Nhiều người bị lừa sang Campuchia “hành nghề” lừa đảo

Nạn nhân bị ép thực hiện các chỉ tiêu về số tiền lừa đảo được trong tháng, nếu không hoàn thành sẽ cho vào diện vi phạm hợp đồng và bị phạt với mức phạt từ 1.000 USD/tháng.

Nhieu nguoi bi lua sang Campuchia “hanh nghe” lua dao

Anh V. (áo đỏ) - 1 trong 4 nạn nhân bị lừa ở Gia Lai đoàn tụ với gia đình

Ngày 15/6, Công an tỉnh Gia Lai cho biết, thời gian gần đây tiếp nhận nhiều tin báo tố giác đối tượng thông qua các ứng dụng mạng xã hội đăng thông báo tuyển dụng, lôi kéo người dân đi lao động, làm việc tại Campuchia.

Tại Gia Lai đã ghi nhận có 4 nạn nhân bị các đối tượng lừa, dụ dỗ sang Campuchia làm việc. Như em P.P.T (SN 1999, trú xã Ia Băng, huyện Chư Prông) bị các đối tượng lừa sang tỉnh Sihanoukville, Campuchia làm trong công ty do người Trung Quốc điều hành.

Do không hoàn thành chỉ tiêu về số tiền lừa đảo nên P.P.T bị các đối tượng phạt và yêu cầu liên hệ về gia đình chuyển khoản, nộp số tiền 150 triệu đồng mới thả. Gia đình em P.P.T phải đi vay mượn, chuyển đủ số tiền trên vào tài khoản do các đối tượng cung cấp, mới được thả cho về.

Về thủ đoạn, theo Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an tỉnh Gia Lai), các đối tượng thông qua mạng xã hội, sau đó đăng tuyển dụng việc làm với công việc đơn giản, yêu cầu có kiến thức về công nghệ thông tin, mức lương hấp dẫn.

Một số nạn nhân đồng ý nhận đi làm việc tại Campuchia và được các đối tượng hướng dẫn đường đi, đưa đến các địa điểm có tên công ty do người Trung Quốc làm chủ tại Campuchia. Tại đây, các đối tượng là người Việt Nam đã cấu kết với các đối tượng người Trung Quốc giao công việc và hướng dẫn nạn nhân lập các tài khoản mạng xã hội để giả danh nhân viên tuyển cộng tác viên, nhân viên các sàn đầu tư tài chính, nhân viên cơ quan nhà nước…

Các đối tượng trên ép nạn nhân thực hiện các chỉ tiêu về số tiền lừa đảo được trong tháng, nếu không hoàn thành sẽ cho vào diện vi phạm hợp đồng và bị phạt với mức phạt từ 1.000 USD/tháng, nếu nạn nhân chống đối sẽ bị đánh đập, không cho ăn uống.

Đa số các nạn nhân bị lôi kéo sang Campuchia làm công việc trên đều không hoàn thành chỉ tiêu theo hợp đồng. Khi nạn nhân muốn trở về Việt Nam các đối tượng yêu cầu liên hệ với gia đình trả tiền bồi thường hợp đồng và tiền phạt vi phạm hợp đồng.

Hải Dương: Khởi tố nữ quái giả danh cán bộ tòa án, luật sư lừa đảo

Bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi làm thủ tục ly hôn, Huệ đã nảy sinh ý định sẽ sử dụng chính thủ đoạn trên để lừa đảo những người khác.

Tối 14/6, Công an tỉnh Hải Dương cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Chí Linh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Huệ (sinh năm 1992, trú tại thôn Tân Thành, xã Trường Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Hai Duong: Khoi to nu quai gia danh can bo toa an, luat su lua dao

Nguyễn Thị Huệ tại cơ quan Công an 

Các chiêu thức lợi dụng dịch COVID -19 để lừa đảo trên Facebook

Thời gian vừa qua cơ quan công an liên tiếp bắt giữ các đối tượng lợi dụng dịch COVID -19 để lừa đảo trên mạng xã hội Facebook.

Lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID-19, nhiều đối tượng đã lên mạng xã hội Facebook để lừa đảo bằng hình thức rao bán các mặt hàng như kit test, thuốc hỗ trợ điều trị COVID-19... 
Lừa bán que test COVID-19 giá rẻ

Chân tướng giám đốc rởm lừa đảo hơn 700 triệu ở Quảng Nam

Tự xưng mình là giám đốc công ty gỗ mỹ nghệ, Phương đã lừa đảo chiếm đoạt của bốn người với số tiền 720 triệu đồng, sau đó trốn vào Phú Yên thì bị bắt giữ.

Chiều nay, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh đã bắt Trịnh Xuân Phương (SN 1978, trú phường An Mỹ, TP Tam Kỳ, Quảng Nam) khi đang lẩn trốn ở Phú Quốc (Kiên Giang). Theo hồ sơ điều tra, Phương tự xưng là Giám đốc công ty TNHH xây dựng gỗ mỹ nghệ Phương Đà. Sau đó, Phương tung tin mình bị các công ty nợ số tiền lên đến hàng tỷ đồng.
Lấy lý do mua hoá đơn, tặng quà lót tay và dùng mượn tiền để mua vật liệu xây dựng giá rẻ bán kiếm lời, Phương đã nhiều lần chiếm đoạt tài sản của nhiều người bị hại.