Những bí mật ít biết về chiếc áo bà ba của phụ nữ Nam bộ

Chiếc áo này là một nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần của phụ nữ Nam bộ.

Nếu như người Bắc bộ thường gắp liền với chiếc áo tứ thân, áo yếm váy đụp thì người miền Nam lại xem chiếc áo bà ba như một phục trang quen thuộc. Cứ về đến đất Nam bộ, thì hình ảnh quen thuộc mà chúng ta dễ dàng bắt gặp đó chính là các bà má, các cô gái vận trên mình chiếc áo bà ba giản dị nhưng vẫn không hề kém phần quyến rũ.
Áo bà ba đã góp phần tôn lên vẻ đẹp thuần hậu, mộc mạc và dịu dang của người phụ nữ vùng miệt vườn của sông nước Cửu Long. Áo bà ba thường được thiết kế không cổ, thân áo phía sau may bằng một mảnh vải nguyên, thân trước gồm hai mảnh, ở giữa có hai dải cúc chạy dàu từ trên xuống. Áo chít eo, xẻ tà vừa phải ở hai bên hông. Áo có độ dài trùm qua mông, gần như bó sát thân làm tôn lên những đường cong của cơ thể người mặc.
Cha đẻ của chiếc áo huyền thoại
Nhung bi mat it biet ve chiec ao ba ba cua phu nu Nam bo
 
Áo bà ba xuất hiện vào nửa đầu thế kỷ 19, được Trương Vĩnh Ký cách tân từ áo của người dân đảo Penang (người Malaysia gốc Hoa) cho phù hợp với người Việt. Trương Vĩnh Ký một nhà văn, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục học, và khảo cứu văn hóa tiêu biểu của Việt Nam thời bấy giờ.
“Bà ba” xuất phát từ tiếng gọi của một tộc người Mã Lai lai Trung Hoa cổ xưa. Áo bà ba gắn liền với người miền Nam như một thói quen cố hữu, trong mọi hoạt động của đời sống sinh hoạt. Từ đi làm đồng cho đến đi chơi, đi tết hay thường ngày. Chỉ có điều, cách lựa chọn vải và màu sắc sẽ thay đổi để phù hợp với từng hoàn cảnh mà thôi.
Trước đây, áo bà ba chủ yếu là màu nâu và đen do được nhuộm từ các loại vỏ cây thiên nhiên. Nhưng sau này, khi công nghiệp thời trang phát triển, màu sắc cũng đa dạng và chất liệu vải cũng phong phú hơn rất nhiều.
Áo bà ba- một giá trị truyền thống của người Nam bộ
Cũng như trang phục truyền thống áo dài, áo yếm hay tứ thân, áo bà ba cũng đã nhiều lần đi vào thơ ca của các văn nhân, thi sỹ. Tác giả Đình Văn đã viết: “Tôi thương chiếc áo bà ba, áo bà ba em mặc đưa đò, đời dãi dầu trong chiếc áo nâu, đêm anh về nhớ áo bà ba” hay Nguyễn Thiện Thanh từng phê pha trước vẻ đẹp của chiếc áo bà ba mà thốt lên đầy cảm thán: “Chiếc áo bà ba trên dòng sông thăm thẳm. Thấp thoáng con xuồng bé nhỏ lướt mong manh. Nón lá đội nghiêng tóc dài con nước đổ. Hậu Giang ơi em vẫn đẹp ngàn đời”.
Không những thế, chiếc áo bà ba đang dần trở thành một thứ phục trang được nâng tầm về giá trị văn hóa, được thế giới đón nhận. Như tại cuộc thi “Miss Grand International 2017” (Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2017) tổ chức tại Việt Nam, những chiếc áo bà ba đã được các người đẹp mặc trong một hoạt động bên lề. Chính phục trang giản dị này đã rất được lòng các người đẹp. Hay trong cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2016, các thí sinh cũng được vận lên mình chiếc áo truyền thống của người Nam bộ khi tham gia tham quan một di tích văn hóa lịch sử.

Bí mật của những chiếc đèn dầu cổ ở chợ Tết Hà Nội

(Kiến Thức) - Đèn dầu cổ là một mặt hàng xuất hiện khá nhiều tại chợ đồ cổ ở phố Hàng Lược, Hà Nội mỗi dịp giáp Tết. Phía sau những chiếc đèn này là câu chuyện lịch sử thú vị, cũng như kỷ niệm khó quên về một thời gian khó của nhiều gia đình Việt Nam.

Bi mat cua nhung chiec den dau co o cho Tet Ha Noi
Đèn dầu (đèn Hoa Kỳ) là loại đèn phát sáng do ngọn lửa đốt bằng dầu hỏa, thịnh hành trên thế giới từ giữa thế kỷ 19. Đèn gồm có một bầu đựng dầu làm bằng kim loại hay thủy tinh, sứ và một sợi bấc. Đoạn dưới sợi bấc nhúng trong dầu để dẫn dầu, đoạn trên nhô lên khỏi bầu đèn.
Bi mat cua nhung chiec den dau co o cho Tet Ha Noi-Hinh-2
Khi châm lửa vào phần nhô lên của bấc, dầu ngấm trong bấc sẽ cháy và tạo ra một ngọn lửa màu vàng. Kích thước của ngọn lửa được điều khiển bằng cách chỉnh độ dài của phần bấc nhô lên qua núm vặn.

Hot girl Tuyên Quang diện áo bà ba bên cúc họa mi

Diện bộ áo bà ba thực hiện bộ ảnh "Cúc họa mi phiên bản em gái quê", nữ sinh trường Cao đẳng Y - Dược Hà Nội khiến người không thể rời mắt.

Hot girl Tuyen Quang dien ao ba ba ben cuc hoa mi
Vườn hoa cúc họa mi ở Nhật Tân, Hà Nội đang bắt đầu nở rộ khoe sắc, thu hút rất đông người tới để chụp ảnh. Nữ sinh Nguyễn Hải Yến, sinh viên Trường Cao đẳng Y - Dược Hà Nội cũng là một trong số đó. Cô cùng bạn bè lên ý tưởng thực hiện bộ ảnh ‘”Cúc họa mi phiên bản em gái quê”.