Nhu cầu tăng, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt kỷ lục 7,1 triệu tấn

Theo số liệu thống kê của cơ quan hải quan, trong năm 2022, kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 7,1 triệu tấn với trị giá 3,46 tỷ USD. Giá xuất khẩu bình quân đạt 486,2 USD/tấn.

Báo cáo xuất nhập khẩu 2022 vừa được Bộ Công Thương công bố cho biết, năm 2022, thương mại gạo toàn cầu được kỳ vọng phục hồi trở lại sau dịch Covid-19 nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức do yếu tố khó khăn từ các thị trường như: Tình trạng lạm phát gia tăng tại các khu vực tiêu thụ lớn như Hoa Kỳ, EU; biến động địa – chính trị giữa các nước. Tuy nhiên, dù chịu nhiều tác động từ những diễn biến của thị trường thương mại gạo thế giới nhưng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang một số thị trường truyền thống với tỷ trọng cao vẫn đạt được tăng trưởng so với năm 2021.
Nhu cau tang, xuat khau gao Viet Nam dat ky luc 7,1 trieu tan
Nhu cầu tăng, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt kỷ lục 7,1 triệu tấn (ảnh minh họa: Internet). 
Theo số liệu thống kê của cơ quan hải quan, trong năm 2022, kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 7,1 triệu tấn với trị giá 3,46 tỷ USD, tăng 13,8% về lượng và tăng 5,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021. Giá xuất khẩu bình quân đạt 486,2 USD/tấn, giảm 7,7% so với mức bình quân năm 2021.
Đáng chú ý, xuất khẩu gạo trong năm 2022 ghi nhận tăng trưởng ở tất cả các thị trường. Trong đó, các thị trường tiêu thụ truyền thống và trọng điểm vẫn tiếp tục giữ vững như Philippines, Trung Quốc, khu vực Châu Phi, Cuba. Châu Á tiếp tục là thị trường khu vực xuất khẩu lớn nhất trong năm 2022, đạt 4,96 triệu tấn, chiếm gần 71% trong tổng lượng xuất khẩu, tăng 15,5% so với năm 2021. Châu Phi là thị trường khu vực xuất khẩu lớn thứ 2, đạt gần 1,2 triệu tấn, chiếm 17,8% tổng lượng xuất khẩu, tăng nhẹ 0,2% so với năm 2021.
Đặc biệt, tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 2,45% trong tổng lượng xuất khẩu nhưng khu vực thị trường Châu Âu đã có tăng trưởng mạnh mẽ lên tới 90,7% so với năm 2021, đạt 172,2 nghìn tấn (giá trị gia tăng cao do đây là thị trường tiêu thụ các sản phẩm gạo thơm chất lượng cao của Việt Nam).
Xuất khẩu gạo sang thị trường EU tăng mạnh, đạt 94.510 tấn gạo và vượt hạn ngạch 80.000 tấn gạo hàng năm mà EU dành cho Việt Nam theo cam kết từ Hiệp định EVFTA. Điều này cho thấy chất lượng gạo của Việt Nam ngày càng gia tăng và đáp ứng được yêu cầu khắt khe từ các thị trường khó tính, đồng thời cho thấy các thương nhân tận dụng tốt ưu đãi của Hiệp định.
Thị trường Philippines tiếp tục là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 45,2% tổng lượng xuất khẩu và 43,2% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước trong năm 2022, tương đương lượng xuất khẩu gần 3,18 triệu tấn với trị giá hơn 1,49 tỷ USD, tăng 28,8% về lượng và tăng 19% về kim ngạch so với năm 2021. Lần đầu tiên, Việt Nam xuất khẩu gạo sang thị trường Philippines đạt mức kỷ lục 3,2 triệu tấn.
Thị trường Trung Quốc đứng thứ 2, chiếm trên 11,8% trong tổng lượng và 12,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tương đương 834,2 nghìn tấn với trị giá 432,3 triệu USD, giảm 21,3% về lượng và giảm 17,3% về kim ngạch so với năm 2021.
Thị trường Bờ Biển Ngà đứng thứ 3, chiếm 9,4% trong tổng lượng và chiếm 8,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước, tương đương 657,1 nghìn tấn với trị giá 294,6 triệu USD, tăng gần 9,4% về lượng và tăng gần 35% về kim ngạch so với năm 2021.
Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính chung diện tích gieo trồng cả nước năm 2022 đạt 7,2 triệu ha, năng suất dự kiến trung bình 60,3 tạ/ha, sản lượng dự kiến 43,5 triệu tấn thóc. Riêng đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ước sản xuất lúa cả năm đạt 3,88 triệu ha, năng suất bình quân 62,6 tạ/ha, sản lượng đạt 24,2 triệu tấn lúa. Trong đó, sản lượng gạo xuất khẩu chủ yếu tập trung ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các vùng khác chủ yếu phục vụ cho tiêu thụ nội địa.
Về chủng loại xuất khẩu, gạo trắng thường vẫn chiếm tỷ trọng lớn khoảng 48,8% tổng lượng xuất khẩu, tương đương 3,43 triệu tấn, tăg 34% so với năm 2021; tiếp đến là chủng loại gạo thơm chiếm khoảng 31,9% tổng lượng xuất khẩu, tương đương 2,24 triệu tấn, tăng 6,25% so với năm 2021; tiếp đó là gạo tấm đứng thứ 3 với lượng xuất khẩu đạt 600 nghìn tấn, chiếm 8,5% tổng lượng xuất khẩu, giảm 15,9% so với năm 2021; chủng loại gạo nếp xuất khẩu khoảng 399 nghìn tấn, chiếm khoảng 5,7% tổng lượng xuất khẩu, giảm 38% so với năm 2021.
Trong khi đó, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng có lượng xuất khẩu còn rất khiêm tốn, chiếm khoảng 0,2%, tương đương 15,1 nghìn tấn do một phần thương nhân chưa chú trọng vào phân khúc thị trường có nhu cầu đối với chủng loại này.

Bộ Công Thương báo cáo gì Thủ tướng về những ‘lùm xùm’ xuất khẩu gạo?

Ngày 21/4, Bộ Công Thương cho hay, đã có báo cáo gửi Thủ tướng về tổng thể các vấn đề liên quan đến những “lùm xùm” xung quanh xuất khẩu gạo cũng như công tác điều hành và phối hợp giữa các bộ, ngành thời gian qua.

Trong văn bản dài 7 trang, Bộ Công Thương cho hay, việc điều hành xuất khẩu gạo được thực hiện trên cơ sở tổng hợp cuộc làm việc có đầy đủ đại diện các bộ ngành, hiệp hội và doanh nghiệp ngày 26/3. Hai ngày sau đó, Bộ Công Thương đã có văn bản số 223 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả rà soát, đánh giá và kiến nghị phương án điều hành xuất khẩu gạo với đầy đủ ý kiến các bộ ngành, doanh nghiệp đóng góp cũng như giải trình vì sao không tiếp thu một số ý kiến.

Xuất khẩu gạo giá bán cao nhất, thu về gần 3 tỷ USD

Vượt qua Ấn Độ và Thái Lan, “hạt ngọc” Việt Nam đang cao nhất trong vòng 1 năm qua. Xuất khẩu gạo nhờ đó thu về gần 3 tỷ USD trong 10 tháng năm 2022.

Thông tin từ Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT), trong tháng 10, giá gạo xuất khẩu Thái Lan giảm xuống mức thấp nhất trong gần 3 tháng do đồng Baht yếu và nhu cầu giảm. Hiện, giá gạo tiêu chuẩn 5% tấm của Thái Lan giảm 28 USD/tấn, từ 435 USD/tấn xuống còn 407 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ cuối tháng 7.

Các thương nhân cho rằng, giá gạo Thái giảm do nhu cầu tiêu thụ giảm ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu, trong bối cảnh không có sự gián đoạn nguồn cung do lũ lụt.

Tại Ấn Độ, mưa lớn diễn ra nhiều ngày gây thiệt hại đến các ruộng lúa ngay trước kỳ thu hoạch ở các bang trồng lúa chính như Uttar Pradesh, Tây Bengal và Andhra Pradesh. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng gạo, cùng với nhu cầu sụt giảm khiến giá gạo đồ 5% tấm trong tháng 10 giảm xuống mức 374-382 USD/tấn.

Trong khi đó, gạo 5% tấm của Việt Nam ổn định với giá 425-430 USD/tấn - mức cao nhất kể từ tháng 11/2021.

Với mức giá này, giá gạo 5% tấm của Việt Nam cao hơn giá gạo cùng loại của Ấn Độ 48-51 USD/tấn và Thái Lan 18-27 USD/tấn. Đáng nói, các thương nhân trong ngành dự đoán, giá xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cao trong ngắn hạn.

Xuat khau gao gia ban cao nhat, thu ve gan 3 ty USD

Giá cao, xuất khẩu gạo Việt Nam tăng mạnh. (Ảnh: Tâm An)

Tại vựa lúa gạo ĐBSCL, giá lúa tăng mạnh ở những ngày cuối tháng 10 trong bối cảnh nhu cầu sôi động, nguồn cung khan hiếm. Thị trường lúa Thu Đông giao dịch đều.

Cụ thể, tại An Giang lúa IR50404 tăng 500 đồng/kg lên 5.800 đồng/kg, lúa chất lượng cao OM 5451 cũng tăng 500 đồng/kg lên 5.900 đồng/kg.

Tại Kiên Giang, giá lúa IR50404 ở mức 6.200-6.400 đồng/kg, OM 5451 ở mức 6.600-6.700 đồng/kg, Đài thơm 8 ở mức 6.800-6.900 đồng/kg. Lúa Thu Đông mới tại Vĩnh Long đang có giá là 5.700 đồng/kg.

Theo số liệu thống kê, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 10 năm 2022 ước đạt 700 nghìn tấn, giá trị đạt 334 triệu USD. Ước tính đến hết tháng 10, khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 10 tháng đầu năm 2022 đạt lần lượt 6,07 triệu tấn và 2,94 tỷ USD, tăng 17,2% về khối lượng và tăng 7,4% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá gạo xuất khẩu bình quân 10 tháng năm 2022 ước đạt 484 USD/tấn.

Trong 9 tháng đầu năm 2022, Philippines là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với 43,9% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 2,47 triệu tấn và 1,14 tỷ USD, tăng 35,3% về khối lượng và tăng 22,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

Theo Viện Chính sách và chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn, ngành gạo Việt trong những năm gần đây đang có sự chuyển dịch từ gạo ở phân khúc thấp sang gạo chất lượng cao. Nhờ đó, xuất khẩu gạo sang các thị trường khó tính ghi nhận mức tăng trưởng mạnh.

Đơn cử, xuất khẩu gạo sang thị trường Mỹ 8 tháng năm nay tăng 84,8%, sang thị trường EU tăng 82,2%. Trong khi đó, xuất khẩu sang các thị trường khác cũng ghi nhận tăng mạnh ở mức hai con số, trừ Trung Quốc đang có xu hướng giảm nhập mặt hàng gạo từ Việt Nam.

Ông Nguyễn Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, thông tin, thị trường châu Âu rất chuộng các loại gạo chất lượng cao của Việt Nam. Doanh nghiệp của ông nhận được nhiều đơn hàng lớn, nhưng khả năng cung ứng không đủ nên đành từ chối bớt.

“Giá gạo xuất sang thị trường châu Âu rất cao, từ 700-1.250 USD/tấn. Mỗi tháng chúng tôi xuất khẩu khoảng 30 container gạo sang thị trường này”, ông chia sẻ. Trung An đang dồn lực chuẩn bị cho những chuyến hàng xuất khẩu dịp cuối năm.

Gạo Việt Nam mới đây cũng ghi dấu ấn bởi lần đầu tiên món cơm chiên sử dụng gạo ST25 đến từ Việt Nam trở thành "bữa trưa đặc biệt" tại Văn phòng Nội các Nhật Bản. Trong khi ở trời Âu, thương hiệu “Cơm Việt Nam” được bày bán trên kệ 4.000 siêu thị ở Pháp.

Với nhiều tín hiệu tích cực, chuyên gia trong ngành dự báo, xuất khẩu gạo Việt Nam trong năm nay có thể đạt 6,3- 6,5 triệu tấn, cao hơn 100-200 nghìn tấn so với năm 2021.