Những ám ảnh về Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979

(Kiến Thức) - Chiến tranh biên giới phía Bắc đã trôi qua 37 năm, nhưng ngày 17/2 là ngày không thể quên trong ký ức của những người đã trải qua cuộc chiến...

Phải gọi tên đúng nghĩa cuộc chiến tranh
Cao Bằng những ngày đầu tháng 2/2016, cả miền biên viễn chìm trong sương mù, cái lạnh như cắt da cắt thịt của đợt rét kỷ lục trong khoảng 30 năm nay vừa tràn qua khiến con người tê tái. Trên đỉnh Phia Hoắc, huyện Nguyên Bình, băng tuyết phủ trắng những quả đồi, không khí se sắt lạnh, bao trùm vùng biên ải một màu trắng.
Khung cảnh biên viễn lúc này lại khiến người ta nhớ đến những ngày tháng 2 của 37 năm về trước, khi Chiến tranh biên giới phía Bắc xảy ra. Để khi mỗi độ hoa đào chớm nở, hoa mận trắng trên những sườn đồi, người già vẫn thường kể lại cho con cháu nghe về những ngày tháng 2 oanh liệt nhưng cũng đầy bi thương. Bên chậu than hồng (một đặc trưng thường thấy trong mùa đông ở mỗi nhà dân miền núi), ông Nông Văn Đoàn (sinh năm 1964) hiện giờ đang làm nghề sửa xe tại TP. Cao Bằng nhớ lại.
Nhung am anh ve Chien tranh bien gioi phia Bac 1979
 Ông Đoàn (bìa phải) đang kể về những ngày quân Trung Quốc tràn sang xâm lược.
Ngày đó, ông mới là đứa trẻ 14 – 15 tuổi, nghe người lớn bàn nhau chuyện Trung Quốc sắp đánh Việt Nam mà ông vẫn chưa hình dung được cụ thể nó sẽ như thế nào. Trong suy nghĩ trẻ con của mình, ông mường tượng nó cũng như những cuộc xô xát của đám thanh niên uống rượu say trong phiên chợ huyện, lôi nhau ra đấm đá vài cái. Người sưng mắt, kẻ bầm môi rồi ai lại về nhà nấy. Chứ chẳng thể ngờ rằng, “đánh nhau” tàn khốc đến như vậy.
“Chiến tranh, phải gọi là chiến tranh mới phải” – ông Đoàn nói.
Cho đến giờ, người dân vùng biên vẫn hay gọi đó là “chạy Tàu” là “đánh Tàu; chống Tàu”…
Cũng đúng thôi, vì thế hệ như ông Đoàn vẫn thường được nghe về cái gọi là tình anh em giữa Trung Quốc và Việt Nam trong suốt những năm tháng chống Pháp rồi đánh Mỹ.
Ông Đoàn trầm ngâm: “Lúc đó ai cũng tin rằng sẽ không có chiến tranh, vì Trung Quốc cũng là nước Xã hội chủ nghĩa, anh em ai lại đánh nhau.”
“Tàu đánh rồi”
Buổi sáng ngày 17/2/1979, có lẽ sẽ còn in hằn trong trí nhớ ông Đoàn cũng như của những người dân biên giới.
Khoảng 4h sáng ngày 17/2, khi còn đang co mình trong chăn ấm, ông Đoàn giật mình tỉnh giấc bởi tiếng pháo kích. Với người dân vùng biên, tiếng pháo, tiếng súng dọc biên giới trong những năm đó không còn là điều ngạc nhiên, bởi họ đã quá nhàm tai.
Từ trước năm 1979, những cuộc xung đột do Trung Quốc gây ra là thường xuyên tại tất cả các khu vực biên giới. Báo chí trong nước khi đó cũng đưa tin thường xuyên về những xung đột do Trung Quốc gây ra.
Trên trang Từ điển bách khoa số Wikipedia đăng tải: “Theo nguồn tin từ Cục tình báo Trung ương Hoa Kỳ CIA, thì từ giữa năm 1978, Trung Quốc đã hoàn chỉnh các phương án tác chiến, các đơn vị quân đội Trung Quốc đã sẵn sàng mở cuộc tiến công quân sự quy mô lớn vào Việt Nam, chỉ cần thời cơ đến là phát động chiến tranh.
Từ tháng 10/1978 cho đến 15/2 năm 1979, Trung Quốc thực hiện hàng loạt các vụ tấn công thăm dò vào các vị trí phòng thủ của Việt Nam tại biên giới, với mục đích thu thập thông tin tình báo, đe dọa quân Việt Nam, và đánh lạc hướng khỏi mục tiêu chính của chiến dịch sắp tới. Các cuộc tấn công nhỏ này tăng dần về quy mô và tần số khi lực lượng Trung Quốc tập trung tại biên giới ngày càng đông.”
Theo các chuyên gia quân sự sau này nhận định, việc xung đột biên giới là phép thử của quân đội Trung Quốc với các chốt vũ trang và phản ứng của phía Việt Nam.
Do đã quen với tiếng pháo, và vị trí pháo kích còn khá xa ngôi làng nên người dân vẫn đợi chỉ thị từ phía chính quyền.
Ông Đoàn cho biết, trước đó hàng tháng thậm chí hàng năm trời, chính quyền ta cũng đã tuyên truyền cho người dân về việc Trung Quốc gây rối tại khu vực biên giới. Tuy nhiên, nhiều nhận định cho rằng Trung Quốc chỉ pháo kích để bắn phá, quấy rối khu vực biên giới và sẽ không xảy ra chiến tranh. Nên nếu tình hình căng thẳng thì người dân chỉ cần đi sơ tán ít ngày rồi về.
Đến 5h sáng, không giống như mọi lần, tiếng pháo lần này dồn dập, kéo dài. Càng lúc, tiếng pháo càng gần với bản Bung (bản cách biên giới Trung Quốc chỉ chừng 10 km), nơi ông Đoàn sinh sống.
Đến 9h sáng, xe tăng Trung Quốc bất ngờ tràn vào thị trấn Đông Khê. Lúc này, mọi người mới biết quân Trung Quốc đã tấn công.
“Tàu đánh rồi, Tàu đánh rồi”… tiếng người dân hô hoán vang lên khắp làng xóm. Chẳng ai kịp gói ghém đồ đạc, mọi người vơ vội lương thực, nhanh chóng chạy vào hang đá trong rừng ẩn nấp.
Bà Lương Thị Bắc người huyện Hà Quảng, Cao Bằng nhớ lại, sáng 17/2, tiếng pháo từ Trung Quốc bắn sang, rền siết như sấm sét, sau đó là xe tăng Trung Quốc tràn đến, tiếp đến là bộ binh Trung Quốc, rồi đội quân ô hợp dân công hỏa tuyến kéo theo sau để cướp bóc lương thực, phục vụ đội quân khổng lồ mà Trung Quốc sử dụng để đánh chiếm nước ta.
Nhung am anh ve Chien tranh bien gioi phia Bac 1979-Hinh-2
 Cho đến bây giờ khi nhớ lại ngày quân Trung Quốc tràn sang xâm lược, bà Bắc vẫn còn cảm thấy kinh hoàng.
“Sau đợt pháo kích, xe tăng và từng hàng dài lính Trung Quốc tràn vào nước ta, đông như kiến. Chưa bao giờ người dân thấy quân lính đông đến như vậy” – bà Bắc nói.
Bị tập kích bất ngờ, hầu hết 6 tỉnh biên giới phía Bắc đều bị động chứ chẳng riêng gì Cao Bằng. Trong suốt một tháng quân Trung Quốc xâm lược, người dân vẫn kiên cường không đầu hàng quân địch, mỗi thôn xóm dù ẩn nấp trong hang nhưng vẫn có đảng bộ hoạt động, chỉ đạo.
Ban ngày, dân quân cùng những người có sức khỏe lên các điểm cao quan sát quân địch, khi thấy an toàn thì mới cho người dân về làng lấy lương thực rồi lại nhanh chóng rút vào rừng. Nếu không có gạo, người dân đào củ mài, củ sắn trên rừng để ăn qua ngày.
Nhắc lại những ngày tháng của 37 năm trước, đôi mắt ông Đoàn sáng rực: “Ngày đó tôi bé quá nên không được tham gia dân quân. Nhưng tôi tự chế một khẩu súng ngắn bắn bằng đạn ghém, lúc đó máu đi giết giặc với dân quân lắm nhưng không được đi. Lúc nào tôi cũng giấu khẩu súng trong người, chỉ cần giặc đến là sẵn sàng nổ súng.”
Song khẩu súng của cậu bé Đoàn ngày nào chẳng bao giờ được sử dụng, sau này ông giao lại khẩu súng đó lại cho chính quyền.
Ngày 16/3/1979, Trung Quốc tuyên bố rút quân. Trở về làng sau 1 tháng đi sơ tán, trước mắt ông Đoàn là cảnh cả thị xã Cao Bằng tan hoang, gia đình ly tán, người mất, người còn.
Trước khi rút quân, lính Trung Quốc đã dùng bộc phá phá hủy hết những cơ quan hành chính, trường học, bệnh viện… Xác người cả ta và địch nằm la liệt bên đường.
Đến giờ, đã 37 năm trôi qua, những đứa trẻ đầu xanh ngày nào như ông Đoàn bà Bắc, tóc xanh đã thành đầu bạc. Cứ mỗi độ tháng 2 về, họ lại ngồi ôn lại những ngày tháng đã qua. Và kể cho con cháu nghe về những hy sinh, mất mát mà chiến tranh gây ra. Và kể cho thế hệ sau về những người đã sống đã chiến đấu dũng cảm trước quân thù như anh hùng Lý Văn Dư, một mình tiêu diệt 13 tên địch, bảo vệ xóm làng.
Chúng tôi thực hiện loạt bài này không nhằm mục đích khơi lại nỗi đau quá khứ hay kích động thù hằn dân tộc. Mục đích để chúng ta có cái nhìn chính xác, chân thực, khách quan hơn về lịch sử thông qua lăng kính của những người dân, những người đã trực tiếp sống, chiến đấu trong những ngày tháng đó. Để từ những đau thương, mất mát mà lịch sử đã xảy ra, chúng ta trân trọng hơn hòa bình hiện tại. Điều mà cả nhân loại này luôn hướng tới.

Thông tin mới về người mẹ giết con ngày mùng 3 Tết

Hai vợ chồng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn cãi vã dẫn đến người mẹ giết con ruột của mình rồi tự tử.

Ngày 16/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM cho biết, vừa tạm giữ nghi can Huỳnh Thị Kim Phượng (37 tuổi, ngụ quận Bình Tân). Phượng chính là người mẹ giết chết con gái út gần 3 tuổi của mình vào sáng ngày mùng 3 Tết.

Theo thông tin ban đầu, vào sáng ngày 10/2 (tức mùng 3 Tết), anh N.T (chồng Phượng) gõ cửa phòng gọi Phượng dậy nhưng không thấy trả lời. Nghi ngờ có chuyện chẳng lành anh N.T đã phá cửa xông vào bên trong thì phát hiện cháu N.B.N đã tử vong, bên cạnh là người vợ đang nằm thoi thóp trong vũng máu, trên cổ tay có nhiều vết cắt.

Thấy vậy, anh N.T liền hô hoán người dân xung quanh đến trợ giúp đưa chị Phượng đi cấp cứu tại bệnh viện và thông báo cho cơ quan chức năng biết vụ việc.

Theo cơ quan điều tra,  anh N.T nghi ngờ cháu N.B.N không phải là con ruột của mình nên anh này đã giấu Phượng đưa cháu N.B.N đi giám định ADN. Kết quả cho thấy anh N.T không phải là cha đẻ của đứa bé. Từ đó hai vợ chồng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn cãi vã, to tiếng với nhau.

Thong tin moi ve nguoi me giet con ngay mung 3 Tet

Nhiều người dân đến hiện trường theo dõi vụ việc.

Đêm ngày 9/2 (tức là ngày mùng 2 Tết), sau khi cãi nhau với chồng, Phượng ôm con xuống tầng trệt ngủ riêng. Trong đêm, anh N.T nghe tiếng động dưới nhà liền chạy xuống kiểm tra thì phát hiện vợ đang treo cổ tự vẫn nên kịp thời can ngăn.

Sau khi tự tử bất thành, Phượng bế con gái trở lại phòng và ôm ghì chặt con vào lòng mình khóc một lúc lâu.

Đến khoảng 2h sáng, phát hiện con đã tử vong vì ngạt thở, Phượng lấy dao cắt cổ tay tự tử nhưng được mọi người cứu kịp thời.

Theo lời khai của Phượng, cháu N. là kết quả của mối tình vụng trộm giữa Phượng và 1 người đàn ông khác.

Hiện vụ việc đang được Công an mở rộng điều tra.

Chùm ảnh tưng bừng khai Hội xuân Yên Tử 2016

(Kiến Thức) - Sáng 17/2 (mùng 10 tháng Giêng), tại lễ trường Giải Oan, Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử (TP Uông Bí) đã diễn ra Lễ khai hội xuân Yên Tử 2016.

Chum anh tung bung khai Hoi xuan Yen Tu 2016
 Đến dự lễ khai hội xuân Yên Tử có Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Bí Thư tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc và các đại biểu, tăng ni, phật tử cùng hàng nghìn du khách...
Chum anh tung bung khai Hoi xuan Yen Tu 2016-Hinh-2
 Mở màn lễ hội là nghi thức rước lễ, chương trình nghệ thuật với nhiều tiết mục được dàn dựng công phu, đặc sắc, múa rồng lân; nghi lễ gióng trống, thỉnh chuông khai hội, nghi lễ chúc phúc đầu năm, nghi lễ cầu quốc thái dân an, lễ đóng dấu thiêng Yên Tử