Nhiều điểm mới trong Quy chế thi học sinh giỏi quốc gia

Tăng tỷ lệ giải của kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, bổ sung Giấy chứng nhận học sinh tham dự kỳ thi... là những điểm mới trong Quy chế thi học sinh giỏi quốc gia.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành Thông tư số 17 ngày 10/10/2023 Quy chế thi học sinh giỏi quốc gia thay thể các Thông tư 56. Theo đó, Quy chế có những điểm mới cơ bản sau:
Về số lượng thí sinh dự thi:Thống nhất cách hiểu và đảm bảo tính thực tế, khả thi của một số nội dung quy định (về số lượng thí sinh của các đội tuyển của các đơn vị (các đơn vị tối đa là 10 thí sinh; riêng TP HCM và Hà Nội 20 thí sinh ); về ra đề thi, chấm thi; về tiêu chuẩn, điều kiện các thành viên tham gia Hội đồng coi thi Kỳ thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế…) tăng cường sự tham gia của các cơ sở giáo dục đại học, sở GD&ĐT trong các khâu tổ chức thi.
Nhieu diem moi trong Quy che thi hoc sinh gioi quoc gia
 Đội tuyển Hoá học, Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên chụp ảnh cùng thầy giáo – TS. Vi Anh Tuấn – trong Lễ khai mạc Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2022-2023. Ảnh: HUS.
Tiếp tục duy trì tổ chức buổi thi thực hành các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học ở Kỳ thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế; đối với Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia thay việc tổ chức buổi thi thực hành trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia bằng việc đề thi các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học có nội dung hỏi yêu cầu thí sinh giải quyết bằng kiến thức liên quan đến kỹ năng thí nghiệm, thực hành.
Tăng tỷ lệ giải của kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia bảo đảm phù hợp với quy định của các Olympic khu vực và quốc tế. Theo đó, có 60% đạt giải từ giải Khuyến khích trở lên (những năm trước là 50%); trong đó, tổng số giải Nhất, Nhì, Ba không vượt quá 60% tổng số giải, số giải Nhất không vượt quá 5% tổng số giải.
Bổ sung Giấy chứng nhận trong kỳ thi: Giấy chứng nhận học sinh tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia trung học phổ thông được cấp cho các thí sinh tham dự kỳ thi nhưng không đoạt giải, điều này giúp các em có được thông tin lưu giữ lâu dài cho cá nhân về tham gia Kỳ thi.
Tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra để thực hiện hiệu quả chức năng quản lý nhà nước của Bộ GD&ĐT đồng thời nâng cao trách nhiệm chuyên môn của các chuyên gia khoa học, giảng viên, nghiên cứu viên các học viện, viện nghiên cứu, các đại học, trường đại học và giáo viên trường THPT tham gia tổ chức thi.
Bổ sung các quy định liên quan đến vận chuyển đề thi để khi cần thiết triển khai vận chuyển đề thi qua hệ thống của Ban Cơ yếu Chính phủ và hình thức thi thi trên máy vi tính kết nối mạng cục bộ/nội đối với môn tin học. Linh hoạt trong quy định địa điểm tổ chức thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế.
>>> Mời quý độc giả xem video: Chàng trai “vàng” Toán học Ngô Quý Đăng, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) chia sẻ về niềm đam mê với Toán học:
 Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.

Cuộc đời phi thường của cậu bé mù trở thành nhà toán học đại tài

Năm 1921, Lev Pontryagin bị mù sau khi bếp lò phát nổ trong lúc đang cố sửa chữa. Những năm sau đó, ông Pontryagin vượt qua nhiều khó khăn để trở thành nhà toán học đại tài của Liên Xô.

Cuoc doi phi thuong cua cau be mu tro thanh nha toan hoc dai tai
Để trở thành nhà toán học nổi tiếng Liên Xô, Lev Pontryagin đã trải qua nhiều gian khó, thử thách. Trong số này, khó khăn lớn nhất mà ông gặp phải trong đời được cho là việc bị mù. 

Anh Hồ Hoàng Liêm: Người “cõng” ước mơ lên núi

“Trước đây, các em cứ nghĩ cuộc sống trên núi là cả thế giới nhưng rồi các em mới biết, thế giới ngoài kia rộng lớn thế nào, và có khát khao bay xa”, anh Hồ Hoàng Liêm chia sẻ về lý do "cõng" ước mơ lên núi.

Nhìn những chiếc đèn Trung thu bừng sáng trong đêm núi rừng tối đen như mực và nụ cười rạng rỡ của các em nhỏ, anh Hồ Hoàng Liêm, Chủ nhiệm CLB Nụ cười hồng Đà Nẵng đã lặng đi xúc động, như gặp lại tuổi thơ của mình.
Anh Ho Hoang Liem: Nguoi “cong” uoc mo len nui
"Rạp chiếu phim" di động trên núi, đã mở ra cho các em nhỏ cái nhìn về thế giới rộng lớn bên ngoài, chắp cảnh ước mơ. Ảnh: NVCC.