Nhờ dân đứng tên, cán bộ xã trục lợi "khủng" từ dự án 3.000 tỷ

(Kiến Thức) - Trong quá trình lập hồ sơ bồi thường dự án Hồ thủy lợi Krông Pắk Thượng có vốn đầu tư gần 3.000 tỷ, 3 cán bộ xã đã mua bán, sang nhượng, nhờ đồng bào thiểu số đứng tên để nhận tiền đền bù.

Ngày 17/8, Đại tá Phạm Minh Thắng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết vừa thi hành lệnh bắt tạm giam 4 tháng và khám xét nơi ở của 3 cán bộ xã Cư Elang ( huyện Ea Kar) để điều tra về hành vi Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Thiếu trách nhiệm trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Ba cán bộ xã bị bắt gồm: Lê Thành Nguyên (sinh năm 1983, thôn 12, xã Ea Ô); Hoàng Trọng Nghĩa (sinh năm 1984, buôn Ea Rớt, xã Cư Elang); Lê Sơn (sinh năm 1984, trú tại thôn 12, xã Ea ô, cùng huyện Ea Kar). Cả 3 người này trước đó đều công tác tại Ủy ban Nhân dân xã Cư Elang.

Nho dan dung ten, can bo xa truc loi
 Cơ quan công an đọc lệnh bắt.

Theo cơ quan điều tra vào năm 2010, Nguyên, Nghĩa và Sơn, được giao nhiệm vụ thực hiện lập hồ sơ bồi thường, hỗ trợ định canh Cánh đồng lúa nước thuộc Dự án Hồ thủy lợi Krông Pắk Thượng (trên địa bàn hai huyện Ea Kar và M'đrắk, tỉnh Đắk Lắk).

Dự án có tổng vốn đầu tư gần 3.000 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ, do Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 8 thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn làm chủ đầu tư phần thi công.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án 3 người này có dấu hiệu mua bán, sang nhượng và nhờ một số người dân là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đứng tên để nhận hàng tỷ đồng tiền đền bù, sau đó chia lại hoa hồng cho những người liên quan.

Cụ thể, ông Thành đã hợp thức hóa thửa đất số 34, sau nhờ hộ ông Y Thiên Ktla (trú tại xã Cư Ea Lang, người không có tên trong danh sách đền bù) để ông này nhận 1,159 tỷ đồng tiền đền bù, sau đó chia lại phần trăm theo thỏa thuận.

Còn ông Hoàng Trọng Nghĩa (khi đó là cán bộ địa chính xã) nắm rõ thông tin về việc Nhà nước sẽ tiến hành việc thu hồi đất và đền bù tại khu vực dự án thuộc buôn Ea Rớt xã Cư Elang, ông Nghĩa đã tổ chức mua đất của các hộ H’Nĩ Niê, Y Lan Niê và Y Khoan Niê rồi nhờ ông Y Thoai Byă đứng tên chủ sở hữu thửa đất số 29 ở lòng hồ dự án để sau đó ông này nhận 1,180 tỷ đồng. Sau khi nhận lại tiền lại từ ông Y Thoai Byă, ông Nghĩa chia chác phần trăm cho những người liên quan.

Ông Lê Sơn, được giao nhiệm vụ kiểm đếm thửa đất thuộc sở hữu của các hộ ông Y Thoai Byă và bà H'nĩ Niê. Dù không có mặt tại thời điểm kiểm đếm nhưng ông Sơn đã tự xác nhận vào toàn bộ hồ sơ liên quan để các hộ này nhận tiền đền bù.

Đại tá Phạm Minh Thắng, cho hay do tính chất của vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, liên quan đến nhiều người nên cơ quan này sẽ tiếp tục mở rộng điều tra để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật

Vì sao nhà thầu TTTM Hòa Bình Green nợ lương hơn 100 công nhân?

(Kiến Thức) - Công ty Sao Tháng Tám - nhà thầu công trình Hòa Bình Green (Đà Nẵng) cho rằng, hiện tại các tổ công nhân chưa gửi biên bản nghiệm thu, hoàn thành khối lượng, bảng đối chiếu...thì nhà thầu chưa thể trả tiền cho họ.

Sáng 17/8, trả lời Kiến Thức về sự việc hàng trăm công nhân tập trung trước tòa nhà Hòa Bình Green (phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) đòi tiền công, ông Vũ Anh Phương - Giám đốc Cty CP xây dựng thương mại Sao Tháng Tám nhận trách nhiệm thuộc về nhà thầu. 

“Khi xây dựng công trình, chúng tôi ký hợp đồng với người đứng đầu tổ, riêng việc quản lý công nhân là do họ. Đến hiện tại những tổ này vẫn chưa gửi biên bản nghiệm thu, hoàn thành khối lượng, bảng đối chiếu cho chúng tôi mà chỉ có bảng xác nhận hiện trường với nhau thì làm sao nhà thầu có thể trả tiền cho họ”, ông Phương nói.

4 tổng công ty thuộc Tập đoàn Than-Khoáng sản VN sai phạm “khủng” cỡ nào?

(Kiến Thức) - Không chỉ Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam để xảy ra sai phạm, khuyết điểm, mà 4 tổng công ty thuộc đơn vị này cũng mắc hàng loạt vi phạm về quản lý sử dụng vốn, sản xuất kinh doanh.

Ngày 17/1, Thanh tra Chính phủ ra Thông báo số 84/TB-TTCP về Kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và một số đơn vị thành viên thời kỳ năm 2010 đến ngày 30/6/2015.
Qua thanh tra, đã phát hiện những tồn tại, khuyết điểm, vi phạm chủ yếu trong công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của TKV. Trong đó có 4 Tổng công ty thuộc TKV gồm: Tổng Công ty Điện lực; Tổng Công ty Công nghiệp Mỏ Việt Bắc (VVMI); Tổng Công ty Khoáng sản (Vimico) và Tổng công ty Hóa chất Mỏ (Micco).