Nhiều quy định mới, đột phá về tổ chức, sắp xếp bộ máy

Chính phủ đã khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn thi hành các luật được Quốc hội khoá XV thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 9.

Chiều 7/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết vừa được thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Hội nghị do Chính phủ phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan liên quan tổ chức; được kết nối trực tuyến tới các điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Nhieu quy dinh moi, dot pha ve to chuc, sap xep bo may
 Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc.
Trình bày báo cáo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho biết tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã xem xét, thông qua 4 luật, 5 nghị quyết liên quan đến việc sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước và xem xét, thông qua 3 nghị quyết khác nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, cấp bách, cần thiết đối với một số dự án, công trình quan trọng.
Theo Phó Thủ tướng Lê Thành Long, các luật, nghị quyết về tổ chức bộ máy nhà nước có nhiều quy định mới, mang tính đột phá về tổ chức, sắp xếp và hoạt động, bảo đảm tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm sự thống nhất, thông suốt của nền hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở.
Bên cạnh đó, Quốc hội đã thông qua các nghị quyết quy định cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc thù, các nội dung quan trọng, cấp bách, cần thiết khác để giải quyết những vấn đề mới, xu hướng mới, khuyến khích phát triển khoa học, công nghệ.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kịp thời thể chế hóa nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, giải phóng, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển.
Nhieu quy dinh moi, dot pha ve to chuc, sap xep bo may-Hinh-2
 Phó Thủ tướng Lê Thành Long báo cáo tại hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc.
Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP HCM với nhiều quy định đặc thù tạo nguồn lực cho đầu tư, phát triển hệ thống đường sắt đô thị, đáp ứng nhu cầu vận tải công cộng.
"Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, với các quy định cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc biệt để đầu tư xây dựng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, nhằm bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia…"- Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho hay.
Theo Phó Thủ tướng, ngay sau khi kết thúc kỳ họp của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao các bộ chủ trì soạn thảo các luật, nghị quyết khẩn trương tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các kế hoạch để triển khai.
Để quy định chi tiết các luật, nghị quyết được thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, Chính phủ phải ban hành 8 văn bản. Trong đó, đa số các văn bản phải ban hành rất gấp để đảm bảo có hiệu lực đồng thời với luật, nghị quyết.
Hiện các bộ đã chủ động tổ chức soạn thảo, hoàn thiện các nghị định, bảo đảm tiến độ và chất lượng (có 1 nghị định quy định chi tiết Luật Tổ chức Chính phủ đã được ban hành); 7 nghị định còn lại đang soạn thảo, quyết tâm trình Chính phủ trong tháng 3/2025.

100.000 cán bộ tinh giản: Ngân sách chi bao nhiêu tiền hỗ trợ? (kỳ 1)

Khoảng 100.000 cán bộ rời khu vực nhà nước do tinh gọn tổ chức bộ máy. Dư luận quan tâm tới các chính sách, chế độ hỗ trợ tài chính, việc làm cho số cán bộ dôi dư.

Lời tòa soạn: Do tác động của tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị, khoảng 100.000 lao động rời khỏi khu vực nhà nước trong giai đoạn tới. Với số lượng lớn cán bộ bị ảnh hưởng, đòi hỏi mức chi ngân sách lớn cho chính sách hỗ trợ họ, song hành cùng việc đảm bảo quá trình hỗ trợ diễn ra công bằng, hiệu quả, hợp lý, minh bạch. Đồng thời, phải đảm bảo rằng việc hỗ trợ không chỉ dừng lại ở mặt tài chính mà còn cần các chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo ra cơ hội việc làm mới cho những cán bộ không còn tiếp tục công tác trong bộ máy nhà nước. Không để cán bộ trong diện tinh giản phải đối diện với khó khăn, bất an trong quá trình chuyển đổi nghề nghiệp.

Những chế độ hỗ trợ cán bộ trong diện tinh gọn

Sửa Luật Tổ chức Quốc hội để tinh gọn tổ chức bộ máy

Để đáp ứng yêu cầu sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy nhà nước, trong lần sửa đổi này, tập trung chủ yếu vào các quy định về cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội...

Ủy ban Pháp luật tán thành với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội với các lý do được nêu trong Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng, đáp ứng yêu cầu về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan của Quốc hội và Văn phòng Quốc hội.