Nhật Cường mobile bị khám xét, MBBank có gặp vấn đề với nợ xấu?

(Kiến Thức) - Liên quan đến vụ việc Nhật Cường mobile bị khám xét gây xôn xao dư luận, không ít người đặt câu hỏi liệu MBBank có sớm thu hồi được những khoản nợ liên quan đến công ty này không?

Giữa "lùm xùm" Nhật Cường mobile bị khám xét và phải tạm đóng cửa nhiều cửa hàng để phục vụ công tác điều tra từ ngày 9/5 thì bất ngờ cái tên được báo chí và dư luận nhắc đến nhiều không kém là Ngân hàng MBBank. Bởi, ngân hàng này được biết đến là ngân hàng duy nhất luôn đồng hành cùng Nhật Cường trong quá trình doanh nghiệp này phát triển. Việc vốn điều lệ của Nhật Cường từ 5 tỷ đồng, sau 8 lần tăng đã lên đến 38 tỷ đồng, cũng như việc doanh nghiệp này có thể "ôm trọn" nhiều dự án công nghệ lớn ở Hà Nội cũng được cho là nhờ một phần không nhỏ từ nguồn vốn tín dụng của MBBank.
Nhat Cuong mobile bi kham xet, MBBank co gap van de voi no xau?
 MBBank đã "đồng hành" cùng Nhật Cường mobile trong suốt 8 năm qua. Ảnh: Internet.
Theo thông tin của báo Nhà đầu tư, Nhật Cường và vợ chồng ông Bùi Quang Huy (chủ sở hữu Nhật Cường) đã ký nhiều hợp đồng vay vốn với MBBank, chủ yếu tại Chi nhánh Ba Đình. Theo đó, tài sản đảm bảo là nhiều xe sang như Bentley, LandRover, Lexus hay căn nhà rộng 694 m2 tại 151 Thuỵ Khê, Tây Hồ.
Tháng 10/2017, Nhật Cường liên danh cùng Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Đông Kinh thế chấp quyền đòi nợ từ Hợp đồng kinh tế 01-2016/HĐKT/HAPI-NC-DKC ngày 26/12/2016, về việc thực hiện gói thầu số hóa tài liệu hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội của Sở Kế hoạch và Đầu tư - năm 2016 tại MBBank Ba Đình.
Đến đầu tháng 11/2018, tại MB chi nhánh Ba Đình, vợ chồng ông Huy đã thế chấp 90% vốn điều lệ của Nhật Cường có mệnh giá 34,2 tỷ đồng để vay vốn.
Chính vì mối quan hệ mật thiết này giữa hai doanh nghiệp nên khi Nhật Cường mobile rơi vào tình trạng xấu, không ít người thắc mắc liệu điều này có ảnh hưởng đến tình hình nợ xấu của MBBank?
Để làm rõ hơn vấn đề này, Kiến Thức đã trao đổi nhanh với Tiến sĩ Kinh tế Nguyễn Trí Hiếu. Theo ông Hiếu, nếu ngân hàng không thu hồi nợ được thì chắc chắn sẽ gặp vấn đề về nợ xấu.
Tuy nhiên, nếu khách hàng thiện chí giao tài sản cho ngân hàng trừ nợ là tốt nhất. Trong trường hợp khách hàng không giao tài sản đảm bảo thì ngân hàng sẽ có quyền kiện khách hàng ra tòa theo nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc Hội về việc "thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng".
Theo Tiến sĩ Hiếu, trong trường hợp này phải xem xét giá trị thế chấp của các tài sản, nếu giá trị tài sản đảm bảo cao thì ngân hàng vẫn sẽ thu hồi được nợ. "Tuy nhiên, đối với  việc Nhật Cường Mobile được cho rằng có khoản nợ tại MBBank nếu chưa biết cụ thể hồ sơ về tài sản thế chấp cũng như hồ sơ vay vốn của các đơn vị thì rất khó để đưa ra nhận định cụ thể”, Tiến sĩ Hiếu cho biết.
Nhat Cuong mobile bi kham xet, MBBank co gap van de voi no xau?-Hinh-2
Nếu ngân hàng không thu hồi nợ được thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến vấn đề nợ xấu. Ảnh Tinnhanhchungkhoan.
Thông tin trên Người Đồng Hành, Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank - HoSE: MBB) đã công bố BCTC hợp nhất quý I/2019. 
Cuối tháng 3, tổng tài sản của ngân hàng đạt 383.219 tỷ đồng. Tổng thu nhập hoạt động trong quý 1 của MBBank đạt 5.455 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ.
Tính tại thời điểm ngày 31/3/2019, nhà băng này có khoản nợ xấu là 3.230 tỷ đồng, tăng 13% so với đầu năm. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tăng từ 1,33% lên mức 1,41%.

Trước khi bị khám xét, Nhật Cường mobile vướng lùm xùm gì?

(Kiến Thức) - Trước khi gây xôn xao dư luận vì bị cảnh sát khám xét vào ngày 9/5 và bất ngờ đóng cửa sau đó, Nhật Cường mobile từng bị khách hàng tố dịch vụ sau bán hàng kém. 

Sáng 9/5, một số cửa hàng của Nhật Cường mobile tại Hà Nội bị cảnh sát khám xét. Cùng thời điểm, nhiều cửa hàng khác của Nhật Cường cũng đóng cửa không lý do.

MBBank quan hệ như thế nào với Nhật Cường mobile vừa bị khám xét?

(Kiến Thức) - Nhật Cường mobile mà đại diện là vợ chồng ông chủ Bùi Quang Huy đã ký nhiều hợp đồng vay vốn với MBBank. Tài sản thế chấp là nhiều siêu xe và bất động sản. Điều này phần nào cho thấy mối quan hệ mật thiết của hai doanh nghiệp.

Dư luận gần đây đặc biệt quan tâm đến sự kiện hệ thống Nhật Cường mobile bị cơ quan công an khám xét và đóng cửa loạt showroom vào sáng 9/5/2019. Đến thời điểm này, nhiều cửa hàng Nhật Cường mobile vẫn chưa mở cửa trở lại, khiến nhiều khách hàng không khỏi lo lắng. 
MBBank quan he nhu the nao voi Nhat Cuong mobile vua bi kham xet?
Lực lượng chức năng khám xét cửa hàng Nhật Cường mobile hôm 9/5.
Nhật Cường mobile thuộc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật Nhật Cường, có trụ sở chính tại số 39 - 41 phố Lý Quốc Sư, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội.
Đại diện pháp luật là ông Bùi Quang Huy (sinh năm 1974). Ông Huy giữ chức danh là Tổng Giám đốc Nhật Cường mobile. Ngành nghề kinh doanh chính là Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông.
Năm 2001, vốn điều lệ của Nhật Cường là 5 tỷ đồng, sau 8 lần tăng vốn điều lệ, con số đã lên đến 38 tỷ đồng. Trong số đó, ông Bùi Quang Huy nắm đến 90% vốn. 
Bên cạnh chức vụ tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật Nhật Cường, ông Huy còn là chủ sở hữu, đồng thời là đại diện pháp luật của Công ty TNHH Giải pháp phần mềm Nhật Cường (Nhật Cường Software). Đây cũng được coi là "gà đẻ trứng vàng" của Nhật Cường khi "ôm trọn" nhiều dự án lớn về công nghệ ở Hà Nội như cơ sở dữ liệu dân cư, phần mềm Lưu trú trực tuyến, phần mềm Hộ chiếu Online, giải pháp Dịch vụ công trực tuyến liên thông 3 cấp...
Để có thể trúng thầu những gói dịch vụ "khủng" này, Nhật Cường không thể không có vốn. Vì thế, câu hỏi ai đã "rót' vốn cho công ty này và có quan hệ mật thiết thế nào sau khi Nhật Cường mobile bị khám xét đã được rất nhiều người đặt ra.
 Thông tin trên Nhà đầu tư cho biết, quá trình hoạt động của Nhật Cường luôn có "bóng hình" của MBBank, đặc biệt là dòng vốn tín dụng của nhà băng này. Đồng thời, MBBank cũng là ngân hàng duy nhất luôn đồng hành cùng Nhật Cường.
MBBank quan he nhu the nao voi Nhat Cuong mobile vua bi kham xet?-Hinh-2
 MBBank đã 8 năm đồng hành với Nhật Cường Mobile. Ảnh minh họa.