Nhóm tỉ phú ngoại hứa cho bà Trương Mỹ Lan vay 400 triệu USD

Luật sư cho biết một số nhà đầu tư nước ngoài gửi văn bản đến Ngân hàng Nhà nước, hứa cho bị cáo Trương Mỹ Lan vay 400 triệu USD để trả nợ các ngân hàng nước ngoài và khắc phục hậu quả.

Hôm nay (18/11), phiên xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm tiếp tục phần tranh luận.
Tự bào chữa, bà Lan trình bày trước khi hợp nhất 3 ngân hàng Sài Gòn, Đệ Nhất và Việt Nam Tín Nghĩa thành Ngân hàng SCB thì có nhiều khoản vay - với tổng giá trị hơn 125.000 tỷ đồng - của khách hàng trước để lại và không liên quan đến bị cáo.
Theo bị cáo Lan, những tình tiết giảm nhẹ mà VKS ghi nhận được áp dụng đối với tội tham ô tài sản thay vì tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Vì thế, “bị cáo được giảm nhẹ hình phạt về tội vi phạm cho vay nhưng bị tử hình về tội tham ô thì không có ý nghĩa”.
Nhom ti phu ngoai hua cho ba Truong My Lan vay 400 trieu USD
Bị cáo Trương Mỹ Lan. Ảnh: Nguyễn Huế 
Về xác định thiệt hại của vụ án, bà Lan cho rằng việc này phải dựa vào thanh lý, bán hết tài sản thế chấp nhưng Ngân hàng SCB chưa bán tài sản nào. Kết luận điều tra và cáo trạng xác định tổng tài sản hiện hữu của Ngân hàng SCB là 714.000 tỷ đồng, nếu trừ đi 673.000 tỷ đồng mà bà Lan bị cáo buộc phải chịu trách nhiệm thì không có thiệt hại.
Luật sư Giang Hồng Thanh (bào chữa cho bị cáo Trương Mỹ Lan) cho rằng, các tài sản có thể thu hồi và tài sản của bị cáo Lan đều đang bị kê biên. Bị cáo Lan muốn khắc phục hậu quả nhưng tài sản đã bị kê biên thì không thể thực hiện được. Vì vậy, việc đại diện VKS cho rằng số tiền khắc phục hậu quả chưa đủ để được giảm nhẹ án tử hình là đúng đắn với quy định của pháp luật nhưng chưa phù hợp với vụ án.
Đối với các mã tài sản hiện đang kê biên, ông Thanh cho biết ước tính trị giá khoảng 700.000 tỷ đồng, và số tiền này đủ khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, với bảng giá đất UBND TPHCM vừa mới ban hành thì giá trị các tài sản này đã tăng lên 3-5 lần.
Luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang cho biết, dự án 6A (huyện Bình Chánh) đang có một tỉ phú người Malaysia sẵn sàng bỏ tiền để đầu tư.
Đặc biệt, với tòa nhà Capital Place ở 29 Liễu Giai (Hà Nội), hiện có các nhà đầu tư nước ngoài gửi văn bản đến Ngân hàng Nhà nước về việc chuyển tiền từ nước ngoài vào để cho bị cáo Lan vay 400 triệu USD trả nợ, giải tỏa kê biên. Sau khi trả nợ cho các ngân hàng nước ngoài, số còn lại bị cáo Lan sẽ dùng để khắc phục hậu quả vụ án.
Luật sư Trang đề nghị VKS xem xét lại mức án tử hình đối với bị cáo Lan. Bởi nếu tử hình thì với chế độ giam giữ, sẽ rất khó để bị cáo Lan tiếp cận nhà đầu tư nước ngoài, khắc phục hậu vụ án.
Trước đó, khi bị VKS đề nghị giữ nguyên mức án tử hình, bị cáo Trương Mỹ Lan run giọng nói “Đến hôm nay, VKS tiếp tục giữ mức hình phạt như thế thì bị cáo không còn tâm trí nào, tinh thần bấn loạn. Kính xin tòa và VKS xem xét thật kĩ cho bị cáo. Bị cáo chỉ mong muốn rằng làm sao để có thể trả nợ cho Ngân hàng Nhà nước.
Bị cáo là người dám làm, dám chịu trách nhiệm. Suốt 10 năm qua, bị cáo đã cống hiến rất nhiều cho Ngân hàng SCB. Bị cáo không biết nói gì, chỉ xin HĐXX và VKS xem xét thật kĩ số liệu và một lần nữa cho được đối chiếu với Ngân hàng SCB” - bà Lan trình bày và tiếp tục khẳng định không chiếm đoạt tiền của ngân hàng này.

Cận cảnh biệt thự 700 tỷ bà Trương Mỹ Lan đề nghị không kê biên

Căn biệt thự bà Trương Mỹ Lan xin giữ để bảo tồn đã trải qua hơn 1 thế kỷ, kiến trúc được đánh giá là không thua kém so với Dinh thống đốc Nam Kỳ (nay là Bảo tàng Thành phố) hay trụ sở UBND TP HCM.

Can canh biet thu 700 ty ba Truong My Lan de nghi khong ke bien
Tại phiên tòa xét xử các bị cáo trong vụ án sai phạm tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), bà Trương Mỹ Lan đề nghị không kê biên căn biệt thự cổ trị giá 700 tỷ đồng tại TP HCM để tiếp tục sửa chữa. Ảnh: Dân trí  

Bảo hiểm nhân thọ FWD Việt Nam không liên quan bà Trương Mỹ Lan

Bảo hiểm nhân thọ FWD Việt Nam có khối tài sản gần 18.200 tỷ đồng khẳng định không liên quan đến bà Trương Mỹ Lan.

Bao hiem nhan tho FWD Viet Nam khong lien quan ba Truong My Lan
Bảo hiểm nhân thọ FWD Việt Nam khẳng định hoàn toàn độc lập, khác với công ty có tên gần giống - do bà Trương Mỹ Lan và nhóm Vạn Thịnh Phát góp vốn. 
Ở giai đoạn 2 của vụ án điều tra Vạn Thịnh Phát, các tội Rửa tiền, Vận chuyển trái phép tiền qua biên giới, lừa đảo chiếm đoạt tài sản được điều tra làm rõ. Trong số các tài sản kê biên, có 82% phần vốn góp tại Công ty TNHH Bảo hiểm FWD Việt Nam (tương đương 492 tỷ đồng). Trong kết luận điều tra ghi 18% cổ phần còn lại tại Bảo hiểm FWD do Hồ Quốc Minh và Nguyễn Tiến Thành nắm giữ. Hồ Quốc Minh đã xuất cảnh, còn Nguyễn Tiến Thành đã chết.

Giai đoạn 2 vụ Vạn Thịnh Phát: Bà Trương Mỹ Lan bị tuyên án chung thân

Tại phiên tòa giai đoạn 2 vụ Vạn Thịnh Phát, bà Trương Mỹ Lan bị Viện Kiểm sát đề nghị tuyên tù chung thân chung cho 3 tội danh. Đề nghị này đã được HĐXX chấp nhận.

Chiều 17/10, HĐXX TAND TPHCM đã tuyên án vụ ‘đại án’ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2. Theo đó, HĐXX tuyên phạt bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) tù chung thân cho tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, 12 năm tù về tội “Rửa tiền” và 8 năm tù về tội “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”. Tổng hợp hình phạt chung là tù chung thân.

Giai doan 2 vu Van Thinh Phat: Ba Truong My Lan bi tuyen an chung than

HĐXX giai đoạn 2 vụ Vạn Thịnh Phát. Ảnh: Tân Châu.