Nhiều quan chức thân Nga tại Lugansk thiệt mạng vì nổ bom

Mới đây, Valery Chaika, một quan chức thân Nga tại Lugansk, thiệt mạng trong vụ nổ bom xe. Trước đó, nhiều quan chức do Nga bổ nhiệm ở khu vực này cũng bị ám sát.

The Moscow Times đưa tin, chi nhánh địa phương của Ủy ban Điều tra Nga cho biết Phó giám đốc một cơ quan hành chính nhà nước đã thiệt mạng khi "một thiết bị không xác định phát nổ trong ô tô" vào chiều 1/4. Theo người đứng đầu thành phố Vladimir Chernev, quan chức thiệt mạng trong vụ nổ bom xe này là Valery Chaika.
Ủy ban Điều tra Nga công bố bức ảnh chụp một chiếc SUV màu sáng với cửa bị nổ tung và mảnh vỡ vương vãi khắp đường phố ở Starobilsk, một thị trấn ở vùng Luhansk.
"Các tình tiết của vụ việc và những người liên quan đến việc thực hiện tội ác này đang được xác định", Ủy ban Điều tra Nga cho biết, nói thêm rằng các nhà chức trách đã mở cuộc điều tra về "hành vi khủng bố".
Nhieu quan chuc than Nga tai Lugansk thiet mang vi no bom
Chiếc ô tô bị hư hại trong vụ nổ bom. Ảnh: MT.  
Được biết, Lugansk là một trong 4 khu vực miền đông Ukraine mà Nga tuyên bố sáp nhập vào năm 2022. 
Trước đó, năm 2023, nhiều chính trị gia do Nga bổ nhiệm ở khu vực này cũng bị ám sát.
Tháng 12/2023, chính trị gia Oleg Popov thiệt mạng trong một vụ đánh bom xe. Ủy ban Điều tra Nga ngày 6/12 thông báo Oleg Popov, nghị sĩ trong nghị viện tỉnh Lugansk do Nga hậu thuẫn, đã thiệt mạng sau khi xe bị gài thiết bị nổ.
Quan chức do Nga bổ nhiệm Vladimir Rogov cho biết vụ tấn công ông Popov xảy ra gần sân vận động trung tâm thành phố Lugansk.
Yuri Yurov, đồng nghiệp của Popov, nói rằng đây là "vụ ám sát thứ hai nhằm vào Popov, sau lần thứ nhất vào tháng 9/2022". Yurov cáo buộc các cơ quan an ninh Ukraine đứng sau sự việc.
Vào tháng 11/2023, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Lugansk do Nga bổ nhiệm qua đời sau khi một thiết bị bất ngờ phát nổ trong ô tô.
Theo Hãng thông tấn RIA (Nga), Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Lugansk do Nga bổ nhiệm, nguyên cục trưởng Cục Cảnh sát nhân dân Lugansk, Đại tá Mikhail Filiponenko, qua đời trong một vụ nổ tại Lugansk hôm 8/11.
Nhieu quan chuc than Nga tai Lugansk thiet mang vi no bom-Hinh-2
Ông Mikhail Filiponenko. Ảnh: KP. 
Một trong những nhân chứng nói với RIA rằng những người xung quanh cố gắng giúp đỡ nhưng ông Filiponenko đã qua đời ngay tại chỗ do bị thương quá nặng.
Hồi tháng 9/2023, ông Yury Afanasievsky, một quan chức do Nga chỉ định ở Luhansk, bị thương sau một vụ nổ tại nhà riêng của ông. Hãng thông tấn nhà nước Nga Tass đưa tin, ông Afanasievsky “không bị thương nặng” nhưng con trai ông đã phải nhập viện.
“Con trai của Afanasievsky đang phải nằm viện, không phải ông ấy. Ông Afanasievsky 'chỉ bị thương ở phần mềm'. Nhưng cuộc tấn công là nhắm vào Afanasievsky”, các quan chức nói với Tass ngày 5/9. 
Cũng theo hãng tin này, nghi phạm của vụ tấn công khi đó đã bị bắt. Moscow cho biết nghi phạm là một nữ cư dân Lugansk, đã đưa cho ông Afanasievsky "một chiếc điện thoại có gắn thiết bị nổ" vào ngày 3/9. Thiết bị này phát nổ sau khi điện thoại được kích hoạt.
Tờ Kyiv Post đưa tin, Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) đã nhận trách nhiệm về vụ nổ. “Chiến dịch đặc biệt nhắm vào Yury Afanasievsky trong chính căn hộ của ông ấy”, Kyiv Post viết.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Nga cáo buộc Ukraine đứng sau âm mưu đầu độc nhiều phi công Nga

Nổ bom thư tại Đại sứ quán Ukraine ở Tây Ban Nha

Nổ bom thư tại đại sứ quán Ukraine ở thủ đô Madrid (Tây Ban Nha), 1 nhân viên bị thương.

 Ngày 30-11, một nhân viên bảo vệ tại Đại sứ quán Ukraine ở thủ đô Madrid (Tây Ban Nha) đã bị thương khi đang kiểm tra 1 “bom thư” được cho là gửi đến Đại sứ Ukraine, theo hãng tin AFP.

Theo Đại sứ Ukraine tại Tây Ban Nha - ông Serhii Pohoreltsev, vụ nổ trên khiến 1 bảo vệ bị thương, nhân viên này được đưa tới bệnh viện cấp cứu ngay sau đó. Hiện tình hình của nhân viên này đã ổn định và đã được xuất viện.

No bom thu tai Dai su quan Ukraine o Tay Ban Nha

Cảnh sát Tây Ban Nha tiếp cận hiện trường khi xảy ra vụ nổ "bom thư" tại Đại sứ quán Ukraine ở thủ đô Madrid. ẢNH: AFP

Tù nhân Ecuador bắt gần 180 nhân viên trại giam làm con tin

Giới chức Ecuador cho biết tổng cộng 178 nhân viên bảo vệ trại giam và nhân viên hành chính đang bị các tù nhân bắt làm con tin tại các nhà tù trên khắp quốc gia Nam Mỹ này.

Theo hãng Reuters, gia đình của gần 180 nhân viên trại giam bị bắt làm con tin nói trên đang yêu cầu chính quyền hành động để giải cứu người thân của họ.
Ecuador đang phải đối mặt với tình trạng an ninh bất ổn trong bối cảnh các băng đảng tội phạm hoành hành và tình trạng bạo lực tăng cao ở các nhà tù.

Tận mục cuộc sống trên hòn đảo chật chội nhất thế giới

Đảo Santa Cruz del Islote chỉ rộng bằng hai sân bóng đá nhưng có hơn 500 người sinh sống. Mật độ dân số trên hòn đảo này được cho là cao gấp 4 lần so với quận Manhattan của thành phố New York, Mỹ.

Tan muc cuoc song tren hon dao chat choi nhat the gioi

Đảo Santa Cruz del Islote thuộc Columbia rộng bằng hai sân bóng đá nhưng có hơn 500 người sinh sống. Ảnh: CNN.

Tan muc cuoc song tren hon dao chat choi nhat the gioi-Hinh-2
Hòn đảo chật chội nhất thế giới này nằm trong vịnh Morrosquillo, miền bắc Colombia, thuộc quản lý của chính quyền thành phố Cartagena. Ảnh: CNN.
Tan muc cuoc song tren hon dao chat choi nhat the gioi-Hinh-3
150 năm trước, hòn đảo chỉ là một khối đất đá có kích thước chưa bằng một sân bóng đá. Ngư dân Colombia khi đó thường tới đây nghỉ ngơi hoặc trú ẩn khi có bão. Ảnh: CNN.
Tan muc cuoc song tren hon dao chat choi nhat the gioi-Hinh-4
Theo thời gian, người dân bắt đầu chuyển lên đảo định cư. Họ xây nhà, mở rộng hòn đảo bằng cách dùng vỏ sò, cát, thân cây, rác...để lấn biển, khiến diện tích hòn đảo tăng gấp đôi, lên khoảng 0,12 km2, tương đương kích thước hai sân bóng đá. Ảnh: NG.
Tan muc cuoc song tren hon dao chat choi nhat the gioi-Hinh-5
Khoảng 65% dân số trên đảo là người dưới 18 tuổi. Đảo Santa Cruz del Islote không có nhà vệ sinh hay hệ thống xử lý nước thải, không thể trồng trọt hay chăn nuôi, nguồn thức ăn chủ yếu là cá đánh bắt ngoài biển.Ảnh: NG.
Tan muc cuoc song tren hon dao chat choi nhat the gioi-Hinh-6
Nước sinh hoạt, thực phẩm, nhu yếu phẩm đều được chuyển từ đất liền lên đảo. Đảo cũng không có nghĩa trang nên người chết được mang tới đảo khác để chôn cất. Ảnh: IT.
Tan muc cuoc song tren hon dao chat choi nhat the gioi-Hinh-7

Mặc dù có 97 ngôi nhà nhưng người dân trên đảo cũng thiếu phương tiện tự sản xuất nước uống nên Hải quân Colombia phải mang nước uống vào.  Ảnh: IT.

Tan muc cuoc song tren hon dao chat choi nhat the gioi-Hinh-8
 Tuy nhiên, dịch vụ của Hải quân thường không thể tiếp cận hòn đảo theo đúng kế hoạch, điều này khiến người dân phải hứng nước mưa phục vụ cho sinh hoạt. Ảnh: IT.
Tan muc cuoc song tren hon dao chat choi nhat the gioi-Hinh-9
Trên đảo có rất ít cơ sở y tế cơ bản. Chỉ có một trung tâm y tế với một y tá và một số thiết bị lạc hậu trên hòn đảo và một bác sĩ sẽ đến thăm hai tuần một lần. Ảnh: NG.
Tan muc cuoc song tren hon dao chat choi nhat the gioi-Hinh-10
  Trong trường hợp bệnh nặng hoặc trường hợp khẩn cấp, người dân trên đảo sẽ tập trung nguồn lực của mình để trả tiền đi thuyền vào đất liền. Tuy nhiên, cách tiếp cận này phụ thuộc vào tình trạng sẵn có của thuyền và điều kiện thời tiết. Ảnh: NG. 
Tan muc cuoc song tren hon dao chat choi nhat the gioi-Hinh-11
Nguồn điện trên hòn đảo này cũng thiếu hụt và họ phải dựa vào máy phát điện diesel và các tấm pin mặt trời. Điều đáng ngạc nhiên là dù có gần trăm ngôi nhà nhưng tỷ lệ tội phạm thấp đến mức thậm chí không có cảnh sát tại đây. Ảnh: NG.  
Tan muc cuoc song tren hon dao chat choi nhat the gioi-Hinh-12
Gần đây, hòn đảo này ngày càng hấp dẫn du khách bởi sự hoang sơ, không khí trong lành cùng các hoạt động lặn biển ngắm san hô thú vị. Tuy nhiên, họ phải đi về trong ngày bởi không có chỗ lưu trú cho khách du lịch trên đảo. Ảnh: NG. 

>>> Mời độc giả xem thêm video: Đến thăm hòn đảo kỳ lạ, nơi “dư thừa” hàng nghìn nam giới