên kiêng cữ ăn uống như thế nào?
Kiêng cữ về ăn uống khi dùng thuốc Đông y là một điều rất cần thiết. Bởi lẽ, theo quan niệm của y học cổ truyền, thức ăn cũng là những vị thuốc, cho nên nếu ăn uống không hợp lý thì có thể làm ảnh hưởng đến hiệu lực của đơn thuốc và sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức, nhiều thầy thuốc bắt bệnh nhân kiêng quá nhiều thứ, kể cả những thức rất cần thiết cho cơ thể hoặc giả tạo nên thói quen cứ khi dùng thuốc Đông y là phải kiêng tôm, cua, ốc, thịt gà, rau muống... một cách cứng nhắc.
Trên thực tế, việc kiêng cữ về ăn uống phải tùy thuộc vào 2 yếu tố: một là các món ăn kỵ với các vị thuốc đang dùng, ví dụ bạch linh kỵ giấm, miết giáp kỵ thịt gà...; hai là các thức ăn chống lại tác dụng của thuốc, ví dụ đang uống thuốc trị chứng hàn thì phải kiêng các thức ăn mát lạnh... Như vậy, về vấn đề này, việc tuân thủ theo chỉ dẫn của thầy thuốc có chuyên khoa là hết sức quan trọng.

10 tiêu chuẩn về sức khỏe theo Đông y

Đông y cho rằng, người khỏe mạnh cần phù hợp 10 tiêu chuẩn sau: 1. Đôi mắt có “thần”
Tinh khí của lục phủ ngũ tạng được thể hiện qua đôi mắt
            Tinh khí của lục phủ ngũ tạng được thể hiện qua đôi mắt
Ánh mắt sáng, long lanh và không đờ đẫn thất thần thể hiện một tinh thần thoải mái, hào hứng, là dấu hiệu cho thấy chức năng của phủ tạng tương đối tốt. Cuốn sách “hoàng đế nội kinh” nói rằng: “Tinh khí của lục phủ ngũ tạng được thể hiện qua đôi mắt.” Điều này có nghĩa: đôi mắt là nơi hội tụ tinh khí của phủ tạng. Người xưa chia các bộ phận khác nhau của đôi mắt gắn với ngũ tạng, cả hốc mắt thể hiện tinh khí, trong đó thận thể hiện qua đồng tử, gan thể hiện qua lòng đen của mắt, tim thể hiện qua những đường máu trong mắt, phổi thể hiện qua lòng trắng của mắt, lá lách thể hiện qua mí mắt. Từ đó, chúng ta có thể thấy tình trạng của đôi mắt có mối liên hệ mật thiết đến tinh khí của lục phủ ngũ tạng.  

2. Sắc mặt hồng hào

12 đường kinh lạc, 365 huyệt, khí huyết đều tập trung trên mặt
      12 đường kinh lạc, 365 huyệt, khí huyết đều tập trung trên mặt

Khuôn mặt trắng hồng, mịn màng cho thấy huyết áp ổn định. Người xưa nói: “12 đường kinh lạc, 365 huyệt, khí huyết đều tập trung trên mặt.” Vì vậy, sắc mặt được xem là “dụng cụ” hữu hiệu để đo huyết áp tăng hay hạ. Theo đó, chức năng của phủ tạng tốt, lượng máu đủ thì sắc mặt hồng hào, còn khi thiếu máu sắc mặt dường như không có chút sức sống. 

3. Âm thanh vang vọng

Phổi là cơ quan hô hấp chính của cơ thể, khi phổi đủ khí huyết thì âm thanh thường vang; còn khi phổi thiếu khí huyết thì âm thanh lại trầm và yếu. Độ cao thấp của âm thanh được quyết định dựa vào lượng khí huyết đủ hay thiếu để phổi thực hiện quá trình hô hấp. 

4. Hít thở đều

Tim, gan, phổi, thận của con người cùng với việc hít thở có mối quan hệ mật thiết với nhau
  Tim, gan, phổi, thận của con người cùng với việc hít thở có mối quan hệ mật thiết với nhau

Thực tế, tim, gan, phổi, thận của con người cùng với việc hít thở có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi chúng ta hít thở không đều, nhanh hoặc chậm, thì điều đó có nghĩa là chức năng phủ tạng của bạn đang có dấu hiệu xấu. 

5. Răng chắc

Răng được nuôi dưỡng là nhờ tinh khí của thận
               Răng được nuôi dưỡng là nhờ tinh khí của thận

Vệ sinh răng miệng thường xuyên về cơ bản sẽ không sâu răng hay mắc phải các loại bệnh liên quan đến răng miệng khác. Đông y cho rằng, “thận chủ xương”, “răng do xương thừa ra”, răng là một phần của xương, vì vậy răng được nuôi dưỡng là nhờ tinh khí của thận. Thận tinh đủ thì răng sẽ chắc, bền; tủy xương không đủ sẽ khiến răng lung lay, và rụng.

6. Tóc mượt mà

Tóc không chỉ được nuôi dưỡng nhờ vào tinh khí của thận, mà còn dựa vào máu
 Tóc không chỉ được nuôi dưỡng nhờ vào tinh khí của thận, mà còn dựa vào máu

Đông y cho rằng, “tóc mọc do máu dư thừa” và “những người mắc bệnh thận thì sắc đẹp của họ được thể hiện trên mái tóc”.  Việc tóc dài ra hay rụng đi, mềm mượt hay khô rối không chỉ được nuôi dưỡng nhờ vào tinh khí của thận, mà còn dựa vào máu. Những người khỏe mạnh có nguồn máu tốt dồi dào thì tóc sẽ mượt; ngược lại người máu xấu thì tóc dễ bạc và rụng nhiều. 

7. Lưng, chân linh hoạt

Lưng là phủ của thận, thận yếu thì lưng đau. Đầu gối là phủ của gân, “gan chủ gân”, khi lượng máu cung cấp cho gan không đủ, mạch gân thiếu sự nuôi dưỡng dẫn đến tứ chi bị cong. Lưng, chân linh hoạt và bước đi thong dong là biểu hiện của thận tinh đủ, máu cung cấp cho gan tốt, dồi dào. 

Kiến nghị mọi người nên duy trì vận động thường xuyên trên 3 lần mỗi tuần, mỗi lần nửa tiếng giúp cho cơ bắp, xương cốt và tứ chi linh hoạt hơn.  

8. Vóc dáng vừa phải, cân đối

Luôn duy trì vóc dáng vừa phải, không béo không gầy
            Luôn duy trì vóc dáng vừa phải, không béo không gầy


Luôn duy trì vóc dáng vừa phải, không béo không gầy. Cân nặng tiêu chuẩn (kg) = chiều cao (cm) - 100 (nam)/ 105 (nữ). Đông y cho rằng, người béo nhiều khí hư, nhiều đờm; người gầy nhiều âm hư, nóng người. Quá béo hay quá gầy đều là những phản ứng bệnh thái, rất dễ mắc các bệnh tiểu đường, ho, trúng gió ...

9. Trí nhớ tốt

“Não là linh hồn ban đầu”, “não là đại dương của tủy”, “thận chủ cốt sinh tủy”. Não là nơi tập trung cao nhất tủy và thần kinh, trí nhớ của con người hoàn toàn dựa vào chức năng của não, tinh khí trong thận dồi dào nuôi dưỡng tủy, sẽ giúp con người có trí nhớ và sức lý giải tốt. 

10. Cảm xúc ổn định

Cảm xúc thay đổi phản ánh trạng thái tinh thần của cơ thể
 Cảm xúc thay đổi phản ánh trạng thái tinh thần của cơ thể

Khi 7 loại cảm xúc vui mừng, tức giận, ưu tư, suy nghĩ, đau thương, khủng hoảng, ngạc nhiên có sự thay đổi cũng sẽ phản ánh trạng thái tinh thần của cơ thể. Khi 7 loại cảm xúc diễn tả bình thường thì đó là dấu hiệu của cơ thể khỏe mạnh, còn khi 7 loại cảm xúc đó quá mãnh liệt thì dễ làm tổn thương đến ngũ tạng: tức giận quá gây tổn thương gan, vui mừng quá tổn thương tim, suy nghĩ quá nhiều tổn thương lá lách, ưu tư buồn phiền liên tục tổn thương phổi, kinh ngạc, sợ hãi quá tổn thương thận. Do vậy, những cảm xúc xảy ra thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày cần phải điều chỉnh phù hợp, như vậy mới thể hiện được sự khỏe mạnh.  ĐANG ĐỌC NHIỀU

Bài thuốc đông y giúp sữa mẹ dồi dào

(Kiến Thức) - Các nghiên cứu của y học cổ truyền cho rằng, sữa được tạo ra từ huyết và do khí vận hành. Nguyên nhân thiếu sữa phần lớn do khí huyết kém. Từ lâu dân gian thường sử dụng một số món ăn bài thuốc chữa thiếu sữa sau đây.