Nhóm vốn hoá lớn thu hẹp đà giảm, VN-Index chỉ tăng 2 điểm kết phiên

Không hưng phấn như phiên sáng, lực bán mạnh tại các nhóm cổ phiếu khiến VN-Index lại lần nữa lỡ hẹn với mốc 1.050 điểm về cuối phiên.  

Đóng cửa phiên giao dịch 4/1, VN-Index tăng 2,45 điểm (0,23%) lên 1.046,35 điểm, HNX-Index tăng 0,5 điểm (0,23%) lên 213,06 điểm, UPCoM-Index tăng 0,36 điểm (0,49%) đạt 72,76 điểm. Thanh khoản thị trường gần 12.225 tỷ đồng.
Trong phiên chiều, nhóm chứng khoán và dầu khí là tâm điểm của thị trường khi xuất hiện nhiều cổ phiếu tăng kịch trần như VFS, PVC, PVB, PLX,...
Cùng với đó, hàng loạt cổ phiếu lớn như MSN, VPB, CTG, VNM ... đều tăng giá tốt và góp phần giữ nhịp cho VN-Index.
Nhom von hoa lon thu hep da giam, VN-Index chi tang 2 diem ket phien
 VN-Index còn tăng hơn 2 điểm về cuối phiên.
Nhóm ngân hàng hạ nhiệt đáng kể về cuối phiên với một loạt mã nằm trong sắc đỏ như VCB, STB, BID, TCB, ACB...
Nhóm ngân hàng cũng đảo chiều cuối phiên: VND, FTS, SHS đỏ về cuối phiên, trong khi đó lực giảm thu hẹp nhưng vẫn còn tăng so tham chiếu ở SSI, VCI,...
Cổ phiếu bất động sản nới rộng đà giảm là nguyên nhân chính khiến thị trường thu hẹp sắc xanh. Cụ thể, VIC, BCM, NVL, NLG, ... nằm trong top ảnh hưởng tiêu cực lên chỉ số chính.
Khối ngoại tiếp tục nối dài chuỗi ngày mua ròng với giá trị hơn 363 tỷ đồng, trong đó VPB được khối ngoại gom mạnh ngay từ đầu phiên, tiếp đó có VRE, VIC, MSN,...

VN-Index lao về mốc 985 điểm phiên 26/12

Về cuối phiên, lực bán gia tăng mạnh tại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn khiến thị trường lao dốc mạnh và VN-Index đánh mất mốc 1.000 điểm rơi về vùng 985 điểm.  

Kết phiên giao dịch 26/12, VN-Index giảm 35,13 điểm (3,44%) về 985,21 điểm, HNX-Index giảm 6,8 điểm (3,31%) về 198,5 điểm, UPCoM-Index giảm 1,31 điểm (1,84%) còn 69,71 điểm.

Thanh khoản ghi nhận ở mức thấp, khối lượng giao dịch của VN-Index đạt 623 triệu đơn vị, với giá trị 9.900 tỷ đồng; HNX-Index đạt 98 triệu đơn vị, với giá trị 1.200 tỷ.

Khối ngoại bất ngờ gom mạnh EIB đẩy giá trị mua ròng đến 1.700 tỷ đồng phiên 21/12

Dòng tiền tiếp tục phân hóa mạnh mẽ khi đa số các nhóm ngành đều giảm điểm, điểm sáng đến từ nhóm cổ phiếu vua và một số cổ phiếu riêng lẻ khác như HAG, GIL, SBT... tăng trần.

Đóng cửa phiên giao dịch 21/12, VN-Index giảm 4,25 điểm (0,42%) về 1.018,88 điểm, HNX-Index giảm 3,07 điểm (1,48%) về 204,46 điểm, UPCoM-Index giảm 0,34 điểm (0,47%) xuống 70,7 điểm.

2022 - Năm "ác mộng" của chứng khoán Việt Nam

Hàng trăm cổ phiếu bị cuốn vào đà lao dốc mạnh khiến sự hưng phấn của năm 2021 bỗng trở thành cơn ác mộng với chứng sĩ trên thị trường.

Tiếp nối năm 2021 thăng hoa, thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2022 ghi dấu một năm đầy biến động khi VN-Index lần đầu tiên trong lịch sử vượt ngưỡng 1.500 nhưng cũng có thời điểm nhúng xuống dưới 900, mức thấp nhất trong vòng 2 năm qua.
Năm này đối mặt với nhiều rủi ro bên ngoài xuất hiện như tín hiệu Fed tăng lãi suất và Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Hay rủi ro xuất hiện như giao dịch bán chui gần 75 triệu cổ phiếu FLC của cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC - Trịnh Văn Quyết. Tín hiệu Fed tăng lãi suất và căng thẳng Nga - Ukraine diễn ra trong 3 tháng đầu năm, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn trụ vững và dao động trong vùng 1.450 - 1.550 điểm.