Nhóm người cướp doanh nhân 35 tỷ: Bi kịch bị lừa tiền ảo đa cấp

(Kiến Thức) - Băng cướp dựng kịch bản vụ bắt cóc, cướp 35 tỷ của một doanh nhân một cách táo tợn là hành vi vi phạm pháp luật cần phải xử lý nghiêm minh. Tuy nhiên, ở một góc độ nào đó, các đối tượng cũng là nạn nhân của đa cấp tiền ảo.

Mới đây, Cục Cảnh sát Hình sự đã bắt 7 người để điều tra hành vi Cướp tài sản. Đáng chú ý, nạn nhân của vụ bắt cóc, cướp 35 tỷ đồng trên cao tốc Long Thành - Dầu Giây là ông Lê Đ. N. - một doanh nhân có tiếng trong giới chơi tiền ảo từ nhiều năm trước.
Theo lời khai của các đối tượng, trước đây, các đối tượng từng đầu tư kinh doanh tiền điện tử với số tiền lớn nhưng thua đến hơn 10 tỷ đồng. Các đối tượng đã tìm hiểu nguyên nhân nhưng không có kết quả. Tuy nhiên, các đối tượng phát hiện một doanh nhân ở TP HCM cũng kinh doanh tiền điện tử nhưng lại thắng lớn.
Cho rằng, doanh nhân này chính là nguyên nhân khiến cho nhóm kinh doanh tiền điện tử thua lỗ nên đã cùng nhau lập kế hoạch, thuê giang hồ, thám tử tư, dựng kịch bản vụ bắt cóc, cướp 35 tỷ một cách táo tợn.
Nhom nguoi cuop doanh nhan 35 ty: Bi kich bi lua tien ao da cap
 Các đối tượng gây ra vụ cướp.
Hành vi của nhóm đối tượng khi dùng thủ đoạn mới rất tinh vi, táo tợn để cướp tài sản là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng đáng bị xử lý nghiêm theo quy định.
Chỉ vì thua lỗ khi đầu tư kinh doanh tiền ảo, chúng sẵn sàng lên kế hoạch bài bản chi tiết để thực hiện vụ cướp số lượng lớn tiền trong ví điện tử của vị doanh nhân.
Đáng chú ý, các đối tượng trên đã không từ một thủ đoạn nào để cướp tài sản như mang theo súng ngắn, kim tiêm, thuê thêm giang hồ và sử dụng 3 ô tô chạy thẳng lên một khách sạn ở Đà Lạt nơi gia đình bị hại lưu trú để tìm cơ hội ra tay, dàn dựng vụ va chạm giao thông trên tuyến đường dẫn vào cao tốc Long Thành - Dầu Giây (TP Hồ Chí Minh).
Khi doanh nhân này xuống xe, các đối tượng đã đi trên nhiều ô tô áp sát, hơn 10 người cầm súng, dao, kim tiêm dính máu ập tới khống chế, bắt ông lên một ô tô rồi chở đi. Vợ con nạn nhân đưa lên xe khác.
Trên đường đi, các đối tượng đã đánh đập dã man nạn nhân, yêu cầu cung cấp mật khẩu ví điện tử, nếu không sẽ giết vợ, tiêm máu chứa HIV vào bé gái. Lo sợ cho tính mạng của vợ con, vị doanh nhân đã cung cấp tài khoản, mật khẩu ví điện tử để băng nhóm này chuyển khoảng 35 tỷ đồng vào tài khoản của bọn chúng khi đó các nạn nhân mới được thả.
Với những tình tiết như trên, rõ ràng có dấu hiệu của tội cướp tài sản theo quy định tại điều Điều 168 Bộ luật hình sự 2015. Hiện Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (Bộ Công an) đang tiếp tục điều tra và thời gian tới các đối tượng trên sẽ phải trả giá cho hành vi mà chúng gây ra theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, ở góc độ nào đó, các đối tượng trên cũng là nạn nhân của kinh doanh tiền ảo, thua lỗ và bị dồn đến đường cùng. Vụ việc trên cũng là bài học đắt giá “trăm cái dại, tại cái tham” cho những nhà đầu tư tiền ảo. Đồng thời, vụ việc tiếp tục cho thấy, hoạt động lừa đảo đầu tư đa cấp tiền ảo ở Việt Nam gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn cho nhiều nhà đầu tư, đẩy họ đến đường cùng thậm chí biến họ thành những kẻ phạm tội như các trường hợp nêu trên.
Những năm gần đây, dù Việt Nam chưa chấp nhận "tiền ảo" là tiền tệ nhưng thủ đoạn lừa đảo huy động vốn đa cấp dưới hình thức kinh doanh tiền ảo lại diễn ra vô cùng nhức nhối, phức tạp, gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng cho các nhà đầu tư khi dùng tiền thật để đầu tư vào những đồng tiền ảo không có giá trị. Đáng chú ý, do hám lãi suất cao đến vài chục lần so với lãi suất ngân hàng, nhiều người vẫn bất chấp mọi sự cảnh báo để lao vào rồi sập bẫy, người tán gia, bại sản, kẻ vi phạm pháp luật.
Đồng thời vụ việc trên cũng đặt ra vai trò của cơ quan quản lý khi để loại hình đa cấp tiền ảo nở rộ, biến tướng. Dù đã có nhiều biện pháp khuyến cáo, cảnh báo nhưng chưa thực sự có giải pháp triệt để để xử lý dứt điểm tình trạng trên. Đâu đó vẫn còn nhiều tổ chức công khai tụ tập đông người thuyết trình, lôi kéo các nhà đầu tư vào đồng tiền ảo và đâu đó ngày ngày vẫn có thêm nhiều nạn nhân sập bẫy đa cấp tiền ảo. Để tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra, các cơ quan chức năng cần khẩn trương xác minh, xem xét xử lý hành vi của các đối tượng, đồng thời mở rộng, xử lý những tổ chức kinh doanh đa cấp tiền ảo, huy động vốn trái phép để kịp thời ngăn chặn tội phạm và những hệ lụy đáng tiếc xảy ra như vụ việc trên...
Hiện vụ cướp 35 tỷ của doanh nhân tiền ảo đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
>>> Mời độc giả xem thêm video 4 thanh niên thất nghiệp rủ nhau đi cướp tài sản của phụ nữ

Nguồn: Thanh Niên.

Lộ diện danh tính những ông trùm tiền ảo giàu nhất thế giới

Danh sách người giàu nhất giới tiền ảo được thống kê dựa trên số tiền ảo họ đang nắm giữ, lợi nhuận sau thuế từ việc mua bán tiền ảo và cổ phần tại các công ty có liên quan đến tiền ảo.

Chris Larsen Chris Larsen hiện là nhà đồng sáng lập, chủ tịch, cựu CEO của Ripple, công ty phát hành tiền ảo (XPR) và cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế. Hiện tại, ông đang sở hữu 5,2 tỷ XRP, trên tổng số 61 tỷ XRP mà công ty Ripple đang nắm giữ.
Chris Larsen
Chris Larsen hiện là nhà đồng sáng lập, chủ tịch, cựu CEO của Ripple, công ty phát hành tiền ảo (XPR) và cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế. Hiện tại, ông đang sở hữu 5,2 tỷ XRP, trên tổng số 61 tỷ XRP mà công ty Ripple đang nắm giữ. 

2 công ty đa cấp tại TPHCM bị phạt 410 triệu đồng

Công ty Unicity Marketing Việt Nam và Mỹ phẩm Thường Xuân có trụ sở ở TP.HCM bị Cục Cạnh tranh xử phạt vì vi phạm nhiều quy định trong kinh doanh đa cấp.

Mới đây, Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) đã quyết định xử phạt 3 công ty: Greenlife, Unicity Marketing Việt Nam và mỹ phẩm Thường Xuân, trong đó 2 doanh nghiệp có trụ sở tại TP.HCM, với tổng số tiền 920 triệu đồng.

Thiên Rồng Việt lừa đảo hơn 10 ngàn người...hình thức đa cấp tinh vi thế nào?

(Kiến Thức) - Nguyễn Hữu Tiến - Chủ tịch công ty Thiên Rồng Việt cùng đồng phạm đưa ra thông tin không đúng sự thật về hoạt động của các công ty để lừa đảo hơn 10 ngàn người tham gia góp vốn đầu tư.

Ngày 20/2, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) cho biết đã hoàn tất Kết luận điều tra bổ sung vụ án “Nguyễn Hữu Tiến cùng đồng phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”, đồng thời chuyển hồ sơ đến Viện KSND tối cao đề nghị truy tố 4 bị can có liên quan.
Thien Rong Viet lua dao hon 10 ngan nguoi...hinh thuc da cap tinh vi the nao?
Đối tượng Nguyễn Hữu Tiến. (Ảnh: CAND)
Theo kết luận điều tra bổ sung vụ án, trong khoảng thời gian từ tháng 12/2015 đến tháng 7/2018, Nguyễn Hữu Tiến (SN 1984, trú tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP HCM, là Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty Thiên Rồng Việt và công ty OTCMAX) cùng các đồng phạm (gồm Nguyễn Hồng Quân, Phạm Việt Sơn, Phạm Thị Phương Thư) đã thành lập các công ty CP đầu tư Thiên Rồng Việt, công ty cổ phần OTCMAX, công ty cổ phần VNCOINS và công ty cổ phần ALLUNEE.