Nhiệt điện Hải Phòng lỗ "khủng" 115 tỷ đồng quý 4/2023?

HND lỗ ròng 115 tỷ đồng quý 4/2023, trong khi cùng kỳ lỗ hơn 32 tỷ đồng, là quý lỗ lớn nhất kể từ quý 4/2018.

Theo báo cáo tài chính quý 4/2023, CTCP Nhiệt điện Hải Phòng (HND) ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.620 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, nhờ sản lượng điện thương phẩm tăng 409 triệu kWh.
Do chi phí nhiên liệu tăng, ngoài ra chi phí sửa chữa bảo dưỡng lớn trong tháng 12 khiến công ty kinh doanh dưới giá vốn theo đó HND lỗ gộp gần 66 tỷ đồng.
Trừ các chi phí, HND lỗ ròng 115 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ hơn 32 tỷ đồng. Đây cũng là quý lỗ lớn nhất kể từ quý 4/2018.
Theo giải trình, nguyên nhân chủ yếu là do sửa chữa tổ máy 1 hoàn thành nghiệm thu đưa vào sử dụng trong tháng 12/2023 nên chi phí này cũng được ghi nhận vào báo cáo quý (267 tỷ đồng).
Nhiet dien Hai Phong lo
 
Lũy kế năm 2023, doanh thu thuần đạt hơn 11.442 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2022. Lợi nhuận sau thuế giảm 24% về 418 tỷ và là mức thấp nhất kể từ 2018. Với kết quả này, công ty mới thực hiện được 86% kế hoạch doanh thu và 78% mục tiêu lợi nhuận năm.
Tại ngày cuối năm, lượng tiền mặt, tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp còn 38 tỷ đồng, giảm hơn 577 tỷ đồng so với đầu năm. Ngoài khoản tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn nhất, các khoản phải thu ngắn hạn ở mức gần 2.909 tỷ đồng với hầu hết là phải thu với khách hàng, chiếm 37% trong tổng tài sản (7.819 tỷ).
Tổng dư nợ còn 404 tỷ đồng, hoàn toàn là nợ vay ngắn hạn, giảm mạnh so với con số 1.177 tỷ đầu năm. Năm qua, công ty đã không đi vay thêm và trả nợ gốc vay gần 939 tỷ đồng. Chi phí lãi vay cả năm là 52 tỷ đồng, giảm gần một nửa so với cùng kỳ.
Vốn chủ sở hữu của HND đạt 5.713 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ ở mức 5.000 tỷ đồng và lợi nhuận chưa phân phối gần 218 tỷ.

Loạt DN lỗ khủng “gánh” nợ hàng nghìn tỷ đồng

Trong khi Cty Thủy sản số 4 lỗ ròng hơn 565 tỷ đồng và trở thành "quán quân thua lỗ" trên sàn chứng khoán trong quý I/2023, thì trước đó một số doanh nghiệp khác ghi nhận nợ phải trả gấp trăm lần vốn chủ sở hữu.

Theo thông tin doanh nghiệp công bố định kỳ trên Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp chưa niêm yết đại chúng công bố một số chỉ tiêu tài chính cơ bản trong kỳ kế toán từ 1/1 - 31/12/2022. Đáng chú ý, có nhiều doanh nghiệp ghi nhận vốn chủ sở hữu âm trong khi nợ phải trả hàng nghìn tỷ đồng.
Vốn âm hàng trăm tỷ

Bamboo Airways: Lỗ khủng 17.600 tỷ, mang gần 20.000 tỷ tài sản đi “cho vay”

Các khoản dự phòng phải thu khó đòi đóng góp 12.500 tỷ đồng trên tổng số lỗ hơn 17.600 tỷ đồng năm 2022 của Bamboo Airways.

Trong báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022, Công ty CP hàng không Tre Việt (Bamboo Airwaysghi nhận doanh thu thuần 11.732 tỷ đồng, gấp 3,3 lần so với cùng kỳ. Với đội tàu bay lên đến 29 tàu bay, Bamboo Airways đã thực hiện 51.236 chuyến bay an toàn, vận chuyển hơn 7 triệu lượt hành khách, tăng trưởng từ 100% - trên 200% so với năm 2021.
Dù doanh thu cải thiện tích cực, nhưng Bamboo Airways vẫn chưa thể thoát khỏi tình trạng kinh doanh dưới giá vốn do những khó khăn từ thị trường Đông Bắc Á và xung đột Nga - Ukraine làm giá nhiên liệu bay tăng vọt dẫn tới lỗ gộp 3.209 tỷ đồng. Đặt lên bàn cân so sánh, mức lỗ gộp này còn cao hơn của Vietnam Airlines (lỗ 2.625 tỷ đồng) và Vietjet (lỗ 1.993 tỷ đồng).