Những bí ẩn chưa được giải thích trong nhiệm vụ bay lên Mặt trăng của Apollo 11

Tàu Apollo 11 của NASA đã hạ cánh trên Mặt trăng vào tháng 4 năm 1969 và đây là những sự việc mà một số người tin rằng đã xảy ra trong hai phút Apollo 11 bị mất liên lạc trên sóng radar.

Theo nhiều nghiên cứu, sứ mệnh của Apollo 11 hạ cách trên Mặt trăng là cực kỳ quan trọng, điều này buộc NASA không cung cấp toàn bộ thông tin về những gì thực sự đã diễn ra vào ngày 20 tháng 7 năm 1969. Ngay sau khi Apollo 11 Lunar Module chạm xuống Mặt trăng với phi hành gia Neil Armstrong và Buzz Aldrin, thông tin vô tuyến đã bị cắt.

Xuất hiện trên chương trình Lịch sử, Tiến sĩ Michael Salla, tác giả của Exopolencies chia sẻ: “Sự hiện diện bên ngoài Trái đất mang một ý nghĩa chính trị vô cùng to lớn vì vậy nó đã là tâm điểm của rất nhiều cuộc tranh luận gay gắt.” Chuyên gia cho biết: Trong suốt quá trình diễn ra nhiệm vụ của Apollo Moon năm 1969, sau cuộc đổ bộ thành công, có một khoảng trống rất kỳ lạ trong việc truyền radio. Những gì xảy ra trong hai phút đó đã gây ra rất nhiều tranh cãi.

Trong những năm qua, rất nhiều người hoài nghi đã sử dụng hai phút “chết” của vô tuyến để thách thức NASA và tuyên bố con người không bao giờ lên Mặt trăng. Trong khi đó, một số nhà khoa học và nhà nghiên cứu của NASA thậm chí đã tuyên bố các phi hành gia của NASA đã bắt gặp bằng chứng về hoạt động của người ngoài hành tinh trên Mặt trăng.

Một nhà nghiên cứu, tác giả cuốn sách David Childress, thành viên của cộng đồng của UFO cho biết: Các phi hành gia dường như đã nói về việc nhìn thấy các vật thể ngoài trái đất trên Mặt trăng, bao gồm cả đĩa bay đậu dọc theo mép của miệng núi lửa trong tầm nhìn của họ. Nhà lý luận âm mưu Mike Bara, tác giả của “Người ngoài hành tinh cổ đại trên Mặt trăng”, được nhiều người tin tưởng coi như một phi hành gia, đã đưa ra một khám phá kinh ngạc trong cuốn sách của mình. Ông Bara nói: cả hai phi hành gia của NASA đều tỏ ra khó chịu trước những gì họ nhìn thấy trên Mặt trăng trong vòng 30 phút sau khi hạ cánh. Ông Bara cho biết: Trên thực tế mỗi phi hành gia có một kênh chăm sóc y tế riêng. Kênh này không được công khai vào kênh truyền phát chung. Tuy nhiên, điều thực sự thú vị về câu chuyện 30 phút sau khi hạ cánh trên Mặt trăng, một tin đồn đã lan truyền rằng: các phi hành gia, họ đã không nhìn thấy thứ gì có hi vọng trên vành miệng núi lửa, tất cả đều buồn bã, họ không biết phải làm gì, họ không biết có nên ra ngoài không.

David Whitehead, người dẫn chương trình phát thanh và người tạo ra podcast Chiến binh Sự thật, đã lập luận rằng người ta càng tin vào những lời đồn thổi khi chứng kiến ngôn ngữ cơ thể căng thẳng và ủ rũ trong các cuộc phỏng vấn của các phi hành gia sau khi trở về. Ông Whitehead nói: “Thật thú vị khi bạn không nhìn thấy họ nhảy lên nhảy xuống vì sung sướng và nói: “Tôi đã có trải nghiệm tuyệt vời nhất trong đời, tôi đã trên Mặt trăng.” Họ không nói điều đó. Trông họ rất ủ rũ, rất chán nản, họ chỉ nhìn xuống. Họ có thể thấy một cái gì đó mà họ không muốn nói với công chúng vì những hệ lụy không hay?”

Sau thành công của tàu Apollo 11, NASA đã gửi thêm sáu phi hành đoàn lên Mặt trăng. Phi hành gia cuối cùng đi bộ trên Mặt trăng là Gene Cernan trong sứ mệnh của Apollo 17, anh là người thứ 11 và là người cuối cùng đặt chân lên hành tinh tự nhiên duy nhất ngoài Trái đất.

Thực tế NASA đã không quay trở lại Mặt trăng kể từ khi chương trình Apollo kết thúc. Đây lại là một điểm bất đồng khác nữa khiến cho nhiều người hoài nghi về việc hạ cánh trên Mặt trăng. Alan Butler, tác giả của “Người xây dựng Mặt trăng?” đã nói trên chương trình Người ngoài hành tinh Cổ đại: Một trong những câu hỏi thú vị nhất liên quan đến sự tương tác của chúng ta với Mặt trăng, là lý do tại sao chúng ta chưa bao giờ quay trở lại đó kể từ khi kết thúc nhiệm vụ Apollo.

Một điều khác rất đáng nói là mặc dù Liên Xô vào thời điểm đó đã hoàn toàn có thể gửi các phi hành gia của riêng mình lên Mặt trăng, nhưng dường như họ chưa bao giờ làm như vậy. Có thể có những cơ quan liên quan đến Mặt trăng, người ngoài hành tinh hoặc những sinh vật khác muốn nhân loại tránh xa Mặt trăng chăng?

Khó tin ông hoàng “độc nhất vô nhị” theo tiêu chuẩn một vợ một chồng

(Kiến Thức) - Minh Hiếu Tông Chu Hựu Đường chỉ có duy nhất một người vợ là hoàng hậu Trương thị. Ông hoàng này dành toàn bộ tình yêu cho hoàng hậu nên trong hậu cung không có phi tần nào khác. 

Kho tin ong hoang “doc nhat vo nhi” theo tieu chuan mot vo mot chong
Nhiều hoàng đế Trung Quốc nổi tiếng với hậu cung gồm rất nhiều phi tần, mỹ nữ xinh đẹp. Thế nhưng, lịch sử phong kiến Trung Quốc ghi nhận một ông hoàng làm điều hoàn toàn khác là cả cuộc đời chỉ có một người phụ nữ. Vị vua hết mực chung tình đó chính là Minh Hiếu Tông Chu Hựu Đường. 

Vì sao cố đô Huế từng được gọi là đất Thần Kinh?

Đất Thần Kinh là biệt danh gắn liền vùng đất cố đô Huế. Tại sao nơi đây lại có biệt danh lạ lùng này?

Vi sao co do Hue tung duoc goi la dat Than Kinh?
Biệt danh đất Thần Kinh của Huế bắt đầu xuất hiện từ thời nhà Nguyễn. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, Thần Kinh ở đây là từ ghép có nguồn gốc từ 2 từ “Kinh đô” và “Thần bí”. Theo nghĩa này, đất Thần Kinh có nghĩa là “Kinh đô thần bí”. Vùng đất Huế bắt đầu trở thành “kinh đô” của các chúa Nguyễn ngay từ thế kỷ 16, gắn liền các câu chuyện thần bí. Từ đó, kinh đô Huế còn được gọi là vùng đất Thần Kinh.