Những chuyện bây giờ mới kể về cuộc giải cứu đội bóng Thái

Để đưa được 13 nạn nhân mắc kẹt rời khỏi hang Tham Luang, nhóm cứu hộ đã gặp vô vàn khó khăn và thử thách, thậm chí chỉ "thoát chết" trong những phút cuối cùng.

Phần lớn chiến dịch giải cứu đội bóng Thái Lan diễn ra một cách suôn sẻ. Tuy nhiên, trong quá trình đưa nạn nhân thứ 11 rời khỏi hang, một tai nạn vô cùng nguy hiểm đã xảy ra, theo New York Times.

Chiều ngày 10/7, nhóm cứu hộ trực tại một khoang ngầm nhận thấy sợi dây dẫn đường được bố trí xuyên suốt hang bị giật mạnh. Đây là dấu hiệu cho thấy nạn nhân sắp được đưa ra khỏi đường hầm ngập nước.

"Tới rồi đó", họ ra hiệu với nhau. Thiếu tá Charles Hodges thuộc lực lượng Không quân Mỹ, chỉ huy nhóm cứu hộ Mỹ tại hiện trường, tả lại cảnh mọi người kiên nhẫn chờ đợi.

Đội ngũ người nhái mang bình dưỡng khí chuẩn bị lặn vào những đường hầm ngập nước bên trong hang động Tham Luang. Ảnh: AP.
 Đội ngũ người nhái mang bình dưỡng khí chuẩn bị lặn vào những đường hầm ngập nước bên trong hang động Tham Luang. Ảnh: AP.

Nhưng 15 phút, 60 phút, rồi 90 phút, nhóm cứu hộ ngày càng lo lắng khi không thấy các đồng nghiệp đưa nạn nhân trở ra. Họ không hề biết rằng thợ lặn dẫn đường đã lỡ buông tay và lạc mất dây dẫn trong quá trình mang theo cáng chở nạn nhân thứ 11.

Với tầm nhìn gần như bằng 0 vì hang động tối như mực, anh và đồng nghiệp chỉ có thể mò mẫm trong hệ thống đường hầm ngập nước ngoằn ngoèo như một mê cung. Anh quay trở lại một cách từ từ, tiến sâu vào hang để tìm lại sợi dây và tiếp tục chiến dịch giải cứu. 

Cuối cùng, nạn nhân và nhóm cứu hộ vẫn thoát khỏi hang một cách an toàn.

Luôn được giải cứu vào phút chót

Thợ lặn Kaew thuộc lực lượng SEAL, Hải quân Thái Lan, hồi tưởng về buổi tối cuối cùng của chiến dịch giải cứu. Khi ấy, anh đang ngâm mình trong dòng nước lạnh buốt cách cửa hang Tham Luang gần 2 km. Trong khi đang nhai nốt miếng pizza hải sản kèm dứa, Kaew nghe một tiếng hét lớn: "Nước đang tràn vào rất nhanh, ra ngoài ngay lập tức". 

Máy bơm chính bất ngờ bị hỏng khi chiến dịch giải cứu chuẩn bị kết thúc, khiến mực nước cao ngang hông nơi anh Kaew đang đứng phút chốc dâng lên tận ngực. Anh vội vàng rời khỏi hang khi không mang theo bất kỳ thiết bị lặn nào bên người, suýt bị "cơn đại hồng thủy" nhấn chìm.

Cơn mưa là một trong những trở ngại chính trong chiến dịch giải cứu 13 nạn nhân kẹt trong hang Tham Luang. Ảnh: Getty.
Cơn mưa là một trong những trở ngại chính trong chiến dịch giải cứu 13 nạn nhân kẹt trong hang Tham Luang. Ảnh: Getty.

Kaew cho biết đó là một khoảnh khắc vô cùng đáng sợ. Chỉ vài phút trước, anh vừa chào đón nhóm thợ lặn và các bác sĩ cuối cùng rời khỏi đường hầm ngập nước. 

Theo nguồn tin từ quân đội Thái Lan, nhiều đặc nhiệm suýt mắc kẹt tương tự 13 nạn nhân vừa được giải cứu. Họ không kịp tháo dỡ nhiều thiết bị còn sót lại trong hang.

"Cả thế giới đang dõi theo, vì vậy chúng tôi phải thành công", Kaew lắc đầu sửng sốt khi kể lại hành trình giải cứu "không tưởng" của anh và các đồng đội. "Tôi không nghĩ chúng tôi có sự lựa chọn nào khác".

Đội cứu hộ gồm nhiều thợ lặn chuyên nghiệp nhiều lần đối mặt với thử thách khốc liệt suýt cướp đi mạng sống của họ. Trong quá trình giải cứu, 3 thợ lặn SEAL bị mất tích đến 23 giờ. Khi họ xuất hiện trở lại từ những đường hầm ngập nước, các đồng đội ngay lập tức đưa 3 người đến bệnh viện trong tình trạng nguy kịch vì thiếu oxy.

Một cựu đặc nhiệm không thể vượt qua thử thách này. Anh bỏ mạng khi đang lắp đặt bình dưỡng khí phục vụ công tác cứu hộ. Anh tên Saman Kunan, 38 tuổi.

“Khi hoàn thành nhiệm vụ, Saman lặn trở ra. Tuy nhiên, giữa lúc quay về, đồng đội phát hiện anh bất tỉnh và cố gắng cấp cứu nhưng không thành”, lực lượng SEAL thông báo.


Binh lính mang di ảnh của cựu đặc nhiệm Saman Kunan, người thiệt mạng trong quá trình giải cứu đội bóng Thái. Ảnh: Reuters.
 Binh lính mang di ảnh của cựu đặc nhiệm Saman Kunan, người thiệt mạng trong quá trình giải cứu đội bóng Thái. Ảnh: Reuters.
Trong 3 ngày giải cứu gấp rút, Kaew và các đồng đội lần lượt cáng 12 cậu bé và huấn luyện viên đội bóng Moo Pa (Lợn Rừng) băng qua nhiều mô đất gập ghềnh phủ bùn sình trơn trượt.
"Giờ thì các cậu bé và bạn bè của tôi đã an toàn. Đến cuối cùng thì chiến dịch này cũng thành công", Kaew nói, anh không được phép tiết lộ họ tên đầy đủ.
Nhiều thợ lặn và cư dân thị trấn Mae Sai tin rằng các vị thần đã bảo hộ 13 nạn nhân và những người hùng không quản khó nhọc để giải thoát họ.
Trong suốt 18 ngày thực hiện chiến dịch, Kaew quấn bùa hộ mệnh đạo Phật trong băng keo chống nước và đeo quanh cổ. "Hang động này là chốn linh thiêng, nó được bảo vệ đến những phút cuối cùng", anh nói.
Bí quyết thành công là may mắn và lòng quả cảm
Trả lời báo chí, một số quan chức thuộc quân đội Thái Lan tiết lộ chiến dịch giải cứu đã huy động não bộ và cơ bắp của hơn 10.000 người Thái Lan và nhiều quốc gia khác, trong đó có 2.000 binh lính, 200 thợ lặn và người đại diện của hơn 100 đơn vị chính phủ.
Việc giải cứu 13 nạn nhân mắc kẹt buộc đội ngũ người nhái phải thực hiện những chuyến lặn sâu, xuyên qua những đường hầm ngập trong làn nước giá lạnh. Ngoài sức khỏe bền bỉ, họ luôn phải giữ sự tỉnh táo để đối phó với những sự cố không thể lường trước, đồng thời chú ý đến sức khỏe của các nạn nhân, không để các em ở dưới nước quá 40 phút.
Nhóm cứu hộ tại hiện trường chiến dịch giải cứu. Ảnh: Getty.
 Nhóm cứu hộ tại hiện trường chiến dịch giải cứu. Ảnh: Getty.

Nhiều kén nhựa, cáng nổi và hàng nghìn mét dây dẫn đã được sử dụng để đưa đội bóng nhí cùng huấn luyện viên thoát khỏi hang Tham Luang. Đức vua Thái Lan cũng tài trợ nhiều trang thiết bị, và người dân khắp xứ sở Chùa Vàng cùng chung tay góp sức theo mọi cách mà họ có thể làm, từ nấu ăn, cắt tóc, đến tìm lỗ thông bên trên hang động. 

Tuy nhiên, vượt trên tất cả, chiến dịch giải cứu các cậu bé từ 11-16 tuổi và huấn luyện viên đội bóng Lợn Rừng đòi hỏi lòng quả cảm. 

"Tôi không biết có chiến dịch nào buộc cả người giải cứu lẫn nạn nhân phải trải qua sự nguy hiểm trong thời gian dài như vậy không, trừ những người lính cứu hỏa tiến vào tòa tháp đôi tại New York sau vụ khủng bố 11/9, kể cả khi biết nó sẽ đổ sụp", thiếu tá Hodges nói. 

Theo New York Times, hang động Tham Luang là một trong số ít những địa điểm hoàn toàn tách biệt với thế giới bên ngoài. Không một loại tín hiệu nào, từ GPS, wifi đến sóng điện thoại có khả năng vươn đến những đường hầm kỳ bí bên trong hang động.

Địa hình hiểm trở bên trong hang động Tham Luang gây nguy hiểm cho nhóm thợ lặn. Ảnh: AP.
 Địa hình hiểm trở bên trong hang động Tham Luang gây nguy hiểm cho nhóm thợ lặn. Ảnh: AP.

Cuộc khảo sát hang Tham Luang gần đây nhất là vào những năm 1980, được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia người Pháp giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên, nhiều phần bên trong hang vẫn chưa được khám phá và chưa được đánh dấu trên bản đồ. Một số chuyên gia nhận xét đây là một trong những hang động hiểm trở nhất thế giới.

Khi nhóm cứu hộ bắt đầu tiến vào Tham Luang, mọi dự đoán về khoảng cách giữa các điểm trong đường hầm đều thiếu chính xác và các vị trí trên bản đồ đều không chắc chắn. Nhóm cứu hộ không thể đưa ra bất kỳ phỏng đoán nào dù là cơ bản nhất. 

"Điều quan trọng nhất giúp chiến dịch thành công là sự may mắn. Quá nhiều điều có thể trở nên sai lầm, nhưng bằng cách nào đó chúng tôi vẫn đưa được các cậu bé ra ngoài", thiếu tướng Chalongchai Chaiyakham nói. 

"Tôi không thể tin là nó thành công", ông nhắc lại.


Hé lộ những chi tiết trong cuộc gặp thượng đỉnh Putin-Trump

Trợ lý về chính sách đối ngoại của Tổng thống Nga, ông Yuri Ushakov ngày 13/7 cho biết, cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Mỹ bắt đầu diễn ra lúc 13 giờ theo giờ Moskva (17 giờ Hà Nội) ngày 16/7 tại thủ đô Helsinki của Phần Lan.

Theo TASS, Trợ lý về chính sách đối ngoại của Tổng thống Nga, ông Yuri Ushakov ngày 13/7 cho biết, cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Mỹ bắt đầu diễn ra lúc 13 giờ theo giờ Moskva (17 giờ Hà Nội) ngày 16/7, tại Dinh tổng thống ở thủ đô Helsinki của Phần Lan.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hamburg, Đức, ngày 7/7/2017.
 Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hamburg, Đức, ngày 7/7/2017.
Phát biểu với phóng viên, ông Ushakov cho hay Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đến Helsinki ngay trước khi diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh với người đồng cấp Nga Vladimir Putin.

Lộ chân dung băng đảng khét tiếng Canada hành hung đạo diễn "Kong"

Jordan dần tìm thêm được những manh mối về đám xã hội đen - những kẻ đã tấn công anh ở quán bar Sài Gòn.

Jordan Vogt-Roberts về Mỹ sau vụ tấn công
Jordan Vogt-Roberts về Mỹ sau vụ tấn công

Ngày 20/9/2017, Jordan trở về Mỹ. Các chuyên gia ở Beverly Hills còn kết luận chấn thương của anh nặng hơn so với chẩn đoán ban đầu của các bác sĩ tại Việt Nam. Chia sẻ với nhà báo Max Marshall của tạp chí GQ, Jordan nói rằng với những vết thương đó chỉ thiếu chút nữa là anh đã bỏ mạng. 

Hàng tuần sau khi sự việc diễn ra, Jordan vẫn thường xuyên bị chóng mặt, đau đầu, mất phương hướng. Thay vì mua nhà ở Sài Gòn như kế hoạch trước đó, Jordan quyết định ở lại quê nhà để dưỡng thương.

Thế những Jordan không nguôi nhớ Việt Nam, đất nước đã cho anh bình yên và cảm hứng sáng tạo. Đáng buồn là những trải nghiệm tốt đẹp đó kết thúc trong hoảng loạn và chấn thương. Jordan nhận ra, điều duy nhất có thể khiến anh trấn tĩnh và quay trở về cuộc sống bình thường của mình chính là cố gắng mang những kẻ thủ ác ra ánh sáng. 

Jordan bắt đầu điều tra bằng cách thu thập những mẩu thông tin từ bạn bè và những người khách khác của XOXO. Anh liên lạc với họ qua Facebook Messenger. Manh mối đầu tiên mà Jordan có được là thông tin đám côn đồ đó không phải người Việt Nam, mà là người Canada.

Thực ra, chúng là người Canada gốc Việt, những kẻ buôn bán ma túy đang chạy trốn tới Việt Nam nhằm thoát khỏi áp lực ừ Vancouver, đồng thời mở rộng đường dây buôn bán toàn cầu của mình. Những nguồn tin của Jordan nhắc đến hai cái tên: “Cường” và “Kenny”. 

Jordan dần tìm thêm được những manh mối về đám xã hội đen - những kẻ đã tấn công anh ở quán bar Sài Gòn.
Jordan dần tìm thêm được những manh mối về đám xã hội đen - những kẻ đã tấn công anh ở quán bar Sài Gòn.

Tìm kiếm trên Google với thông tin “Kenny Cuong Vancouver Vietnam”, Max Marshall tìm thấy một kết quả đáng lưu ý: Ken Cường Mạnh Nguyễn, kẻ nằm trong danh sách truy nã của Cảnh sát Hoàng gia Canada. Y có một hình xăm hổ trên vai trái và một chiếc sẹo gần bên mắt phải. Sau khi giết chết một đối thủ giang hồ bên ngoài một hộp đêm ở Vancouver vào năm 1999, Kenny đã trở thành tên tội phạm khét tiếng.

Sau khi Jordan gửi ảnh của Ken Cường Mạnh Nguyễn cho một người bạn, anh đã xác nhận đây chính là một trong những kẻ tấn công. Từ những thông tin lượm lặt ở các nguồn khác nhau, Jordan đã xâu chuỗi và đưa ra kết luận: hai côn đồ người Canada, cùng tên là Cường, chính là kẻ đã dẫn đầu vụ hành hung ở XOXO tối hôm đó. Trong đó chắc chắn có Kenny Cường Mạnh Nguyễn.

Lục tìm qua những bức ảnh tại tòa án và những hình ảnh tại các hộp đêm, hỏi han từ cả cảnh sát Việt Nam lẫn cảnh sát Canada, Jordan và Max Marshall dần tìm thêm được những manh mối về đám xã hội đen. Theo nguồn tin cấp cao của cảnh sát Vancouver, Kenny Cường vốn là thành viên của Chinatown Boys, một băng đảng khét tiếng ở Canada.

Do vị trí địa lý, địa hình cũng như những quy định thoáng về quản lý ma túy, Vancouver trở thành một tụ điểm cho việc buôn bán, tàng trữ chất cấm. Sau khi bị bắt và chịu án tù với tội danh giết người ở Vancouver, vào năm 2012, Kenny Cường đã được phép tại ngoại.

Theo quy chế tại ngoại, y không được xuất cảnh Canada, không được tham gia vào băng đảng hay lui tới các hộp đêm, thế nhưng những quy định này đã không được siết chặt. Y nộp đơn xin Hội đồng Tại ngoại Canada đến Việt Nam từ tháng 4 – tháng 5/2015 và được chấp thuận, tuy nhiên sau đó y đã không quay trở lại.

Theo cảnh sát Vancouver, Kenny Cường có dính líu đến tổ chức buôn bán ma túy với cái tên “Liên hợp quốc”, được biết đến với dấu hiệu “U.N.” khắc ghi trên mỗi kiện hàng và ghi trên bia mộ các thành viên sau khi chết. Theo một chuyên gia theo dõi “Liên hợp quốc”, bọn chúng đã từng thực hiện những phi vụ hàng triệu đô với băng đảng Sinaloa của trùm tội phạm El Chapo, vận chuyển ma túy bằng máy bay qua biên giới Canada-Mỹ.

Một trong những kẻ đứng đầu tổ chức này là trùm ma túy Billy Trần. Billy Trần đã góp phần giật dây cuộc chiến ma túy chống lại băng đảng Red Scorpions (Bọ Cạp Đỏ) và Wolf Pack (Bầy Sói), một cuộc chiến đẫm máu đã lấy đi hơn 60 mạng người.

Ở Sài Gòn, Jordan gặp gỡ những nạn nhân khác trong cuộc tấn công
Ở Sài Gòn, Jordan gặp gỡ những nạn nhân khác trong cuộc tấn công

Vào ngày 27/9/2017, với tư cách là Đại sứ Du lịch, anh đã đăng tải một thông cáo chính thức về sự việc. Anh khẳng định vụ tấn công không làm suy giảm tình yêu anh dành cho Việt Nam, bởi những kẻ thủ ác “không đại diện cho đất nước và những con người tuyệt vời nơi đây”. Anh bày tỏ niềm tin tuyệt đối vào việc các cơ quan chức năng sẽ đem lại công lý, đưa những kẻ tội phạm này ra ánh sáng.