Nhật cũng mở rộng khu vực phòng không, thách thức Trung Quốc

(Kiến Thức) - Nhật đang tính mở rộng Khu vực Nhận dạng Phòng không của mình, trong bối cảnh họ tranh cãi kịch liệt với Trung Quốc về vấn đề tương tự tại Biển Hoa Đông.

Thông tin này được đăng trên tờ Yomiuri Shimbun. Theo báo này, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng đang cân nhắc về việc triển khai thêm các chiến đấu cơ tại các căn cứ trong khu vực.
Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc vừa công bố Khu vực Nhận dạng Phòng không bao trọn gần như toàn bộ Biển Hoa Đông, bao gồm cả quần đảo tranh chấp giữa 2 nước Điếu Ngư/Senkaku cũng như việc Bắc Kinh điều tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh tới Tây Thái Bình Dương.
Chiến đấu cơ F-15 của Nhật Bản cất cánh từ căn cứ ở Miyazaki
Chiến đấu cơ F-15 của Nhật Bản cất cánh từ căn cứ ở Miyazaki
Trong khi đó, AFP dẫn lời một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nhật cho biết, Tokyo "quyết tâm bảo vệ lãnh thổ của Nhật Bản... nhưng... chúng tôi chưa rơi vào tình huống đòi hỏi phải mở rộng Khu vực Nhận dạng Phòng không của Nhật Bản".
ADIZ của Nhật Bản bao quanh bốn hòn đảo chính và chuỗi đảo Okinawa về phía nam, trong đó có cả các đảo tranh chấp với Trung Quốc được thiết lập vào năm 1969. 
Các hãng hàng không Nhật Bản tuyên bố không tuân thủ yêu sách của Trung Quốc về Khu vực Nhận dạng Phòng không Biển Hoa Đông kể từ hôm nay.
Các hãng hàng không Nhật Bản tuyên bố không tuân thủ yêu sách của Trung Quốc về Khu vực Nhận dạng Phòng không Biển Hoa Đông kể từ hôm nay.
Trong một động thái liên quan, các hãng hàng không Nhật Bản mới cho biết họ đã ngừng chấp hành các quy chế về ADIZ mà Trung Quốc đơn phương áp đặt.
Lập trường đảo ngược này của các hãng hàng không Nhật Bản (trước đó, họ đã chấp hành các quy chế về ADIZ bằng cách trình kế hoạch bay cho Trung Quốc) xuất phát từ áp lực của chính phủ, trong đó, khẳng định tuyên bố của Bắc Kinh về ADIZ là không hợp lệ. Nhiều chính phủ trên thế giới như Mỹ, Australia, Hàn Quốc đã ủng hộ lập trường của Tokyo.
"Sau khi chính phủ Nhật Bản lưu ý, các hãng hàng không tư nhân không cần phải chấp hành yêu sách của Trung Quốc hôm qua, ngành hàng không đã tổ chức họp khẩn và quyết định sẽ không tuân thủ ADIZ của Bắc Kinh nữa”, một phát ngôn viên của Hãng hàng không Japan Airlines tuyên bố với báo giới.
Cũng theo phát ngôn viên này, JAL đã ngừng gửi kế hoạch bay cho phía Trung Quốc bắt đầu từ 0h ngày hôm nay (27/11). Đối thủ của JAL, hãng hàng không All Nippon Airways cũng xác nhận họ đã ngừng chấp hành yêu sách của Trung Quốc về ADIZ.

Mỹ thề ủng hộ Nhật tranh đấu với Trung Quốc

(Kiến Thức) - Mỹ "song kiếm hợp bích" với đồng minh ruột Nhật Bản khi tuyên bố không bao giờ công nhận Khu vực Nhận dạng Phòng không trên Biển Hoa Đông mà Trung Quốc vừa thiết lập.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama mạnh mẽ tuyên bố sẽ bảo vệ Nhật Bản sau khi nhấn mạnh, quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku trên Biển Hoa Đông nằm trong hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật.

Hàng không Nhật “khuất phục” yêu sách của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Nhiều hãng hàng không Nhật và châu Á đồng loạt tuyên bố chấp hành quy chế về Khu vực Nhận dạng Phòng không (ADIZ), bất chấp Tokyo khuyến cáo bỏ qua nó.

Hãng hàng không All Nippon Airways (ANA) xác nhận, họ đã trình kế hoạch bay của tất cả các phi cơ di chuyển qua khu vực này tới chính quyền Trung Quốc kể từ hôm 24/11. Hãng hàng không giá rẻ Peach Aviation, liên kết với ANA cũng cho biết, họ sẽ bắt đầu tiến hành các bước tương tự như vậy kể từ hôm nay.
Tuyên bố tuân thủ yêu sách của Trung Quốc tại ADIZ sớm nhất là hãng hàng không Japan Airlines.
"Chúng tôi đã thực hiện các biện pháp phù hợp với quy định quốc tế. An toàn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Chúng ta phải loại bỏ mọi nguy cơ và tránh kịch bản xấu nhất", một phát ngôn viên của ANA cho hay.
Tương tự, phát ngôn viên hãng Peach Aviation khẳng định: "Chúng tôi sẽ gửi các kế hoạch bay tới chính quyền Trung Quốc kể từ bây giờ".
Nhiều hãng hàng không Nhật Bản tuyên bố tuân thủ quy chế ADIZ của Trung Quốc.
Nhiều hãng hàng không Nhật Bản tuyên bố tuân thủ quy chế ADIZ của Trung Quốc.
Sự “khuất phục” của các hãng hàng không Nhật Bản diễn ra bất chấp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải nước này, Akihiro Ota nhấn mạnh ADIZ "không có bất cứ giá trị hay ý nghĩa" nào và kêu gọi các hãng hàng không không cần đếm xỉa đến nó.
Không riêng gì các hãng hàng không Nhật Bản, các hãng bay châu Á cũng rục rịch gửi kế hoạch cho Trung Quốc trước khi vào không phận ADIZ.
Các quan chức hàng không dân dụng Hong Kong và Đài Loan cho biết, phi cơ của họ bay vào khu vực đều chấp hành quy chế về ADIZ của Trung Quốc bằng cách gửi kế hoạch bay cho cơ quan hàng không nước này. Tương tự, một quan chức Bộ giao thông vận tải ở Seoul cũng khẳng định, máy bay của Hàn Quốc cũng sẽ tiến hành các bước tương tự.
Trong khi đó, hãng hàng không Singapore Airlines và Hãng hàng không của Australia, Qantas Airways cho biết, sẽ tiếp tục gửi kế hoạch bay qua khu vực tới giới chức trách Trung Quốc..
Những động thái này được xem như sự thừa nhận thẩm quyền của Bắc Kinh đối với ADIZ – khu vực rộng bằng 2/3 kích thước Vương quốc Anh, bao trọn gần như toàn bộ Biển Hoa Đông, trong đó có quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku.
Theo quy định của Trung Quốc, bất cứ phi cơ nào muốn bay vào ADIZ đều phải cung cấp lai lịch, kế hoạch bay và duy trì liên lạc vô tuyến hai chiều cho phép "đáp ứng một cách kịp thời và chính xác" mọi yêu cầu từ chính quyền Bắc Kinh.