Nhật-Mỹ hối thúc TQ tuân thủ phán quyết PCA về Biển Đông

(Kiến Thức) - Nhật-Mỹ  vẫn hối thúc Trung Quốc tuân thủ phán quyết PCA về Biển Đông, ngay cả khi ASEAN né tránh đề cập phán quyết này trong Tuyên bố chung AMM-49.

Trên thực tế, ai cũng nói và chỉ có một mình Tuyên bố chung của AMM-49 là không đề cập đến phán quyết PCA. Phát biểu với các phóng viên ở thủ đô Vietiane của Lào sau một cuộc họp với các đối tác ASEAN, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị bác bỏ phán quyết PCA và cho rằng Trung Quốc và ASEAN có trách nhiệm duy trì hòa bình trong khu vực. Ông Vương Nghị lặp lại lập trường của Bắc Kinh rằng tranh chấp Biển Đông nên được giải quyết giữa các bên liên quan.
Nhat-My hoi thuc TQ tuan thu phan quyet PCA ve Bien Dong
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida trong cuộc họp báo ngày 4/5/2016 ở Vietiane. Ảnh prokerale.com 
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida nói với các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ở Vientiane hôm 25/7 rằng tất cả các bên cần tránh leo thang căng thẳng trong khu vực và nhấn mạnh việc giải quyết các tranh chấp biển một cách hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế. Ông khẳng định phán quyết PCA về vụ kiện Biển Đông có tính “ràng buộc pháp lý đối với tất cả các bên tranh chấp". Ngoại trưởng Kishida cũng đã gặp riêng Bộ trưởng Ngoại giao Philippines, Brunei và các nước ASEAN khác để nhấn mạnh sự cần thiết của việc Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết PCA.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng đã hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị khoảng một tiếng đồng hồ, trong cuộc họp đầu tiên giữa hai quan chức ngoại giao hàng đầu Mỹ-Trung Quốc sau phán quyết PCA.
Nhật Bản và Mỹ trình bày lập trường thống nhất về Biển Đông, lo ngại rằng những tham vọng trên biển của Trung Quốc có thể đe dọa sự ổn định của khu vực. Biển Đông là một tuyến đường biển quan trọng đối với Nhật Bản và việc không ngăn chặn hành động hung hăng bạo ngược của Trung Quốc ở vùng biển chiến lược này tạo điều kiện cho Bắc Kinh có hành động tương tự ở Biển Hoa Đông. Về phần mình, Mỹ cũng muốn duy trì sự cân bằng quân sự hiện có trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Ở thủ đô Vientiane, Ngoại trưởng Nhật Bản Kishida và và Ngoại trưởng Mỹ Kerry cũng đã hội đàm với Ngoại trưởng Australia Julie Bishop. Trong tuyên bố chung, ba vị ngoại trưởng nói trên đã bày tỏ "lo ngại nghiêm trọng về tranh chấp hàng hải ở Biển Đông" và "kêu gọi tất cả các nước để kiềm chế các hành động như hút cát đắp đảo quy mô lớn và xây dựng các tiền đồn cũng như việc sử dụng các tiền đồn này vào mục đích quân sự ”. Ba vị ngoại trưởng Mỹ-Nhật-Australia cũng kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết định của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) về Biển Đông.
Trước sự hối thúc của Nhật Bản và Mỹ, Trung Quốc tìm cách ve vãn, xoa dịu ASEAN. Trong cuộc họp báo ở Vietiane hôm 25/7, Ngoại trưởng Vương Nghị tiết lộ kế hoạch đạt được một số tiến bộ trong sáu tháng đầu của năm 2017 đối với việc tạo ra một khuôn khổ pháp lý cho việc giải quyết các tranh chấp hàng hải trong khu vực.
Nhưng người ta vẫn còn phải chờ xem cái gọi là “một số tiến bộ” mà ông Vương tiết lộ có ý nghĩa như thế nào?

Biển Đông có lợi ích sống còn đối với Ấn Độ

(Kiến Thức) - Mặc dù không phải là một bên tranh chấp lãnh thổ, nhưng Ấn Độ có lợi ích sống còn trong việc duy trì hòa bình ổn định ở Biển Đông.

Ngay sau khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Haye phán quyết rằng yêu sách “quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với Biển Đông không có cơ sở pháp lý, Ấn Độ ra tuyên bố kêu gọi các nước hữu quan giải quyết tranh chấp thông qua biện pháp hòa bình "không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực" và "hết sức tôn trọng" Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) vốn thiết lập trật tự pháp lý toàn cầu ở các vùng biển và đại dương.
Bộ Ngoại giao Ấn Độ tuyên bố: "Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải và hàng không cũng như tự do thương mại, dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, như đã được phản ánh trong UNCLOS".

Chuyên gia Ấn Độ: Phán quyết của PCA vượt cả kỳ vọng

Chuyên gia Ấn Độ khẳng định phán quyết của PCA vượt cả kỳ vọng khi bác bỏ tuyên bố “chủ quyền lịch sử” và yêu sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc.

Trao đổi trong cuộc phỏng vấn với phóng viên TTXVN, nguyên Phó Đô đốc hải quân và cũng là chuyên gia nghiên cứu về các vấn đề quốc tế của Ấn Độ, ông Shekhar Sinha khẳng định phán quyết của Tòa trọng tài Thường trực (PCA) ở La Haye (Hà Lan) liên quan tới vấn đề Biển Đông là một phán quyết đúng và được thực hiện hoàn toàn theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).